Lời nói vần của người Ê Đê ở Đắk Lắk trở thành di sản phi vật thể quốc gia

Phan Tuấn |

Trong kho tàng văn hóa dân gian, lời nói vần của người Ê Đê ở huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) là một thể loại văn học đầy chất trữ tình. Hiện nay, nét đặc trưng văn hóa này của người Ê Đê đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội văn hóa dân gian và truyền thống ẩm thực của người Ê Đê. Ảnh: Phan Tuấn
Lễ hội văn hóa dân gian và ẩm thực truyền thống của người Ê Đê. Ảnh: Phan Tuấn

Lời nói vần, tiếng Ê Đê gọi là “Klei duê”. Trong đó, “Klei” có nghĩa là lời nói, “Duê” có nghĩa là nối kết. Klei duê là lời nói có sự nối kết với nhau bằng các âm tiết cùng vần hoặc bằng từ có các âm tiết tương đồng.

Trước kia, lời nói vần xuất hiện khá phổ biến trong đời sống và sinh hoạt văn hóa của người Ê Đê. Lời nói vần với những câu chữ ngắn dài được nối kết với nhau một cách hợp lý bằng vần điệu khá nhuần nhuyễn và sinh động. Chính điều này sẽ giúp cho người nghe có thể tiếp thu nhanh chóng và nhớ lâu.

Trong đời sống của người Ê Đê, loại hình này có mặt trong tất cả thể loại văn học dân gian như: Truyện cổ tích (klei đưm), lời khấn thần (riu yang), câu đố (klei mđăo), khan, kứt, eirei.

Lời nói vần không bắt buộc không gian diễn xướng, có thể sử dụng trong lúc nghỉ ngơi sau giờ làm nương rẫy, khi đi lấy nước, khi bên ché rượu cần và khi anh em, bạn bè gặp gỡ tâm tình, cũng như lúc người già răn dạy con cháu...

Người Ê Đê chế biến các món ăn truyền thống. Ảnh: Phan Tuấn
Người Ê Đê chế biến các món ăn truyền thống. Ảnh: Phan Tuấn

Đặc biệt, phần lớn lời nói vần của người Ê Đê là những lời tâm tình của trai gái yêu nhau.

Chất liệu để tạo ra lời nói vần về tình yêu nam nữ gắn liền với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống thường ngày của họ như: Quả dưa, chiếc gùi, dòng suối chảy...  Đơn cử như câu nói: “Một trái dưa cũng chẳng quên nhau/ Một cái bắp cũng dành cho nhau”.

Có thể thấy, trong cuộc sống của người Ê Đê, lĩnh vực nào cần có kinh nghiệm thì ở đó có lời nói vần. Đó không chỉ là những kinh nghiệm quan sát được mà còn có cả những kinh nghiệm được nhìn nhận, suy ngẫm từ các giác quan bên trong của con người, hết sức tinh tế và nhạy cảm.

Những người am hiểu văn hóa của người Ê Đê cho biết, lời nói vần của người Ê Đê phản ánh khá đầy đủ những đức tính của người dân lao động như cần cù, kiên trì, lạc quan, thẩm mỹ, tình yêu thương, ý thức đề cao về cái đẹp tâm hồn, danh dự, lòng chung thủy…

Lễ hội văn hóa, ẩm thực của người Ê Đê. Ảnh: Phan Tuấn
Lễ hội văn hóa, ẩm thực của người Ê Đê. Ảnh: Phan Tuấn

Lời nói vần của người Ê Đê là lời ăn tiếng nói kết tinh nhiều trí tuệ được đúc kết và truyền đạt từ đời này sang đời khác. Chính lời nói vần đã góp phần làm phong phú, sinh động, tô đậm thêm bản sắc văn hóa của người Ê Đê.

Người diễn xướng Klei duê tùy vào tâm trạng, câu chuyện, hoàn cảnh mà biến tấu, sáng tạo thành những vần, điệu để người nghe dễ hiểu, dễ nhớ.

