Tín dụng xanh: Xu hướng đầu tư phát triển kinh tế bền vững

Trà My |

Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc nhóm tiên phong thúc đẩy phát triển kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn.

Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu. Nhận thức rõ tầm quan trọng của tín dụng xanh trong phát triển kinh tế bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó có định hướng phát triển tín dụng xanh - ngân hàng xanh.

 
Dư nợ tín dụng xanh giai đoạn 2015 - 2022.           Nguồn: Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN

Tín dụng xanh là chiến lược tín dụng của các ngân hàng, không ủng hộ các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Tín dụng xanh điều chỉnh cơ cấu tỉ lệ tín dụng dài hạn và ngắn hạn đối với các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư và hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng.

“Thế giới đang cần nhiều khoản đầu tư xanh hơn bao giờ hết nếu chúng ta muốn đạt được mục tiêu cân bằng phát thải vào năm 2050, nhưng các yếu tố như lãi suất gia tăng, những hạn chế về tài chính công và sự không rõ ràng trong định nghĩa thế nào là một khoản đầu tư xanh lại càng khiến các dự án bền vững khó tìm được nguồn tài trợ vốn hơn. Để huy động hàng nghìn tỉ đôla cần thiết cho quá trình chuyển dịch, chúng ta phải nhanh chóng tăng tốc các dòng đầu tư bền vững. Ngành dịch vụ tài chính phải gánh vác vai trò của mình trong việc chuyển dịch từ các quy trình thủ công, chuyên biệt hiện hành sang sản xuất dây chuyền lắp ráp các sản phẩm tài chính xanh dựa trên một ngôn ngữ chung và được hỗ trợ bởi các quy định công bố thông tin rõ ràng và vững mạnh” - ông David Liao, đồng Giám đốc Điều hành của HSBC châu Á - Thái Bình Dương nhận định.

Đến cuối năm 2022, dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh (12 dự án xanh do NHNN xây dựng và ban hành từ năm 2015) đạt gần 500.000 tỉ đồng (chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ nền kinh tế), tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm tỉ trọng cao nhất 47%), tiếp đến là nông nghiệp xanh (chiếm trên 30%).

Tháng 2.2023, lần đầu tiên, một ngân hàng lớn của Việt Nam công bố "Khung khoản vay bền vững" với sự tư vấn của nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới. Đây là nỗ lực lớn góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 nhằm đạt mức phát thải ròng bằng “0” (net-zero) vào năm 2050.

Ông Lê Ngọc Lâm - Tổng Giám đốc BIDV - cho biết: “BIDV xác định tầm nhìn, chiến lược rõ ràng về phát triển tín dụng xanh, luôn ưu tiên vốn tín dụng tài trợ các dự án xanh và đã đạt được những kết quả rất khả quan. Việc xây dựng và ban hành Khung khoản vay bền vững sẽ giúp ngân hàng cung cấp các sản phẩm tài chính bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời là cơ sở để ngân hàng tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phát triển bền vững tại Việt Nam”.

Vậy làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động tín dụng xanh ở Việt Nam? ThS Nguyễn Thị Ánh Ngọc - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - cho rằng, cần đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng xanh. Điều này góp phần giúp các ngân hàng thu hút được nhiều đối tượng khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Riêng với khách hàng doanh nghiệp, các ngân hàng nên thiết kế các sản phẩm tín dụng xanh khác nhau, phù hợp với nhu cầu của từng loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự đa dạng hóa sản phẩm cần phải đặt trong tương quan với nguồn lực hiện có của ngân hàng, nếu không, việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức.

 
Trà My
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia quốc tế ấn tượng với tăng trưởng xanh của Việt Nam

HIẾU ANH |

Đánh giá về tình hình cũng như xu hướng tăng trưởng xanh của Việt Nam, nhiều chuyên gia quốc tế bày tỏ sự ấn tượng.

Cơ hội lớn với nền kinh tế xanh trên 5.000 tỉ USD

Xuyên Đông |

Việt Nam xác định tăng trưởng xanh là lựa chọn dài hạn để đảm bảo cân đối, hài hòa mục tiêu giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính với sự phát triển và quy mô ngày càng tăng của nền kinh tế.

Chuyển đổi năng lượng xanh: Thách thức lớn nhất là nguồn lực

Cường Ngô |

Năng lượng được xem là ngành then chốt, quan trọng nhất và cần huy động nhiều nguồn lực nhất để thực hiện các giải pháp giảm thiểu, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây là thách thức lớn với Việt Nam, đòi hỏi cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Loạt doanh nghiệp phát hành trái phiếu có lãi suất lên đến 14%/năm

Thanh Giang |

Tính đến tháng 11.2023, tổng giá trị hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 233.000 tỉ đồng, giảm 8% so với cùng kì năm trước. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp huy động trái phiếu với lãi suất lên đến 14%/năm.

AFC ra quyết định loại bỏ một giải đấu

HOÀNG HUÊ |

Một giải đấu vừa bị gạch tên khỏi hệ thống thi đấu của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC).

Bệ phóng cho văn học viết về công nhân, công đoàn thời kỳ đổi mới

NHÓM PV |

Nhiều thập kỷ qua, thế hệ các nhà văn lớn tuổi đã rất nỗ lực hoàn thành sứ mệnh, trách nhiệm của mình khi viết về hình ảnh người công nhân trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hiện tại, thế hệ các nhà văn đang được trẻ hoá. Từ những cuộc thi viết về đề tài người công nhân, công đoàn sẽ là bệ phóng cho những cây bút trẻ viết về công nhân, người lao động trong thời đại công nghệ 4.0 vụt sáng trên bầu trời văn học Việt Nam.


Một số ngôi nhà ở Đắk Nông bị sụt lún, nứt toác chưa rõ nguyên nhân

Phan Tuấn |

Những ngày qua, một số ngôi nhà người dân ở xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Đắk Nông) bỗng xuất hiện các vết nứt toác, sụt lún... nhưng chưa rõ nguyên nhân.

Căn cứ đề nghị truy tố, xét xử vắng mặt 5 cựu sếp SCB ở vụ Vạn Thịnh Phát

Việt Dũng |

Trong số 86 người bị đề nghị truy tố do có sai phạm liên quan vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan, có 5 bị can là cựu lãnh đạo nhà băng này.

Chuyên gia quốc tế ấn tượng với tăng trưởng xanh của Việt Nam

HIẾU ANH |

Đánh giá về tình hình cũng như xu hướng tăng trưởng xanh của Việt Nam, nhiều chuyên gia quốc tế bày tỏ sự ấn tượng.

Cơ hội lớn với nền kinh tế xanh trên 5.000 tỉ USD

Xuyên Đông |

Việt Nam xác định tăng trưởng xanh là lựa chọn dài hạn để đảm bảo cân đối, hài hòa mục tiêu giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính với sự phát triển và quy mô ngày càng tăng của nền kinh tế.

Chuyển đổi năng lượng xanh: Thách thức lớn nhất là nguồn lực

Cường Ngô |

Năng lượng được xem là ngành then chốt, quan trọng nhất và cần huy động nhiều nguồn lực nhất để thực hiện các giải pháp giảm thiểu, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây là thách thức lớn với Việt Nam, đòi hỏi cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.