Cơ hội lớn với nền kinh tế xanh trên 5.000 tỉ USD

Xuyên Đông |

Việt Nam xác định tăng trưởng xanh là lựa chọn dài hạn để đảm bảo cân đối, hài hòa mục tiêu giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính với sự phát triển và quy mô ngày càng tăng của nền kinh tế.

Theo chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Việt Nam phấn đấu đưa nền kinh tế xanh từ quy mô 6,7 tỉ USD năm 2020 lên đến 300 tỉ USD đóng góp vào tổng GDP quốc gia vào năm 2050.

Với Việt Nam, tăng trưởng xanh hướng tới sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội không chỉ là lựa chọn tất yếu mà còn là cơ hội để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới, hướng tới mục tiêu hiện thực hóa cam kết lịch sử mang tính bước ngoặt của Việt Nam việc đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

 
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội thảo thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Lộ trình đến Thành công.                  Ảnh: Xuyên Đông

Nói về lộ trình tăng trưởng xanh của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, với vai trò là cơ quan đầu mối quốc gia về tăng trưởng xanh, thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

Chiến lược đã xác định rõ tăng trưởng xanh là giải pháp quan trọng để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, đóng góp trực tiếp vào giảm phát thải khí nhà kính để hướng tới nền kinh tế trung hòa carbon trong dài hạn.

Tăng trưởng xanh cần lấy con người làm trung tâm, phải dựa vào thể chế và quản trị hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao, phải định hướng đầu tư vào công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng thông minh và bền vững; tạo động lực để đầu tư tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế xanh.

“Tăng trưởng xanh thực sự phải là quá trình chuyển biến về tư duy, nhận thức trong sản xuất, tiêu dùng và lối sống, trong tư duy hoạch định chính sách, đặc biệt là cần được cụ thể hóa bằng những giải pháp chuyển đổi xanh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Tăng trưởng xanh đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế. Tính riêng đối với chuyển dịch 2 ngành điện gió và điện mặt trời, tiềm năng đóng góp vào GDP lên tới 70-80 tỉ USD, tạo ra khoảng 90.000-105.000 việc làm trực tiếp. Ngoài ra, hệ sinh thái Hydro sạch dựa trên nền tảng năng lượng tái tạo, riêng để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, có tiềm năng đóng góp 40-45 tỉ USD vào GDP hàng năm, tạo ra khoảng 40.000-50.000 việc làm. Hydro sạch còn có tiềm năng vô cùng lớn trở thảnh một sản phẩm xuất khẩu đến các nước phát triển trên thế giới.


Xuyên Đông
TIN LIÊN QUAN

Chuyển đổi năng lượng xanh: Thách thức lớn nhất là nguồn lực

Cường Ngô |

Năng lượng được xem là ngành then chốt, quan trọng nhất và cần huy động nhiều nguồn lực nhất để thực hiện các giải pháp giảm thiểu, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây là thách thức lớn với Việt Nam, đòi hỏi cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Tăng trưởng kinh tế châu Á sẽ vượt Mỹ và châu Âu trong 2023

Quý An (theo CNBC) |

Theo đánh giá của Ngân hàng Morgan Stanley, tăng trưởng kinh tế ở châu Á bắt nguồn từ nhu cầu nội địa mạnh mẽ.

Nhu cầu việc làm trong nền kinh tế xanh tăng cao ở Singapore

Duy Phương |

Singapore mong muốn trở thành trung tâm thương mại và dịch vụ carbon, do đó các công việc trong nền kinh tế xanh đang có nhu cầu cao ở nước này.

Bộ Tài chính cảnh báo nhà đầu tư cá nhân về rủi ro trái phiếu doanh nghiệp

ĐÌNH TRƯỜNG |

Sáng ngày 21.4, Bộ Tài chính đưa ra cảnh báo nhà đầu tư cá nhân cần thận trọng khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Văn hóa đọc thực sự đi vào đời sống

VIỆT PHONG - NGỌC DỦ |

Văn hóa đọc là sự hợp thành của sở thích và kỹ năng đọc. Xây dựng văn hóa đọc trong kỉ nguyên số là một vấn đề khó, đòi hỏi phải có hướng đi và giải pháp phù hợp, bền vững.

Thấy gì từ việc Campuchia bao trọn chi phí ăn ở cho các đoàn tại SEA Games?

Nhóm PV |

Đoàn thể thao Việt Nam đặt mục tiêu giành từ 89-120 huy chương vàng tại SEA Games 32. Góc nhìn thể thao 107 cùng với nhà báo Nguyễn Lưu sẽ nhận định khó khăn, thuận lợi của thể thao Việt Nam.

Bà Rịa - Vũng Tàu kiểm tra nồng độ cồn người lái phương tiện thủy

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngoài việc kiểm tra đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, lực lượng cảnh sát giao thông cũng tổ chức kiểm soát đảm bảo an toàn giao thông trên đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, kể cả kiểm tra nồng độ cồn.

Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 từng trường THPT công lập năm 2023

Chân Phúc |

TP Hồ Chí Minh - Sáng 21.4, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập năm 2023.

Chuyển đổi năng lượng xanh: Thách thức lớn nhất là nguồn lực

Cường Ngô |

Năng lượng được xem là ngành then chốt, quan trọng nhất và cần huy động nhiều nguồn lực nhất để thực hiện các giải pháp giảm thiểu, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây là thách thức lớn với Việt Nam, đòi hỏi cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Tăng trưởng kinh tế châu Á sẽ vượt Mỹ và châu Âu trong 2023

Quý An (theo CNBC) |

Theo đánh giá của Ngân hàng Morgan Stanley, tăng trưởng kinh tế ở châu Á bắt nguồn từ nhu cầu nội địa mạnh mẽ.

Nhu cầu việc làm trong nền kinh tế xanh tăng cao ở Singapore

Duy Phương |

Singapore mong muốn trở thành trung tâm thương mại và dịch vụ carbon, do đó các công việc trong nền kinh tế xanh đang có nhu cầu cao ở nước này.