Thành tựu khoa học, vũ trụ đáng kinh ngạc của Trung Quốc năm 2022

Song Minh |

Trong năm 2022, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực từ công nghệ vũ trụ đến siêu máy tính, cũng như những đột phá trong vật lý và sinh học biển sâu.

Trung Quốc đã đạt đến một tầm cao mới về khoa học trong năm 2022, tăng lên vị trí thứ 11 trên Chỉ số Đổi mới Toàn cầu và dẫn đầu thế giới về số lượng bài báo được trích dẫn nhiều nhất - theo SCMP.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã có những bước nhảy vọt, từ vũ trụ tới biển sâu, đến lượng tử và siêu máy tính.

Khám phá biển sâu và vũ trụ

Vào tháng 11, các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc và New Zealand đã thực hiện một chuyến đi hoành tráng đến rãnh Kermadec - một trong những nơi sâu nhất trên Trái đất - trên một chiếc tàu lặn do Trung Quốc sản xuất.

Nhóm nghiên cứu đã nhìn thấy những sinh vật biển kỳ lạ và hiếm thấy, trong đó có một con cá quỷ anglerfish màu đỏ bơi lộn ngược.

Các nhà khoa học Trung Quốc và New Zealand thám hiểm rãnh Kermadec bằng tàu lặn do Trung Quốc sản xuất. Ảnh: NIWA
Các nhà khoa học Trung Quốc và New Zealand thám hiểm rãnh Kermadec bằng tàu lặn do Trung Quốc sản xuất. Ảnh: Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển Quốc gia New Zealand

Trung Quốc, sau Nga và Mỹ, trở thành quốc gia thứ ba đưa phi hành gia vào vũ trụ và xây dựng trạm vũ trụ.

Sứ mệnh cuối cùng - Thần Châu 15 - được cử đi để kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung và khởi động giai đoạn đầu tiên của ứng dụng và phát triển.

Trung Quốc trước đó đã phóng thành công module phòng thí nghiệm Vấn Thiên và Mộng Thiên vào quỹ đạo. Đây là hai phần cuối cùng của trạm vũ trụ ba module đầu tiên của Trung Quốc - trạm vũ trụ Thiên Cung.

Tuy nhiên, các sứ mệnh không gian của Trung Quốc năm nay có một số trục trặc. Vào tháng 5, trung tâm phóng vệ tinh Trung Quốc chuẩn bị phóng tàu thăm dò Thần Châu 14 phát hiện một thiết bị gây nhiễu có thể can thiệp vào hệ thống định vị trong một chiếc ôtô bên ngoài trung tâm. Đây là lần đầu tiên có một sự cố như vậy.

Thiết bị gây nhiễu có khả năng khiến tên lửa đi chệch hướng, nhưng trung tâm vũ trụ không cho biết đó là một âm mưu phá hoại hay một tai nạn.

Vào tháng 9, sứ mệnh sao Hỏa Thiên Vấn 1 của Trung Quốc đã giành được giải thưởng hàng không vũ trụ quốc tế danh giá từ Liên đoàn Phi hành gia Quốc tế (IAF) tại Paris, Pháp.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Thiên Vấn 1 đạt được quỹ đạo bay, hạ cánh và di chuyển trên sao Hỏa trong một sứ mệnh. Dữ liệu khoa học thu được trong sứ mệnh đã góp phần thiết yếu vào việc hiểu sâu hơn về sao Hỏa và hệ mặt trời.

Hồi tháng 6, cơ quan vũ trụ của Trung Quốc công bố, Thiên Vấn 1 đã thu thập dữ liệu từ toàn bộ bề mặt sao Hỏa, đánh dấu việc chính thức hoàn thành sứ mệnh sao Hỏa đầu tiên của nước này.

Ở gần Trái đất hơn, nhờ sứ mệnh mặt trăng Hằng Nga, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng tại chỗ đầu tiên về nước trên bề mặt mặt trăng, phát hiện ra một loại khoáng chất mới trên mặt trăng và nghiên cứu những viên đá trẻ nhất từng được mang về từ mặt trăng. Những khám phá này đã làm sâu sắc thêm kiến thức của nhân loại về mặt trăng và hệ mặt trời.

Để tăng cường khám phá mặt trăng, Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở nghiên cứu mô phỏng môi trường trọng lực thấp của mặt trăng để thử nghiệm thiết bị - và có khả năng ngăn chặn những tính toán sai lầm tốn kém.

Cận cảnh tinh thể của khoáng chất Mặt trăng mới được đặt tên là Changesite-(Y). Ảnh: Viện Nghiên cứu Địa chất Uranium Bắc Kinh
Cận cảnh tinh thể của khoáng chất Mặt trăng mới được đặt tên là Changesite-(Y). Ảnh: Viện Nghiên cứu Địa chất Uranium Bắc Kinh

Siêu máy tính

Vào tháng 6, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết siêu máy tính Sunway thế hệ mới nhất nhanh đến mức đã chạy thành công một mô hình trí tuệ nhân tạo phức tạp như bộ não con người.

Thành tích này đưa cỗ máy Trung Quốc sánh ngang với Frontier - cỗ máy mới nhất do Bộ Năng lượng Mỹ chế tạo được vinh danh là mạnh nhất thế giới trong danh sách Top 500 máy tính nhanh nhất thế giới.

Tuy nhiên, các nhà phát triển siêu máy tính mới của Trung Quốc đã không chính thức gửi thông tin chi tiết cho ban tổ chức danh sách Top 500, cho biết sự vắng mặt của các siêu máy tính mới của Trung Quốc trong danh sách là một lỗ hổng lớn trong bảng xếp hạng.

