Lý do Nga giữ quan hệ hữu hảo với thành viên chủ chốt của NATO

Ngọc Vân |

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ - một trong những thành viên chủ chốt của NATO - vẫn duy trì mối quan hệ hữu hảo bất chấp xung đột và mâu thuẫn.

RT dẫn phân tích của các nhà nghiên cứu Nga về Thổ Nhĩ Kỳ cho biết lý do vì sao hai nước trở thành đối tác ổn định của nhau.

Xung đột Syria

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu Chiến dịch Cành Ô liu vào ngày 20.1.2018, như một phản ứng trước các cuộc pháo kích vào các vùng lãnh thổ biên giới từ phía Syria.

Khi làm như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ đã ảnh hưởng đến lợi ích của Lực lượng Vũ trang Nga chính thức đóng quân tại Syria theo yêu cầu của chính phủ Syria.

“Thật khó tưởng tượng một cuộc xung đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO. Nga có nên bắn hạ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ? Điều đó là không thể” - chuyên gia quân sự Vladimir Evseev cho biết.

Các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Erdogan cuối cùng đã chấm dứt căng thẳng.

Xe tăng được vận chuyển đến Kilis, Thổ Nhĩ Kỳ trong Chiến dịch Cành ô liu, ngày 21.1.2018. Ảnh: AFP
Xe tăng được vận chuyển đến Kilis, Thổ Nhĩ Kỳ trong Chiến dịch Cành ô liu, ngày 21.1.2018. Ảnh: Getty

Vấn đề Caucasus

Mâu thuẫn giữa Mátxcơva và Ankara không chỉ giới hạn ở Syria. Một vấn đề nhức nhối đối với cả hai bên gần đây đã nảy sinh ở Caucasus, nơi trong nhiều thập kỷ, Armenia và Azerbaijan đã tham gia vào một cuộc tranh chấp vũ trang về Nagorno-Karabakh. Giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ công khai ủng hộ phía Azerbaijan, trong khi Nga đang cố gắng duy trì hòa bình trong khu vực thông qua hòa giải và đàm phán ngoại giao.

Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp như vậy, vẫn có không gian cho đối thoại giữa Mátxcơva và Ankara. Một ví dụ nổi bật là hoạt động của Trung tâm giám sát chung Nga - Thổ Nhĩ Kỳ, cơ quan đã giám sát cơ chế ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh sau khi kết thúc cuộc chiến 44 ngày vào năm 2020.

Cuộc khủng hoảng Ukraina

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gần như là người hòa giải duy nhất trong cuộc xung đột Nga - Ukraina, ít nhất là trong vấn đề trao đổi tù nhân giữa hai bên, vốn diễn ra với sự tham gia trực tiếp của Ankara.

Điều đáng chú ý là ông Erdogan đã yêu cầu ông Putin cho phép Ankara là nhà trung gian hòa giải chính thức trong cuộc khủng hoảng Ukraina ngay cả trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự của Nga.

“Chúng tôi ủng hộ việc thiết lập hòa bình trong khu vực, đặc biệt là trong vấn đề liên quan đến người Thổ Nhĩ Kỳ ở Crimea. Chúng tôi đã nhiều lần thảo luận những vấn đề này với những người bạn Nga của chúng tôi và đặc biệt là với Tổng thống Putin. Chúng tôi không muốn khu vực này trở thành một lãnh thổ bị chi phối bởi chiến tranh” - Tổng thống Erdogan cho biết vào cuối năm ngoái.

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Getty
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Getty

Mối quan hệ vững chắc

Bất chấp nhiều mâu thuẫn, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng duy trì đối thoại mang tính xây dựng và quan hệ hữu nghị. Một trong những yếu tố chính là sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mátxcơva và Ankara, vốn đã phát triển nhanh chóng trong vài năm qua.

Từ tháng 1 đến tháng 9 năm ngoái, kim ngạch thương mại giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đạt mức 47 tỉ USD, cao gấp đôi so với 9 tháng đầu năm 2021. Điều này chủ yếu là do Mátxcơva sử dụng Ankara để thay thế hàng nhập khẩu chính thức từ các quốc gia phương Tây.

“Cuộc đối thoại giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên mức độ hợp tác cực kỳ cao trong lĩnh vực thương mại và kinh tế. Đây là một khía cạnh quan trọng. Thổ Nhĩ Kỳ đã lập kỷ lục xuất khẩu trong năm nay và một lượng hàng hóa đáng kể được xuất khẩu sang Nga. Thiếu điều này, nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ở trong tình trạng tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại”, Viktor Nadein-Rayevsky, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế, nói với RT.

Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga. Mặc dù hãng thông tấn Anadolu đưa tin, Ankara bắt đầu thay thế khí đốt của Nga và chuyển sang các nhà cung cấp khác, Liên bang Nga vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này.

Ông Nadein-Rayevsky cũng coi việc Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân Akkuyu ở Thổ Nhĩ Kỳ là một yếu tố quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Đây là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên được xây dựng tại nước cộng hòa này và là dự án đầu tiên trong ngành công nghiệp hạt nhân toàn cầu được thực hiện theo hình thức đầu tư BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành). Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ký thỏa thuận vào tháng 5.2010. Chi phí dự án ước tính khoảng 20 tỉ USD.

Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân Akkuyu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Wiki
Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân Akkuyu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP

Amur Gajiyev, thành viên của Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết ngoài hợp tác kinh tế, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã xây dựng được mối quan hệ tin cậy và đối thoại mang tính xây dựng nhờ sự tôn trọng lẫn nhau.