Hiện nay, ngữ văn dân gian lời nói vần của người Ê Đê, ở huyện CưM’gar, tỉnh Đắk Lắk được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo ông Y Wen Hwing, Phó Chủ tịch UBND huyện Cư M'gar, sự kiện lời nói vần của người Ê Đê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ góp phần chuyển hóa về mặt nhận thức của cộng đồng đối với di sản văn hóa phi vật thể. Qua đó, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân.

Bên cạnh đó, việc lời nói vần được công nhận văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ thu hút, huy động mọi nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch của tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Cư M’gar nói riêng.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Người phụ nữ Ê Đê làm sống lại nghề dệt thổ cẩm của dân tộc

Phan Tuấn |

Chị H’Ler Êban, ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) không chỉ giúp cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê sống lại mà còn đưa sản phẩm văn hóa truyền thống của dân tộc đến tay người tiêu dùng khắp bốn phương.

Người phụ nữ Ê đê khuyết tật kiên trì giữ lửa nghề truyền thống

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk -  Dù một chân bị khuyết tật từ nhỏ, khó khăn khi đi lại nhưng người phụ nữ Ê Đê - H’Yar Kbuôr ở buôn Kla , xã Dray Sáp (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) lại may mắn được trời phú cho đôi tay khéo léo và nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Để từ đó, chị đã nỗ lực theo đuổi nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào mình, tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng.

Đặc sắc lễ cúng mừng sức khỏe của người Ê Đê trên đại ngàn Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Người Ê Đê ở Tây Nguyên được biết đến là dân tộc giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Trong đó, lễ chúc mừng sức khỏe là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Việc này nhằm thể hiện sự tôn kính, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Họ cầu mong các đấng thần linh, ông bà tổ tiên che chở, phù hộ cho con cháu, người trong gia đình được khỏe mạnh, phát triển thành đạt.

Nghệ nhân người Ê Đê kể chuyện buôn làng qua các bức tượng gỗ

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Mỗi bức tượng do nghệ nhân Y Thái Êban (SN 1970, ở thành phố Buôn Ma Thuột) tạo ra đều ẩn chứa những câu chuyện sinh động về đời sống văn hóa, tinh thần của bà con dân tộc Ê Đê.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Tuyển thủ Việt Nam dự Olympic 2024 đang nhận lương thế nào?

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đã có 11 tuyển thủ giành suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024. Lương, thu nhập của các gương mặt trọng điểm cũng là vấn đề nhận nhiều sự quan tâm.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Người phụ nữ Ê Đê làm sống lại nghề dệt thổ cẩm của dân tộc

Phan Tuấn |

Chị H’Ler Êban, ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) không chỉ giúp cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê sống lại mà còn đưa sản phẩm văn hóa truyền thống của dân tộc đến tay người tiêu dùng khắp bốn phương.

Người phụ nữ Ê đê khuyết tật kiên trì giữ lửa nghề truyền thống

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk -  Dù một chân bị khuyết tật từ nhỏ, khó khăn khi đi lại nhưng người phụ nữ Ê Đê - H’Yar Kbuôr ở buôn Kla , xã Dray Sáp (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) lại may mắn được trời phú cho đôi tay khéo léo và nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Để từ đó, chị đã nỗ lực theo đuổi nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào mình, tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng.

Đặc sắc lễ cúng mừng sức khỏe của người Ê Đê trên đại ngàn Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Người Ê Đê ở Tây Nguyên được biết đến là dân tộc giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Trong đó, lễ chúc mừng sức khỏe là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Việc này nhằm thể hiện sự tôn kính, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Họ cầu mong các đấng thần linh, ông bà tổ tiên che chở, phù hộ cho con cháu, người trong gia đình được khỏe mạnh, phát triển thành đạt.

Nghệ nhân người Ê Đê kể chuyện buôn làng qua các bức tượng gỗ

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Mỗi bức tượng do nghệ nhân Y Thái Êban (SN 1970, ở thành phố Buôn Ma Thuột) tạo ra đều ẩn chứa những câu chuyện sinh động về đời sống văn hóa, tinh thần của bà con dân tộc Ê Đê.