Liệu có đủ đất hiếm để thế giới chuyển đổi năng lượng xanh?

Thanh Hà |

Thế giới có đủ đất hiếm và các nguyên liệu thô quan trọng khác cho chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo để sản xuất điện và hạn chế nóng lên toàn cầu.

Với nỗ lực có thêm nhiều điện từ các tấm pin mặt trời, tuabin gió, nhà máy thủy điện và điện hạt nhân, nhiều người lo ngại không có đủ khoáng chất quan trọng để chuyển đổi khử carbon.

Đất hiếm, còn được gọi là nguyên tố đất hiếm, thực ra không hiếm. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho hay, đất hiếm “tương đối phong phú”. Khoáng sản này cần để làm các nam châm mạnh trong tuabin gió; chúng cũng xuất hiện trong điện thoại thông minh, màn hình máy tính và bóng đèn LED.

Nghiên cứu mới không chỉ xem xét đất hiếm mà còn xem xét 17 nguyên liệu thô khác nhau cần thiết để tạo ra điện, bao gồm một số tài nguyên hết sức phổ biến như thép, xi măng và thủy tinh.

Một nhóm các nhà khoa học đã xem xét những vật liệu trên - nhiều loại trước đây thường không được khai thác nhiều - và 20 nguồn năng lượng khác nhau. Nhóm đã tính toán nguồn cung cấp và ô nhiễm từ khai thác nếu năng lượng xanh tăng lên để đáp ứng các mục tiêu toàn cầu nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon giữ nhiệt từ nhiên liệu hóa thạch.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Joule tuần này kết luận rằng có đủ khoáng chất để sử dụng và việc khai thác chúng sẽ không làm trầm trọng thêm đáng kể tình trạng nóng lên toàn cầu.

Zeke Hausfather - đồng tác giả nghiên cứu, nhà khoa học khí hậu tại Công ty công nghệ Stripe và Berkeley Earth - cho biết: “Quá trình khử carbon sẽ rất lớn và lộn xộn, nhưng chúng ta có thể làm được. Tôi không lo chúng ta sẽ hết những nguyên liệu này".

Các mẫu quặng monazite, chứa đất hiếm, tại mỏ đất hiếm Steenkampskraal ở Nam Phi. Ảnh: AFP
Các mẫu quặng monazite, chứa đất hiếm, tại mỏ đất hiếm Steenkampskraal ở Nam Phi. Ảnh: AFP

Phần lớn mối quan ngại toàn cầu về nguyên liệu thô để khử carbon liên quan đến pin và phương tiện giao thông, đặc biệt là ôtô điện dựa vào lithium để làm pin. Nghiên cứu này không xem xét điều đó, AP lưu ý.

Nhà khoa học Hausfather cho biết, việc xem xét nhu cầu khoáng chất với pin phức tạp hơn nhiều so với năng lượng điện và đó là nội dung nghiên cứu tiếp theo của nhóm. Ông lưu ý, ngành điện vẫn chiếm khoảng 1/3 đến một nửa trong vấn đề tài nguyên.

Dysprosium là khoáng chất được sử dụng cho nam châm trong tua-bin gió và nỗ lực lớn để tạo ra điện sạch hơn sẽ cần lượng dysprosium gấp 3 lần lượng sản xuất hiện tại. Nhưng lượng dự trữ dysprosium nhiều hơn 12 lần so với mức cần thiết cho quá trình thúc đẩy năng lượng sạch đó.

Một nguyên liệu khác là Tellurium được sử dụng trong các trang trại năng lượng mặt trời công nghiệp và có trữ lượng ước tính nhiều hơn một chút so với những gì cần để thực hiện một cuộc chuyển đổi xanh lớn. Tuy nhiên, nhà khoa học Hausfather cho biết có sẵn những vật thay thế với tất cả những vật iệu này.

“Có đủ nguyên liệu dự trữ. Phân tích này rất mạnh mẽ và nghiên cứu này đã loại bỏ những lo ngại về việc hết khoáng sản đó" -  Daniel Ibarra, giáo sư môi trường tại Đại học Brown, người không tham gia nghiên cứu nhưng xem xét vấn đề thiếu lithium, cho biết. Theo ông, năng lực sản xuất phải tăng lên với một số “kim loại chính” và một vấn đề khác là năng lực sản xuất đó có thể tăng nhanh như thế nào.

