Bình Định: Không rõ ràng về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án đầu tư công

Hoài Luân |

Bình Định - Do thiếu nguồn vật liệu thi công, nhà thầu đã không lấy đất theo mỏ đất hồ sơ thiết kế để san lấp dự án. Điều đáng nói, cả chủ đầu tư và nhà thầu đều tỏ ra "mơ hồ" khi được hỏi về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án.

Lấy đất mỏ không theo thiết kế để san lấp dự án

Gần nửa tháng nay, PV liên tục nhận được phản ánh của người dân khu phố Công Chánh, thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước) về việc hàng loạt chiếc xe ben ồ ạt chở đất, đá san lấp dự án Khu dân cư vị trí số 7, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng giao thông.

 
Công ty TNHH khai thác và chế biến khoáng sản Mỹ Thịnh ở núi Mồng Gà. Ảnh: Hoài Luân

Theo phản ánh của người dân, nhiều xe ben có tải trọng lớn tập kết tại khu vực mỏ đá của Công ty TNHH khai thác và chế biến khoáng sản Mỹ Thịnh ở núi Mồng Gà (Công ty Mỹ Thịnh), phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn chở đất để san lấp dự án Khu dân cư vị trí số 7 (khu phố Công Chánh, thị trấn Tuy Phước).

Giữa tháng 3.2023, PV theo chân một chiếc xe ben BKS 77C-149.50 đang chở đất từ khu vực mỏ đá của Công ty Mỹ Thịnh ra ngoài. Từ đường Long Vân, chiếc xe ben di chuyển theo hướng Quốc lộ 1A về Trung tâm thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước), sau đó, dừng tại mặt bằng của dự án Khu dân cư vị trí số 7.

 
Xe ben chờ lấy đất để chở đến dự án Khu dân cư vị trí số 7. Ảnh: Hoài Luân

Qua quan sát, đất từ các xe ben để xuống mặt bằng lại có màu khác, trộn lẫn cây cối và các tảng đá lớn.

Theo tìm hiểu của PV, dự án Khu dân cư vị trí số 7 do UBND thị trấn Tuy Phước làm chủ đầu tư, đại diện liên danh nhà thầu thi công Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hoài Thương và Công ty TNHH xây dựng Hoàng Gia.

 
Chiếc xe ben BKS 77C-149.50 đang chở đất từ mỏ đá của Công ty Mỹ Thịnh đến dự án Khu dân cư vị trí số 7. Ảnh: Hoài Luân

Tổng mức đầu tư dự án hơn 14 tỉ đồng, trong đó gói thầu toàn bộ khối lượng xây lắp có giá trị hơn 12,6 tỉ đồng. Dự án có diện tích san nền toàn bộ hơn 11.000m2.

Theo hồ sơ báo cáo kinh tế, kỹ thuật xây dựng, đất san lấp dự án Khu dân cư vị trí số 7 được lấy tại mỏ đất của Công ty TC, khu vực 8, phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn với cự ly vận chuyển là 14 km. Tuy nhiên, thực tế thì đất san lấp dự án này lại được lấy từ mỏ đất của Công ty Mỹ Thịnh.

 
Chủ đầu tư và nhà thầu đều không rõ về nguồn gốc đất để san lấp dự án. Ảnh: Hoài Luân

Trao đổi về vấn đề trên, đại diện Công ty TNHH khai thác và chế biến khoáng sản Mỹ Thịnh cho biết, mỏ đá của công ty đang thực hiện bốc đất tầng phủ trước khi tiến hành khai thác đá, công ty được UBND tỉnh Bình Định cho phép bốc đất tầng phủ và khi bán đất được xuất hóa đơn.

Ông Bùi Quang Thủy - Chủ tịch UBND phường Bùi Thị Xuân cho biết: Mỏ đá của Công ty Mỹ Thịnh được UBND tỉnh Bình Định cho phép nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản từ Công ty cổ phần Phát triển đầu tư xây dựng và du lịch An Phú Thịnh, có diện tích 3,6ha.

 
Một người đàn ông ghi chép sau khi các xe ben hoàn tất việc đổ đất. Ảnh: Hoài Luân

Công ty được UBND tỉnh cho phép khai thác bốc đất tầng phủ, còn việc các xe đến mua và chở đi đâu thì chính quyền cũng không thể can thiệp.