“Cả hai nước đều tôn trọng chính sách, lợi ích của nhau và đã phát triển cơ chế tương tác tôn trọng lẫn nhau. Đối thoại giữa hai bên không ở cùng cấp độ như giữa Thổ Nhĩ Kỳ với NATO hay các nước phương Tây khác, mà là cuộc đối thoại giữa hai cường quốc ngang nhau. Đó là bí mật đằng sau sự hợp tác song phương hiệu quả” - Gajiyev nói với RT.

Mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo cũng đóng một vai trò quan trọng, Nadein-Rayevskiy cho biết thêm.

“Tổng thống Putin coi Tổng thống Erdogan là một người đàn ông đích thực biết giữ lời. Ông Erdogan đã thể hiện sự trung thành với các nghĩa vụ của mình” - chuyên gia Nadein-Rayevskiy nói.

Theo Amur Gajiyev, một khía cạnh quan trọng khác là cả hai bên đều tuân thủ nghĩa vụ của mình theo các thỏa thuận ràng buộc chung. Điều này thể hiện rõ trong khuôn khổ giải quyết vấn đề Syria, các thỏa thuận về Karabakh và các vấn đề khác trong bối cảnh hợp tác song phương như các vấn đề khu vực, hợp tác thương mại, kinh tế và năng lượng, cũng như các mối quan hệ văn hóa và nhân đạo.

“Miễn là có sự tin tưởng lẫn nhau và tất cả các bên tuân thủ nghĩa vụ của mình theo các thỏa thuận hiện có, sẽ không có trở ngại nào đối với sự hợp tác cùng có lợi của hai nước trong tương lai” - Amur Gajiyev nói.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Khách hàng cũ của Nga ký thỏa thuận khí đốt quan trọng với Thổ Nhĩ Kỳ

Thanh Hà |

Bulgaria, khách hàng cũ của Nga, ký thỏa thuận 13 năm để tiếp cận các trạm LNG và mạng lưới vận chuyển của Thổ Nhĩ Kỳ.

Khách hàng tiềm năng của trung tâm khí đốt Nga-Thổ Nhĩ Kỳ

Ngọc Vân |

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt tay vào việc xây dựng trung tâm khí đốt chung, đồng thời chỉ ra những khách hàng tiềm năng.

Nga tổ chức họp 3 bên với Bộ trưởng Quốc phòng Syria, Thổ Nhĩ Kỳ

Thanh Hà |

Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ gặp nhau tại Mátxcơva ngày 28.12 trong cuộc đàm phán đầu tiên ở cấp độ này kể từ khi xung đột nổ ra ở Syria.

Nga phản công mạnh mẽ với trừng phạt của phương Tây

Thảo Phương |

Những chính sách thúc đẩy kinh tế của chính quyền Nga là đòn phản công mạnh mẽ đáp trả trừng phạt của Mỹ và các đồng minh.

Bình Định: Không rõ ràng về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án đầu tư công

Hoài Luân |

Bình Định - Do thiếu nguồn vật liệu thi công, nhà thầu đã không lấy đất theo mỏ đất hồ sơ thiết kế để san lấp dự án. Điều đáng nói, cả chủ đầu tư và nhà thầu đều tỏ ra "mơ hồ" khi được hỏi về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án.

Cận cảnh một số dự án đang bị thanh tra của ông Nguyễn Viết Dũng

Tường Minh - Văn Trực |

Quảng Nam - Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng do ông Nguyễn Viết Dũng - người đánh nữ nhân viên phục vụ sân golf bằng gậy ở Đà Nẵng vừa qua làm Chủ tịch HĐQT có 8 dự án trong diện phải cung cấp thông tin để phục vụ cho công tác thanh tra toàn diện. Dưới đây là hình ảnh một số dự án nằm trong danh sách bị thanh tra của Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng.

Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á xin giảm nhẹ hình phạt cho cấp dưới

Phương Ngân |

TPHCM - Trong ngày xét xử thứ 3, ngày 16.3, bị cáo Trần Phương Bình  - cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á - DAB, nói lời sau cùng, xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các cấp dưới.

Xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch ở TPHCM gặp khó khăn

MINH QUÂN |

TPHCM đặt mục tiêu phát triển xe buýt sử dụng điện, nhiên liệu sạch để dần thay thế cho xe buýt chạy bằng xăng, dầu. Tuy nhiên, hàng loạt khó khăn về trạm cung cấp nhiên liệu, trạm sạc, đơn giá,... khiến kế hoạch phủ xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch của TPHCM gặp khó.

Khách hàng cũ của Nga ký thỏa thuận khí đốt quan trọng với Thổ Nhĩ Kỳ

Thanh Hà |

Bulgaria, khách hàng cũ của Nga, ký thỏa thuận 13 năm để tiếp cận các trạm LNG và mạng lưới vận chuyển của Thổ Nhĩ Kỳ.

Khách hàng tiềm năng của trung tâm khí đốt Nga-Thổ Nhĩ Kỳ

Ngọc Vân |

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt tay vào việc xây dựng trung tâm khí đốt chung, đồng thời chỉ ra những khách hàng tiềm năng.

Nga tổ chức họp 3 bên với Bộ trưởng Quốc phòng Syria, Thổ Nhĩ Kỳ

Thanh Hà |

Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ gặp nhau tại Mátxcơva ngày 28.12 trong cuộc đàm phán đầu tiên ở cấp độ này kể từ khi xung đột nổ ra ở Syria.