Thành tựu về nhiệt hạch và lượng tử

Trung Quốc đã sẵn sàng sản xuất hàng loạt một thành phần quan trọng cho một siêu dự án quốc tế nhằm tạo ra năng lượng thông qua phản ứng nhiệt hạch - một nguồn năng lượng tiềm năng vô tận trong tương lai.

Các nhà khoa học cho biết, quá trình sản xuất các thành phần lõi của "mặt trời nhân tạo" thế hệ tiếp theo - nguyên mẫu kích thước đầy đủ của tấm ốp tường tăng cường truyền tải nhiệt đầu tiên (EHF FW) - đã được hoàn thành ở Trung Quốc với các chỉ số lõi tốt hơn đáng kể so với yêu cầu thiết kế, và đáp ứng các điều kiện để sản xuất hàng loạt.

Sự kiện này đánh dấu một bước đột phá mới của Trung Quốc trong nghiên cứu khoa học về công nghệ lõi của EHF FW.

Mặt trời nhân tạo HL-2M Tokamak của Trung Quốc. Ảnh: Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc
Mặt trời nhân tạo của Trung Quốc. Ảnh: Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc

Còn được gọi là "mặt trời nhân tạo" lớn nhất thế giới, lò phản ứng thử nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER) để thăm dò và phát triển năng lượng tổng hợp hạt nhân là một trong những dự án khoa học quốc tế lớn nhất và sâu rộng nhất trên thế giới.

Các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã đạt được một cột mốc quan trọng trong hóa học cực lạnh, một lĩnh vực trong đó các nguyên tử và phân tử được làm lạnh đến nhiệt độ cực thấp để quan sát cách chúng hoạt động trong chuyển động chậm, cũng như cách các phản ứng hóa học xảy ra ở cấp độ lượng tử.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã được đưa vào danh sách 10 thành tựu hàng đầu của vật lý thế giới năm 2022.

Về điện toán lượng tử, nhà khoa học hàng đầu Pan Jianwei cho biết ông và nhóm của mình nhắm đến việc phát triển các máy tính lượng tử đa năng trong vòng 10 năm tới.

Vào tháng 8, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Baidu ra mắt máy tính lượng tử Qianshi tự phát triển ở Bắc Kinh, có thể truy cập bằng bất kỳ thiết bị nào, kể cả điện thoại thông minh.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Xác tàu cổ đại trong top điểm nhấn khảo cổ Trung Quốc 2022

Khánh Minh |

Bí ẩn mặt nạ Tam Tinh Đôi, xác tàu cổ nguyên vẹn... là những điểm nhấn của khảo cổ Trung Quốc năm 2022.

Trung Quốc có thêm đột phá về mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới

Khánh Minh |

Trung Quốc hoàn thành phần lõi của "mặt trời nhân tạo" lớn nhất thế giới - tạo bước đột phá mới trong công nghệ lõi.

Thành quả ngoạn mục của sứ mệnh sao Hỏa của Trung Quốc

Khánh Minh |

Tàu thám hiểm sao Hỏa của Trung Quốc đã lập bản đồ toàn bộ hành tinh đỏ, hoàn thành sứ mệnh quan trọng đầu tiên.

Messi 300 lần kiến tạo, Mbappe ghi bàn thứ 3.000

TAM NGUYÊN |

Lionel Messi và Kylian Mbappe cùng ghi dấu ấn khi Paris St Germain thắng trên sân Brest.

NSND Diệp Lang ra đi, vai diễn vẫn còn ở lại

DI PY |

Sân khấu cải lương lại mất thêm một "cây đại thụ" khi 11.3 (theo giờ Mỹ), người thân báo tin NSND Diệp Lang qua đời khiến khán giả không khỏi xót xa.

Bệnh viện Đà Nẵng tính toán bãi giữ xe khi mở rộng quy mô

THÙY TRANG |

Từ bài học không đủ chỗ gửi xe của các bệnh viện lớn tại Hà Nội, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu Bệnh viện Đà Nẵng tính toán, tư vấn kỹ vấn đề này với nhà thầu của 2 công trình y tế lớn đang thi công, tránh gây nên điểm nóng về giữ xe, giao thông sau khi đi vào hoạt động.

Hà Tĩnh: Nở rộ dịch vụ lái thay tài xế khi đã uống bia, rượu

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau cuộc nhậu tưng bừng, để an toàn trên hành trình về nhà và tránh không bị cảnh sát giao thông kiểm tra xử phạt vi phạm nồng độ cồn, nhiều “dân nhậu” ở Hà Tĩnh chỉ việc gọi dịch vụ lái thay tài xế đến trợ giúp.

Bắc Ninh: Di dời trên 3.000 ngôi mộ phục vụ thi công đường Vành đai 4

Trần Tuấn |

Tổng diện tích đất cần thu hồi phục vụ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 qua Bắc Ninh là 389ha (trong đó đất ở chiếm gần 3%, đất nông nghiệp chiếm trên 96%). Số mộ phải di dời là 3.189 ngôi mộ.

Xác tàu cổ đại trong top điểm nhấn khảo cổ Trung Quốc 2022

Khánh Minh |

Bí ẩn mặt nạ Tam Tinh Đôi, xác tàu cổ nguyên vẹn... là những điểm nhấn của khảo cổ Trung Quốc năm 2022.

Trung Quốc có thêm đột phá về mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới

Khánh Minh |

Trung Quốc hoàn thành phần lõi của "mặt trời nhân tạo" lớn nhất thế giới - tạo bước đột phá mới trong công nghệ lõi.

Thành quả ngoạn mục của sứ mệnh sao Hỏa của Trung Quốc

Khánh Minh |

Tàu thám hiểm sao Hỏa của Trung Quốc đã lập bản đồ toàn bộ hành tinh đỏ, hoàn thành sứ mệnh quan trọng đầu tiên.