Chính sách mới khiến Nhật Bản khó kiểm soát lợi suất

Thảo Phương |

Chính sách mới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) phản tác dụng khiến nước này gặp áp lực phải tiếp tục thay đổi chính sách.

Trong khi những quốc gia khác đang tích cực thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm ngăn chặn lạm phát tăng cao, Ngân hàng  Trung ương Nhật Bản (BOJ) vẫn tiếp tục thúc đẩy quá trình tăng mức giá chung ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, ngay cả khi lạm phát đã vượt quá mục tiêu của ngân hàng.

Trước thực trạng nhiều nhà đầu tư đẩy lợi suất trái phiếu của chính phủ Nhật Bản lên cao, BOJ đã thử nghiệm chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC).

Tháng trước, Ngân hàng trung ương nước này tác động mạnh đến thị trường khi tăng trần lãi suất 10 năm từ 0,25% lên 0,5%, tức gấp đôi biên độ cho phép.

 
BOJ thử nghiệm chính sách kiểm soát đường cong lợi suất những kém hiệu quả. Ảnh: Xinhua

“Nếu chức năng thị trường trái phiếu tiếp tục xấu đi trước cuộc họp chính sách của BOJ, khả năng kết thúc YCC có thể tăng cao”, Naomi Muguruma, nhà quan sát kỳ cựu của BOJ thông tin.

Nhiều nhà hoạch định chính sách hy vọng BOJ có thể lên chiến lược tháo dỡ YCC một cách có trật tự và chỉ kích hoạt khi tiền lương tăng đủ để giữ lạm phát bền vững xung quanh mục tiêu 2% của ngân hàng.

Sự điều chỉnh của BOJ đã mở ra vô số kỳ vọng rằng một sự thay đổi lớn sắp xảy ra. Tuy nhiên, ngày 13.1, những người bán trái phiếu đã phá vỡ giới hạn lãi suất 0,5%, buộc BOJ phải mua trái phiếu khẩn cấp để hạ lãi suất.

Ngày 16.1 BOJ tiếp tục thể hiện quyết tâm bảo vệ giới hạn lãi suất khi công bố kế hoạch tiến hành mua thêm trái phiếu khẩn cấp.

 
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản liên tục đưa ra kế hoạch mua thêm trái phiếu. Ảnh: Xinhua

Các nhà hoạch định đang bước vào giai đoạn ngừng thảo luận về chính sách. Họ nhận định rằng kế hoạch của BOJ đang thất bại. Trước thực trạng giá hàng hóa toàn cầu giảm, nhiều nhà phân tích tư nhân đồng ý rằng rằng lạm phát sẽ chậm lại so với mục tiêu của BOJ trong năm nay, song thị trường có thể sẽ không tin lãi suất sẽ vẫn ở mức thấp.

Các nhà đầu tư đang định giá về một sự thay đổi trong tuần này bằng cách đặt cược BOJ sẽ nâng mức cao nhất của dải mục tiêu 10 năm lên 0,75%. BOJ đang bị ràng buộc bởi điều chỉnh chính sách nhiều lần có thể đốt cháy kỳ vọng của thị trường về việc tăng lãi suất trong thời gian ngắn.

Việc nâng cao mục tiêu tăng lãi suất sẽ ngược lại với quy luật tăng trưởng tiền lương mạnh phải đi kèm với lạm phát gia tăng. Nhiều thay đổi sẽ phụ thuộc vào cuộc họp diễn ra trong tuần này, liệu hội đồng quản trị có nhận ra sự méo mó nghiêm trọng của thị trường để đưa ra hành động bổ sung?

Một điểm tương đồng khó chịu đối với BOJ là Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) cũng từng đánh giá thấp rủi ro lạm phát và sau đó đột ngột từ bỏ mục tiêu lợi suất ba năm vào tháng 11.2021, một giai đoạn mà họ thừa nhận là “không có trật tự”.

Tuy nhiên, Thống đốc BOJ, ông Haruhiko Kuroda khẳng định, BOJ sẽ không rơi vào trường hợp của RBA vì Ngân hàng Nhật Bản nhắm mục tiêu lợi suất 10 năm, vốn ít bị ảnh hưởng bởi những thay đổi thị trường về các lãi suất trong tương lai.

 
Thống đốc BOJ khẳng định Ngân hàng Trung ương sẽ không rơi vào khủng hoảng giống RBA. Ảnh: TTXVN

Kỳ vọng của thị trường về việc tăng lãi suất sớm đã thúc đẩy lợi suất trái phiếu Nhật Bản tăng mạnh với kỳ hạn 8 năm khoảng 0,6% và 0,7% trong 9 năm, cao hơn mục tiêu 10 năm.

Mari Iwashita, nhà kinh tế trưởng thị trường tại Daiwa Securities - cho biết: “Khi lãi suất tăng, chúng ta sẽ thấy giới hạn của YCC.

Việc mở rộng biên độ một lần nữa không khắc phục được những biến dạng trong đường cong lợi suất. Tốt hơn là nên loại bỏ mục tiêu lợi suất 10 năm, nhưng việc điều chỉnh YCC sẽ đặt ra câu hỏi về trách nhiệm giải trình”.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

Hơn một nửa hộ gia đình tại Nhật Bản bị đe dọa sinh kế

Quý An (theo Bloomberg) |

Hơn một nửa số hộ gia đình tại Nhật Bản cho biết sinh kế của họ đã trở nên tồi tệ hơn trong bối cảnh lạm phát.

Nhật Bản và Mỹ mở rộng hợp tác an ninh

Ngọc Vân |

Nhật Bản và Mỹ quyết định tăng cường hợp tác song phương hướng tới việc sử dụng hiệu quả khả năng phản công của Nhật Bản với sự phối hợp chặt chẽ của Mỹ.

Hướng đi nào cho Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu trước lạm phát?

Quý An (theo Bloomberg) |

Những động thái chống lạm phát sắp tới của các ngân hàng trung ương lớn sẽ ảnh hưởng nhiều đến kinh tế thế giới.

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Cận Tết, người tiêu dùng "méo mặt" vì phí ship tăng cao

Nhóm PV |

Bận rộn với công việc, bạn Nguyễn Hồng Phúc tranh thủ chút thời gian nghỉ trưa lên mạng đặt ship quà Tết về biếu bố mẹ. Ấy thế nhưng ngay khi vừa nghe bên cửa hàng báo phí ship, Phúc giật mình ngã ngửa bởi phí ship quá cao.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Hơn một nửa hộ gia đình tại Nhật Bản bị đe dọa sinh kế

Quý An (theo Bloomberg) |

Hơn một nửa số hộ gia đình tại Nhật Bản cho biết sinh kế của họ đã trở nên tồi tệ hơn trong bối cảnh lạm phát.

Nhật Bản và Mỹ mở rộng hợp tác an ninh

Ngọc Vân |

Nhật Bản và Mỹ quyết định tăng cường hợp tác song phương hướng tới việc sử dụng hiệu quả khả năng phản công của Nhật Bản với sự phối hợp chặt chẽ của Mỹ.

Hướng đi nào cho Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu trước lạm phát?

Quý An (theo Bloomberg) |

Những động thái chống lạm phát sắp tới của các ngân hàng trung ương lớn sẽ ảnh hưởng nhiều đến kinh tế thế giới.