Trung Quốc mở cửa: Mua đồ xa xỉ ở Paris hay Hải Nam?

Song Minh |

Việc chấm dứt hạn chế đi lại của Trung Quốc trong tháng này dự kiến khôi phục lại nguồn cầu trên thị trường bán lẻ hàng xa xỉ toàn cầu. Thị trường này vốn thiếu du khách đại lục trong 3 năm, nhưng nhiều người tiêu dùng Trung Quốc giờ đây thấy có nhiều lý do hơn để mua sắm hàng cao cấp ở trong nước.

Mua hàng xa xỉ ở nước ngoài

Giá cổ phiếu của các thương hiệu xa xỉ toàn cầu đã tăng vọt vào tuần trước sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ nới lỏng các hạn chế đi lại từ ngày 8.1, cho phép du khách Trung Quốc một lần nữa đổ xô đến các trung tâm mua sắm toàn cầu từ Paris đến Tokyo.

Tuy nhiên, các nhà phân tích và các thương hiệu xa xỉ cảnh báo rằng họ khó có thể thấy lượng khách du lịch Trung Quốc quay trở lại ngay lập tức như trước đại dịch do các hãng hàng không vẫn chưa hoạt động trở lại hoàn toàn và giá hàng xa xỉ ở trong nước đang giảm. Điều quan trọng không kém là các thương hiệu xa xỉ lớn đang đầu tư nhiều hơn vào trải nghiệm mua sắm ở Trung Quốc.

Mao, một người mua sắm ở Thượng Hải cho biết, đã đến các cửa hàng trên khắp thế giới trong nhiều năm, nhưng giờ cô tin rằng dịch vụ tốt nhất là ở Trung Quốc.

“Khi tôi đến Paris, tôi không thể nhờ những người bán hàng ở Paris giữ giùm tôi một chiếc túi, nhưng bây giờ ở đây chúng tôi có thể” - Reuters dẫn lời Mao nói.

Trước khi đại dịch đóng cửa biên giới vào đầu năm 2020, người tiêu dùng Trung Quốc đã mua 70% hàng xa xỉ ở nước ngoài.

Theo Bain & Co, dưới tác động của đại dịch, doanh số bán hàng xa xỉ trong nước của Trung Quốc đã bùng nổ, tăng gấp đôi lên 471 tỉ nhân dân tệ (68,25 tỉ USD) từ năm 2019 đến năm 2021. Mặc dù vậy, thị phần của người tiêu dùng Trung Quốc trên thị trường toàn cầu đã giảm xuống 21% vào năm 2021 từ 25% năm 2019.

"Sẽ không quay trở lại mức mua sắm 70% hàng xa xỉ ở nước ngoài" - Jonathan Yan, giám đốc công ty tư vấn Roland Berger ở Thượng Hải - cho biết. "Nhưng tôi chắc chắn rằng vẫn sẽ có một phần chi tiêu xa xỉ ở các quốc gia khác, bởi vì mọi người thích mua sắm khi đi du lịch. Tôi dự đoán con số 50-50".

Nhiều công ty xa xỉ như LVMH Louis Vuitton và Coach-parent Tapestry đã tăng gấp đôi số lượng cửa hàng ở Trung Quốc trong ba năm qua, mở các cửa hàng hàng mới và tổ chức các buổi trình diễn thời trang lớn để tiếp cận những người tiêu dùng không thể ra nước ngoài.

Điều này đã giúp nhân viên địa phương xây dựng mối quan hệ với các khách hàng VIP của Trung Quốc, những người trước đây thích mua sắm ở nước ngoài.

Nghiên cứu do công ty tư vấn Oliver Wyman có trụ sở tại Hong Kong thực hiện cho thấy, 70% người tiêu dùng xa xỉ của Trung Quốc đã sử dụng trợ lý bán hàng để hỗ trợ mua hàng trong khi 40% trao đổi với nhân viên bán hàng ít nhất một lần mỗi tuần.

Gian hàng Pháp tại Hội chợ triển lãm sản phẩm tiêu dùng quốc tế Trung Quốc lần thứ 2 ở Hải Nam. Ảnh: Xinhua
Gian hàng Pháp tại Hội chợ triển lãm sản phẩm tiêu dùng quốc tế Trung Quốc lần thứ 2 ở Hải Nam, tháng 7.2022. Ảnh: Xinhua

Điểm đến thay thế

Hạn chế đi lại quốc tế và chính sách trong nước để thúc đẩy chi tiêu cũng khiến nhiều người tiêu dùng đến đảo Hải Nam miễn thuế của Trung Quốc như một điểm đến mua sắm hàng xa xỉ.

Năm 2021, Hải Nam chiếm 13% chi tiêu cho mặt hàng xa xỉ trong nước của Trung Quốc so với 6% trước đại dịch. Các quy định về thuế sẽ tiếp tục được nới lỏng. Đến năm 2025, các thương hiệu xa xỉ sẽ có thể vận hành các cửa hàng miễn thuế riêng, thay vì dựa vào quan hệ với đối tác địa phương như China Duty Free Group.

Hải Nam dự kiến sẽ tiếp tục là điểm đến ưa thích vì chỉ 13% công dân Trung Quốc có hộ chiếu, khiến một điểm đến nội địa miễn thuế trở nên vô cùng hấp dẫn.

Mua sắm miễn thuế ở Hải Nam, cũng như các động thái giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xa xỉ của Bắc Kinh trong năm 2018 và 2019, đã làm giảm nhu cầu mua sắm ở nước ngoài của một nhóm người quan tâm đến giá cả, với túi xách hiện đắt hơn khoảng 10-20% ở Trung Quốc, so với 50-60% trước đây.

