Thách thức với nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới

Song Minh |

Mỹ - nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới - sẽ đối mặt với thách thức thực sự để đáp ứng các hợp đồng dài hạn.

Năm 2022, Mỹ đã trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới nhờ tăng mạnh nguồn cung cho các nước thiếu năng lượng ở Châu Âu và Châu Á.

Trong năm nay, 5 nhà phát triển của Mỹ đã ký kết hơn 20 thỏa thuận dài hạn để cung cấp hơn 30 triệu tấn LNG/năm cho khách hàng ở Châu Âu và Châu Á.

Theo các nhà phân tích năng lượng của RBN Energy, làn sóng xuất khẩu LNG đầu tiên diễn ra suôn sẻ nhờ nguồn cung tăng nhanh ở 48 tiểu bang vùng hạ (Lower 48), cùng việc đảo ngược và mở rộng đường ống cho phép nguồn cung khí đốt Marcellus-Utica giá rẻ tiếp cận tới các thị trường Vịnh Mexico.

Nhưng với nhu cầu LNG đã cao và chuẩn bị tăng với tốc độ chóng mặt, câu hỏi lớn đặt ra là Mỹ có thể đẩy mạnh sản xuất nhanh như thế nào để đáp ứng nhu cầu trong tương lai?

Các hợp đồng dài hạn

Vào tháng 6, công ty tiện ích EnBW của Đức thông báo đã ký hợp đồng mua LNG trong 20 năm với nhà xuất khẩu có trụ sở tại Mỹ là Venture Global.

Trong cùng tháng, Energy Transfer ký thỏa thuận mua bán LNG với China Gas Holdings; Tập đoàn Chevron ký thỏa thuận 4 triệu tấn/năm với Venture Global; Tellurian ký thỏa thuận mua bán LNG với nhà kinh doanh hàng hóa Vitol.

Vào tháng 7, Cheniere Energy ký thỏa thuận mua bán với công ty năng lượng nhà nước PTT của Thái Lan. Cuối cùng, vào tháng 9, công ty năng lượng khổng lồ của Australia Woodside Energy đã hoàn tất các thỏa thuận cung cấp với Commonwealth LNG của Mỹ.

Nhìn chung, các nhà sản xuất của Mỹ đã cam kết cung cấp hơn 31 triệu tấn LNG mỗi năm, với thời hạn từ 15 đến 25 năm.

Con số này có thể tăng trong vài năm tới. RBN ước tính rằng trong 3 năm tới dự kiến yêu cầu xuất khẩu sẽ tăng thêm 100 triệu tấn. Theo RBN, nguồn cung ở đâu và khi nào cần sẽ là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến thời gian và thương mại hóa các dự án LNG trong tương lai.

LNG sẽ đến từ đâu?

RBN lưu ý, Appalachia (vùng ở miền Đông Mỹ kéo dài từ tiểu bang New York đến Mississippi) cho đến nay là nơi đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng LNG của Mỹ trong thập kỷ qua.

Trong cùng khoảng thời gian này, sản lượng khí khô của Lower 48 đã tăng gần 30 tỉ feet khối (bcf) - từ mức trung bình 70 bcf/ngày trong năm 2014 lên 99,6 bcf/ngày hiện tại. Trong đó sản lượng của Appalachia đã tăng hơn gấp đôi.

Khu vực lòng chảo Permian đứng ở vị trí thứ hai, tăng sản lượng 11,2 bcf/ngày trong khi vùng Eagle Ford sản lượng giảm 1 bcf/ngày.

Haynesville là khu vực phát triển nhanh thứ ba, tăng từ 9,5 bcf/d trong năm 2014 lên 15,3 bcf/d hiện tại.

Cuối cùng, Anadarko, Niobrara và Bakken đã tăng tổng cộng 4,6 bcf/d trong khoảng thời gian này.

Tuy nhiên, các chuyên gia năng lượng dự đoán, làn sóng tăng trưởng LNG thứ hai của Mỹ sẽ có lợi cho các lưu vực phía nam. RBN ước tính, Appalachia có tiềm năng tăng sản lượng gần 8 bcf/ngày lên 42 bcf/ngày trong 10 năm tới nếu không bị hạn chế bởi công suất vận chuyển đường ống.

Các nhà phân tích nhận định, điều đó khó có thể xảy ra. Appalachia là khu vực sản xuất khí đốt lớn nhất của Mỹ, tạo ra hơn 35 bcf/ngày. Tuy nhiên, các nhóm môi trường đã nhiều lần dừng hoặc làm chậm các dự án đường ống dẫn khí và hạn chế sự phát triển hơn nữa ở vùng đông bắc.

