Trà đạo Nhật Bản trong mắt người phương Tây

Thảo Phương |

Đối với du khách quốc tế, nghi thức trong trà đạo của người Nhật Bản tuy phức tạp nhưng lại ẩn chứa nhiều bài học quý giá.

Nhà sư là những người đầu tiên khởi xướng văn hoá trà đạo tại Nhật Bản, họ sử dụng trà với mục đích hỗ trợ việc thiền định và trong các nghi lễ tôn giáo khác nhau.

Thời trung cổ, những người có hiểu biết sâu sắc về trà đạo và những món đồ văn hóa là tầng lớp binh sĩ, nhưng cuối cùng trà đã thu hút tầng lớp thương nhân.

Điều này dẫn đến sự phát triển của trà chanoyu - một nghệ thuật nghi lễ lấy cảm hứng từ Thiền tông để chuẩn bị và trình bày trà xanh dạng bột matcha.

Theo tác giả Peter MacMillan - người đã có thời gian dài làm việc tại Nhật Bản - những cuộc triển lãm gần đây về trà đạo tại Kyoto khiến nhiều người phải suy ngẫm về lịch sử, văn hóa và sự phù hợp của nó trong thế giới hiện đại

“Ngày nay có rất nhiều trường phái về trà đạo, nhưng tất cả đều phục vụ trà một cách khác biệt so với trà chiều dùng kèm món tráng miệng trong các khách sạn phương Tây” - Peter MacMillan chia sẻ.

 
Mỗi bữa tiệc trà chỉ diễn ra một lần trong đời bởi những thứ xung quanh trong khi dùng trà luôn thay đổi. Ảnh: Xinhua

Các bậc thầy về trà sử dụng cụm từ “ichigo ichie” để chỉ bữa tiệc trà đạo chỉ có “một lần trong đời”.

Điều này mang ý nghĩa rằng sự kết hợp giữa khách, đồ vật xung quanh và hoa, không bao giờ có thể được lặp lại theo cùng một cách.

Trà chiều tại phương Tây sử dụng cùng một loại bạc hoặc đồ sành sứ và phục vụ kèm theo các món cổ điển như bánh mì kẹp dưa chuột với lớp vỏ được cắt ra mang hương vị giống hệt nhau.

Tuy vậy, nhiều thực khách vẫn cảm thấy thoải mái khi trà chiều có chung một cách trình bày và hương vị. Điều đó tuỳ thuộc vào sự chia sẻ sở thích chung và xác nhận các giá trị được chia sẻ.

Tuy nhiên, trong trà đạo, người Nhật thích tạo ra một khung cảnh mới cho mỗi dịp và mang đến sự kết hợp thẩm mỹ giữa các dụng cụ để chạm vào tinh thần của khách quý.

Việc sắp xếp các đồ dùng (toriawase) liên quan đến nghi thức bao gồm: Một bức tranh cuộn treo trên tường mang câu thiền ngữ hoặc một bài thơ; bát trà, đồ đựng trà, nước, dụng cụ đánh, muỗng trà, bánh và hoa đều không thể thiếu.

 
Mỗi một nghi thức trong trà đạo lại mang ý nghĩa sâu sắc khác nhau về con người, thiên nhiên. Ảnh: Xinhua

Hoa và bánh trong trà đạo luôn phản ánh một số đặc điểm của thời tiết, ví dụ, hoa cúc dại đại diện cho mùa thu với những chiếc bánh có hình lá phong.

Bên cạnh đó, giữa các đồ dùng thường có mối liên hệ với nhau, chẳng hạn, vào mùa đông, bài thơ có thể nói về tuyết và bình trà mang tên là “Tuyết đầu mùa”.

Không giống như phòng khách phương Tây, phòng trà Nhật Bản không có đồ trang trí cố định. Thay vào đó, chủ nhà sẽ tạo ra một thế giới mới trong những không gian trống vào mỗi dịp thưởng trà.

Những khía cạnh của nghi lễ trà đạo thể hiện lòng hiếu khách; cách kết hợp các yếu tố theo mùa và suy nghĩ về mục tiêu lay động tinh thần của mỗi người thưởng trà.

Ở các nước phương Tây, chúng ta có xu hướng suy nghĩ về những món đồ quý giá như một thứ để ngắm nhìn hơn là sử dụng.