Dừng dự án để kiểm tra nguồn gốc đất

Về việc nhà thầu không lấy đất từ mỏ đất theo hồ sơ thiết kế, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hoài Thương lý giải: Theo hồ sơ thiết kế dự án là lấy đất từ mỏ đất Công ty TC, khu vực 8, phường Bùi Thị Xuân, nhưng vì cự ly vận chuyển thực tế xa so với thiết kế ban đầu, nên nhà thầu đã báo cho chủ đầu tư.

Nhiều loại đất khác nhau dùng để san lấp dự án. Ảnh: Hoài Luân
Nhiều loại đất khác nhau dùng để san lấp dự án. Ảnh: Hoài Luân

"Chúng tôi lấy đất từ mỏ ở gần hơn nhưng lại hết hạn, vì thế phải linh hoạt tìm đất chỗ khác để san lấp cho kịp tiến độ công trình, bởi dự án chậm tiến độ 2 tháng do mưa nhiều" - ông Trung thông tin.

Theo ông Trung, sau khi trúng thầu, đơn vị trúng thầu đã thuê lại các đơn vị khác nhau, cung cấp đất để san lấp dự án vì thiếu nguồn vật liệu. Tuy nhiên, đơn vị thuê cung cấp đất hay lấy đất ở vị trí mỏ nào thì ông Trung lại không nắm rõ.

Ông Nguyễn Viết Thảo - Chủ tịch UBND thị trấn Tuy Phước cho biết: Trước sự việc này, chủ đầu tư là UBND thị trấn Tuy Phước cho dừng thi công dự án để kiểm tra nguồn gốc mỏ đất và chất lượng đất san lấp, nếu phát hiện sai phạm thì chúng tôi sẽ xử lý theo quy định pháp luật.

"Do ảnh hưởng thời tiết trời mưa nhiều nên đến nay mới bắt đầu thi công san lấp nền dự án Khu dân cư vị trí số 7. Mặt khác, trên địa bàn huyện Tuy Phước không có mỏ đất được cấp phép, nên chúng tôi rất khó khăn tìm nguồn đất hợp pháp đổ công trình, bởi vậy nhiều khi nhà thầu linh động tìm đất đổ cho kịp tiến độ thi công dự án" - ông Thảo cho hay.

Ông Thảo cũng thừa nhận, không biết đơn vị thi công lấy ở mỏ đất nào, để thi công san lấp nền dự án Khu dân cư vị trí số 7.

Hoài Luân
TIN LIÊN QUAN

Dùng đất đá thải mỏ san lấp mặt bằng các dự án đô thị

Nguyễn Hùng |

Để bảo vệ cảnh quan, môi trường, Quảng Ninh sẽ không "nuông chiều" các nhà đầu tư, mà sẽ yêu cầu tập trung sử dụng đất, đá thải từ các mỏ than để san lấp mặt bằng các dự án hạ tầng khu công nghiệp (KCN), đô thị, thay vì dùng đất, đá tự nhiên.

Giá đất trước và sau khi có dự án chênh đến 700 lần và chuyện trục lợi chính sách

Đào Tuấn |

Nếu nói hệ số điều chỉnh giá đất cao gấp từ 25- 38 lần “giá nhà nước” là để đảm bảo hợp lý, thì rõ ràng “Giá nhà nước” đang rất không hợp lý.

Tai nạn 3 người chết ở Hòa Bình: Công an xác minh nguồn gốc đất trên xe tải

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Các cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguồn gốc đất trong vụ xe chở tải lật đè lên xe con, 3 người chết, 1 người bị thương.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Dùng đất đá thải mỏ san lấp mặt bằng các dự án đô thị

Nguyễn Hùng |

Để bảo vệ cảnh quan, môi trường, Quảng Ninh sẽ không "nuông chiều" các nhà đầu tư, mà sẽ yêu cầu tập trung sử dụng đất, đá thải từ các mỏ than để san lấp mặt bằng các dự án hạ tầng khu công nghiệp (KCN), đô thị, thay vì dùng đất, đá tự nhiên.

Giá đất trước và sau khi có dự án chênh đến 700 lần và chuyện trục lợi chính sách

Đào Tuấn |

Nếu nói hệ số điều chỉnh giá đất cao gấp từ 25- 38 lần “giá nhà nước” là để đảm bảo hợp lý, thì rõ ràng “Giá nhà nước” đang rất không hợp lý.

Tai nạn 3 người chết ở Hòa Bình: Công an xác minh nguồn gốc đất trên xe tải

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Các cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguồn gốc đất trong vụ xe chở tải lật đè lên xe con, 3 người chết, 1 người bị thương.