Với giá 14.400 nhân dân tệ (2.090 USD), chiếc túi cỡ trung Neverfull của Louis Vuitton ở Thượng Hải chỉ đắt hơn 18% so với ở Paris, nếu khách du lịch yêu cầu hoàn lại 12% VAT.

Luca Solca - nhà phân tích nghiên cứu cao cấp tại Bernstein - cho biết các thương hiệu sẽ tiếp tục làm việc để thu hẹp chênh lệch giá xuyên biên giới, mặc dù những nỗ lực này sẽ phức tạp hơn do sự mất giá của nhân dân tệ so với đồng USD.

Theo ông, sẽ mất một thời gian để người Trung Quốc quay trở lại Châu Âu, nơi giá cả thấp hơn. Ông cũng dự báo xu hướng du lịch đường dài sẽ quay trở lại vào năm 2024.

Các lượt tìm kiếm và đặt chỗ cho các chuyến du lịch quốc tế kể từ khi có thông báo dỡ bỏ kiểm dịch đã ưu tiên các điểm đến quốc tế ngắn ngày, trong đó Hàn Quốc và Nhật Bản đứng đầu các lượt tìm kiếm.

Tuy nhiên, đối với nhiều người, các mặt hàng xa xỉ được cung cấp rộng rãi hơn ở nước ngoài kết hợp với các khoản tiết kiệm có nghĩa là các kỳ nghỉ mua sắm chắc chắn đã trở lại - một tin tốt cho các nhà bán lẻ ở Paris.

Lucy Lu, 31 tuổi, làm việc trong ngành thời trang ở Thượng Hải, đã lên kế hoạch cho chuyến du lịch của mình.

"Chiếc nhẫn Bvlgari mà bạn tôi muốn rẻ hơn 20% ở Dubai và một người bạn khác của tôi đã đưa cho tôi danh sách các mặt hàng trang điểm. Một số sản phẩm thường hết hàng ở Trung Quốc, trong khi dễ mua ở nước ngoài" - Lu nói.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Đài Loan (Trung Quốc) lì xì Tết gần 200 USD mỗi người

Ngọc Vân |

Lãnh đạo cơ quan hành pháp Đài Loan (Trung Quốc) thông báo kế hoạch phát lì xì Tết cho toàn dân, mỗi người gần 200 USD.

Dự báo làn sóng du lịch đột biến khi Trung Quốc mở cửa

Song Minh |

Ngành hàng không Trung Quốc được yêu cầu chuẩn bị cho sự gia tăng du lịch đột biến sau khi nước này mở cửa trở lại.

Đích đến mới nổi cho nhà giàu Trung Quốc di cư

Thanh Hà |

Ngày càng có nhiều người Trung Quốc giàu có đến Nhật Bản sinh sống, theo những nhà môi giới bất động sản và cộng đồng người Hoa sở tại.

Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á xin giảm nhẹ hình phạt cho cấp dưới

Phương Ngân |

TPHCM - Trong ngày xét xử thứ 3, ngày 16.3, bị cáo Trần Phương Bình  - cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á - DAB, nói lời sau cùng, xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các cấp dưới.

Xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch ở TPHCM gặp khó khăn

MINH QUÂN |

TPHCM đặt mục tiêu phát triển xe buýt sử dụng điện, nhiên liệu sạch để dần thay thế cho xe buýt chạy bằng xăng, dầu. Tuy nhiên, hàng loạt khó khăn về trạm cung cấp nhiên liệu, trạm sạc, đơn giá,... khiến kế hoạch phủ xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch của TPHCM gặp khó.

Quảng Trị: Đất giảm giá 50% vẫn không có người mua

HƯNG THƠ |

Năm 2023, tỉnh Quảng Trị được giao nhiệm vụ thu ngân sách thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là 800 tỉ đồng. Dù đã tổ chức một số phiên đấu giá, nhưng gần hết quý I, cả tỉnh chỉ mới thu được vài chục tỉ đồng.

Công ty Haprosimex đã bị khởi kiện ra toà vì nợ BHXH của người lao động

NHÓM PV |

Chiều 15.3, Báo Lao Động tổ chức toạ đàm với chủ đề “Người lao động khốn khổ vì doanh nghiệp nợ BHXH”. Tham dự toạ đàm có bà Nguyễn Thị Huyền - Quản đốc Phân xưởng may - Nhà máy Dệt kim Haprosimex thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Cty Haprosimex), đại diện tập thể người lao động bị nợ lương, nợ BHXH và bà Đàm Thị Hoà - Phó Giám đốc BHXH TP.Hà Nội.

Nghệ sĩ nhân dân Thụy Vân của Vĩ tuyến 17 ngày và đêm qua đời vì ung thư

ĐÔNG DU |

Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Thụy Vân - người nổi tiếng với loạt phim như "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Nổi gió", qua đời vì bệnh ung thư, hưởng thọ 84 tuổi.

Đài Loan (Trung Quốc) lì xì Tết gần 200 USD mỗi người

Ngọc Vân |

Lãnh đạo cơ quan hành pháp Đài Loan (Trung Quốc) thông báo kế hoạch phát lì xì Tết cho toàn dân, mỗi người gần 200 USD.

Dự báo làn sóng du lịch đột biến khi Trung Quốc mở cửa

Song Minh |

Ngành hàng không Trung Quốc được yêu cầu chuẩn bị cho sự gia tăng du lịch đột biến sau khi nước này mở cửa trở lại.

Đích đến mới nổi cho nhà giàu Trung Quốc di cư

Thanh Hà |

Ngày càng có nhiều người Trung Quốc giàu có đến Nhật Bản sinh sống, theo những nhà môi giới bất động sản và cộng đồng người Hoa sở tại.