Tuy nhiên, trong trà đạo, mục tiêu của việc sử dụng các dụng cụ là giao tiếp từ trái tim đến trái tim, trau dồi khả năng cảm thụ thẩm mỹ, làm phong phú tinh thần, suy ngẫm và thưởng thức cái đẹp trong cuộc sống hằng ngày.

 
Trà đạo Nhật Bản khác hoàn toàn so với trà chiều phương Tây. Ảnh: AFP

“Tôi không bao giờ quên món bánh mì kẹp dưa chuột thơm ngon mà mẹ tôi thường chuẩn bị cho bữa trà chiều. Nhưng nghi lễ trà đạo của Nhật Bản có thể truyền cảm hứng cho chúng ta nghĩ đến những cách giải trí mới, đồng thời mang đến một tư tưởng tâm linh cho trà đạo”, tác giả Peter MacMillan chia sẻ.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

Vì sao củ cải muối Hà Giang xuất khẩu thành công vào thị trường Nhật Bản?

Nguyễn Tùng - Nguyễn Hoàn |

Hà Giang - Sau hạt tam giác mạch thì củ cải muối của Hà Giang đã thành công trong việc xuất khẩu vào Nhật Bản. Đây vốn được xem là thị trường khó tính với những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất.

Chính sách mới khiến Nhật Bản khó kiểm soát lợi suất

Thảo Phương |

Chính sách mới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) phản tác dụng khiến nước này gặp áp lực phải tiếp tục thay đổi chính sách.

Nhật Bản dẫn đầu thế giới về phụ nữ trung niên không có con

Thanh Hà |

Khó kết hôn là trở ngại chính dẫn tới việc những người phụ nữ trung niên ở Nhật Bản không có con, theo nghiên cứu mới.

Làm gì để giữ chân du khách hạng sang chi 4-7 triệu/ngày ở Việt Nam?

Phạm Đông |

Nhóm du khách hạng sang thường chi 200-300 USD/ngày (4-7 triệu/ngày), cao gấp 2 - 3 lần so với khách quốc tế đến Việt Nam. Thậm chí những thị trường trọng điểm, khách có thể ở đến 15 ngày, chi tiêu khoảng 1.100-2.000 USD/chuyến đi.

Từ ngày 18.3, đăng kiểm có thêm 30 kiểm định viên Bộ Quốc phòng hỗ trợ

HỮU CHÁNH |

Từ ngày 18.3, ngành Đăng kiểm sẽ có thêm 30 cán bộ, chiến sĩ Bộ Quốc phòng hỗ trợ kiểm định xe cơ giới.

Đề nghị xử lý tình trạng yêu cầu người dân làm giấy xác nhận cư trú

PHẠM ĐÔNG |

Theo Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, tình trạng yêu cầu người dân xuất trình các loại giấy tờ chứng minh thông tin về nơi cư trú… vẫn còn, và vấn đề này cần sớm được giải quyết.

Rà soát 18 công ty liên quan đến đường dây mua bán hóa đơn nghìn tỉ

Mai Chi |

Cục Thuế TP.Hải Phòng vừa có văn bản hỏa tốc, yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng hoá đơn GTGT của 18 doanh nghiệp “ma” do Trương Xuân Đước - “trùm” hoá đơn mới bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh bắt giam, khởi tố.

Bệnh viện Việt Đức mổ phiên trở lại sau 2 tuần tạm dừng do thiếu hóa chất

Thùy Linh |

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã mổ phiên trở lại sau 2 tuần phải tạm dừng mổ phiên, chỉ mổ cấp cứu do thiếu hóa chất, vật tư y tế.

Vì sao củ cải muối Hà Giang xuất khẩu thành công vào thị trường Nhật Bản?

Nguyễn Tùng - Nguyễn Hoàn |

Hà Giang - Sau hạt tam giác mạch thì củ cải muối của Hà Giang đã thành công trong việc xuất khẩu vào Nhật Bản. Đây vốn được xem là thị trường khó tính với những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất.

Chính sách mới khiến Nhật Bản khó kiểm soát lợi suất

Thảo Phương |

Chính sách mới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) phản tác dụng khiến nước này gặp áp lực phải tiếp tục thay đổi chính sách.

Nhật Bản dẫn đầu thế giới về phụ nữ trung niên không có con

Thanh Hà |

Khó kết hôn là trở ngại chính dẫn tới việc những người phụ nữ trung niên ở Nhật Bản không có con, theo nghiên cứu mới.