Giám đốc điều hành EQT, ông Toby Rice gần đây thừa nhận, công suất đường ống của Appalachia đã đến giới hạn. Do đó, RBN cho biết tăng trưởng sản xuất trong lưu vực có thể sẽ chỉ ở mức tăng 3 bcf/ngày, khiến sản lượng trung bình hàng năm chỉ dưới 38 bcf/ngày.

Trong khi đó, tăng trưởng ở Anadarko, Niobrara và Bakken có thể vẫn ở mức khiêm tốn, đạt gần 15,5 bcf/ngày vào năm 2032.

Nói cách khác, phần lớn tăng trưởng LNG của Mỹ trong thời kỳ hậu bùng nổ đá phiến này sẽ đến từ các lưu vực Texas và Louisiana.

Các nhà phân tích tại East Daley Capital dự đoán xuất khẩu LNG của Mỹ sẽ tăng lên 26,3 bcf/ngày vào năm 2030 từ mức gần 13 bcf/ngày hiện tại.

Dù bằng cách nào chăng nữa, đây sẽ là một thách thức thực sự đối với Mỹ để đạt được các mục tiêu đó, bởi những hạn chế về chi phí vận chuyển - bao gồm công suất đường ống - được coi là rào cản lớn nhất đối với sự phát triển của ngành này.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Các nước giúp Nga trở thành nhà cung cấp LNG số 2 cho EU

Ngọc Vân |

EU đã chi hàng tỉ USD để nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga trong năm nay.

Đức có nguồn cung LNG ổn định trong 15 năm

Song Minh |

Qatar đồng ý cung cấp LNG cho Đức theo thỏa thuận khí đốt kéo dài ít nhất 15 năm.

Xác định nguyên nhân nổ nhà máy LNG hàng đầu thế giới ở Mỹ

Thanh Hà |

Việc tích tụ áp suất khiến khí lỏng nở ra và sôi lên, dẫn đến vỡ đường ống tại nhà máy Freeport LNG ở Mỹ.

Chứng khoán: Kỳ vọng lực cầu giá thấp gia tăng mạnh

Gia Miêu |

Các công ty chứng khoán đều đưa ra dự báo khả năng thị trường sẽ có những phiên rung lắc rất mạnh trong thời gian tới do lực cầu chưa đủ mạnh dù thị trường đã không còn giảm điểm.

Giờ thứ 9: Kẻ thứ 3 - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9: Mỗi cuộc ly hôn đều gây ra sự tổn thương cho cả hai phía, người chồng và người vợ. Nguyên nhân thì có nhiều. Nhưng kết quả, dù sao cũng chỉ có một đó là sự tan vỡ. Hệ quả nghiêm trọng nhất, có lẽ không nằm ở phía người lớn mà nằm ở phía đứa con chung của hai người.

Không loại trừ khả năng có thêm tình tiết mới trong vụ Việt Á, Cục Lãnh sự

PHẠM ĐÔNG - HÀ LIÊN |

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, Bộ Công an phấn đấu sẽ kết thúc điều tra 2 vụ án lớn như Việt Á và vụ án tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong quý I năm 2023 nhưng không loại trừ có thêm tình tiết mới.

Hà Nội sương mù dày đặc từ sáng đến đêm, người dân chật vật di chuyển

MINH HÀ - HẢI DANH |

Ngày 2.2, Hà Nội xuất hiện sương mù dày đặc từ sáng đến đêm. Các phương tiện phải bật đèn pha di chuyển để tránh va chạm.

Nghi lễ rước nước linh thiêng khai hội xuân chùa Tam Chúc năm 2023

Hải Nguyễn - Hải Minh |

Ngày 2.2, chùa Tam Chúc (Hà Nam) tổ chức lễ khai xuân thu hút hàng nghìn người dân và phật tử tham gia.

Các nước giúp Nga trở thành nhà cung cấp LNG số 2 cho EU

Ngọc Vân |

EU đã chi hàng tỉ USD để nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga trong năm nay.

Đức có nguồn cung LNG ổn định trong 15 năm

Song Minh |

Qatar đồng ý cung cấp LNG cho Đức theo thỏa thuận khí đốt kéo dài ít nhất 15 năm.

Xác định nguyên nhân nổ nhà máy LNG hàng đầu thế giới ở Mỹ

Thanh Hà |

Việc tích tụ áp suất khiến khí lỏng nở ra và sôi lên, dẫn đến vỡ đường ống tại nhà máy Freeport LNG ở Mỹ.