Một mối quan tâm khác là liệu việc khai thác có làm tăng thêm lượng khí thải carbon giữ nhiệt vào khí quyển hay không. Chuyên gia Hausfather cho hay, việc khai thác có thể lên tới 10 tỉ tấn, chiếm 1/4 lượng khí thải carbon toàn cầu hàng năm. Ông cho rằng, năng lượng tái tạo đòi hỏi nhiều vật liệu trên mỗi sản lượng năng lượng hơn so với nhiên liệu hóa thạch vì chúng được phân cấp nhiều hơn.

Tuy nhiên, việc tăng ô nhiễm carbon do khai thác nhiều hơn sẽ được bù đắp nhiều hơn nhờ giảm đáng kể ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch thải ra carbon nặng.

Chuyên gia Rob Jackson của Đại học Stanford, người không tham gia nghiên cứu, cho rằng, khi nhiều bằng chứng cho thấy có đủ khoáng chất đất hiếm thì cân bằng là điều cần thiết. “Cùng với việc khai thác nhiều hơn, chúng ta nên sử dụng ít hơn” - ông nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nhật Bản khai thác đất hiếm đáy biển để giảm phụ thuộc Trung Quốc

Ngọc Vân |

Nỗ lực tìm kiếm đất hiếm đáy biển của Nhật Bản đang chuyển từ giai đoạn nghiên cứu - phát triển sang khai thác khi tiến bộ công nghệ được thúc đẩy bởi nhu cầu an ninh kinh tế quốc gia.

Trung Quốc lập siêu tập đoàn khai thác đất hiếm lớn nhất thế giới

Song Minh |

Trung Quốc sáp nhập ba công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác đất hiếm, lập siêu doanh nghiệp mới gồm 3/6 nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới.

Nissan phát triển công nghệ giảm chi phí tái chế đất hiếm trong xe điện

BÍCH THÙY |

Nhà sản xuất ôtô Nhật Bản – Nissan đã phát triển một công nghệ mới để giảm một nửa chi phí tái chế đất hiếm, vốn được sử dụng trong động cơ nam châm dùng cho xe điện (EV).

Góc nhìn thể thao 102: Điểm mạnh trong triết lý bóng đá của ông Troussier

Nhóm PV |

Các cầu thủ U23 Việt Nam đang dần định hình và làm quen được với phong cách huấn luyện cũng như triết lý bóng đá của huấn luyện viên Philippe Troussier. Góc nhìn thể thao số 102 trao đổi với chuyên gia Phan Anh Tú về vấn đề này.

Ngân hàng ở Mỹ được 11 đối thủ hợp lực bơm 30 tỉ USD giải cứu

Thanh Hà |

Các ngân hàng lớn nhất ở Mỹ đang can thiệp để cứu ngân hàng First Republic.

Ca sĩ ảo đầu tiên ở Việt Nam bị chê

Chí Long |

Nữ ca sĩ ảo đầu tiên của Việt Nam - Ann, ra mắt sản phẩm âm nhạc đầu tiên hôm 14.3, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả và dân mạng.

Còn quá sớm để đánh giá về ông Troussier

PHẠM ĐÌNH |

Cần có những giải đấu chính thức của U23 và đội tuyển Việt Nam để có những đánh giá cụ thể về huấn luyện viên Philippe Troussier.

Không để người bệnh BHYT phải tự mua các thuốc, vật tư y tế

Hà Anh |

UBND TP.Hà Nội vừa giao Sở Y tế phối hợp BHXH TP.Hà Nội và các cơ quan có liên quan tăng cường tham mưu giúp UBND TP.Hà Nội quản lý nhà nước về BHYT thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm Luật BHYT.

Nhật Bản khai thác đất hiếm đáy biển để giảm phụ thuộc Trung Quốc

Ngọc Vân |

Nỗ lực tìm kiếm đất hiếm đáy biển của Nhật Bản đang chuyển từ giai đoạn nghiên cứu - phát triển sang khai thác khi tiến bộ công nghệ được thúc đẩy bởi nhu cầu an ninh kinh tế quốc gia.

Trung Quốc lập siêu tập đoàn khai thác đất hiếm lớn nhất thế giới

Song Minh |

Trung Quốc sáp nhập ba công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác đất hiếm, lập siêu doanh nghiệp mới gồm 3/6 nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới.

Nissan phát triển công nghệ giảm chi phí tái chế đất hiếm trong xe điện

BÍCH THÙY |

Nhà sản xuất ôtô Nhật Bản – Nissan đã phát triển một công nghệ mới để giảm một nửa chi phí tái chế đất hiếm, vốn được sử dụng trong động cơ nam châm dùng cho xe điện (EV).