Nhớ về Trung tướng, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên

Trần Văn - ĐBQH khóa XII, XIII |

Trung tướng, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên sinh ra ở làng Trung Thôn, xã Quảng Trung nằm cách chợ Sải bên bờ sông Gianh khoảng hơn 100 mét. Ông là người con trai thứ 5 trong một gia đình có 9 người con, trong đó cả 5 người con trai đều tham gia cách mạng.

Báo Lao Động xin giới thiệu bài viết của ông Trần Văn - Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII - là con rể của Trung tướng, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên viết về vị Tư lệnh huyền thoại của Bộ đội Trường Sơn:

Quê nội vợ tôi ở làng Trung Thôn, xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn (trước đây thuộc huyện Quảng Trạch), tỉnh Quảng Bình luôn là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, nối giữa vùng chiến khu kháng chiến và vùng địch tạm chiếm trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đây là tuyến đầu, đóng góp sức người sức của, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, phục vụ chiến đấu, chi viện cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Vùng này sát với các tuyến giao thông huyết mạch trục dọc Bắc - Nam QL.1A và trục ngang Đông - Tây QL.12A, có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, là xã Anh hùng các lực lượng vũ trang.

Cách Quảng Trung 5km là xã Quảng Hòa quê ngoại vợ tôi, trước là cùng huyện, nay cùng thị xã. Những năm 80, 90 của thế kỷ trước, khi cùng bà Nguyễn Thị Lan - mẹ vợ tôi - về quê, vợ chồng chúng tôi thường đi bộ cùng bà từ quê nội qua quê ngoại.

Phòng lưu niệm Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên tại gia đình. Ảnh: Trần Văn
Phòng lưu niệm Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên tại gia đình. Ảnh: Trần Văn
Nhà của ông bà nội, nơi bố vợ tôi - Trung tướng, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên - sinh ra nằm cách chợ Sải bên bờ sông Gianh khoảng hơn 100 mét. Giờ đây, khi các con đã mất, các cháu nội, ngoại thì ở xa, nên ngôi nhà gỗ ba gian hai mái ngày xưa đã trở thành từ đường của dòng họ, nơi thờ tự tổ tiên.

Ngôi nhà cổ của các cụ mới được người cháu nội Nguyễn Thành Huế trùng tu, nâng nền để khi nước lũ về thì bị ngập ít hơn. Chiếc cột gỗ lim nơi còn lưu lại vết chém bằng dao của tên quan đội Pháp cùng lý trưởng lúc bực tức vì không truy bắt được những người yêu nước ngày trước vẫn còn đó.

Còn ngoài sân là chiếc bia đá của ngành Văn hóa tỉnh ghi nhận ngôi nhà là di tích lịch sử cách mạng, nơi thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên của làng Trung Thôn, tiền thân của Đảng bộ xã Quảng Trung này nay năm 1937.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên – Tư lệnh huyền thoại của Bộ đội Trường Sơn. Ảnh: TTXVN
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - Tư lệnh huyền thoại của Bộ đội Trường Sơn. Ảnh: TTXVN

Một gian bên phải để làm phòng lưu niệm Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nơi có bức tượng bán thân của ông là tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường, bức tranh Trung tướng đang trao đổi với Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong dịp kỷ niệm 40 năm thành lập đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh, Đoàn 559 vào ngày 19 tháng 5 năm 1999 do nữ họa sĩ Trần Thị Trường sáng tác và một số kỷ vật của gia đình.

Dự kiến, vào ngày 1.3.2023, địa phương sẽ tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Trung tướng, người con ưu tú của quê hương Quảng Bình, một trong những danh tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Trung tướng Nguyễn Hữu Cường - nguyên Tư lệnh Quân khu IV - kể, Quảng Bình là nơi chiến tranh ác liệt nhất miền Bắc, chẳng khác gì chiến trường thực thụ. Máy bay Mỹ đủ loại, từ B-52 đến F-111A, ném bom từ trên trời xuống, pháo hạm từ 76 đến 406 ly bắn từ tàu chiến của Mỹ ở ngoài biển vào.

Theo số liệu của Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình, đế quốc Mỹ đã ném tổng cộng 1.557.417 loạt bom đạn các loại. Mỗi km2 chịu 158 quả bom, 16 quả đạn pháp, 3 loạt đạn rốc-két và mỗi người dân chịu 574kg bom tạ. Toàn bộ 133 xã, 459 thôn xóm bị đánh phá, 1 thị xã, 1 thị trấn, 31 xã, 252 thôn xóm bị hủy diệt, 93.712 nhà dân bị phá hủy, 13.786 người chết, 22.456 người bị thương.

Trong những năm tháng chiến tranh vô cùng ác liệt nhưng hào hùng đó, khi người dân nơi đây “tay cày tay súng, bám làng mà chiến đấu, bám đồng ruộng mà sản xuất, bám hố bom mà thâm canh”, lấy “hợp tác xã là pháo đài, chi bộ là cốt thép, xã viên là chiến sĩ”, Nhà nước cho phép mỗi gia đình gửi một con nhỏ ra ngoài Thanh Hóa, Ninh Bình sơ tán để ăn học do Nhà nước nuôi ở K10.

Trung tướng Nguyễn Hữu Cường kể, trong chiến tranh, cơm chỉ để dành cho người ốm, người khỏe chỉ có khoai và sắn, mà cũng không đủ khoai và sắn nữa. Người dân khổ vô cùng. Chồng bộ đội, vợ giáo viên nên lại càng nghèo, chẳng có thu nhập gì ngoài lương vợ và phụ cấp của chồng, xe đạp cũng không có mà đi.

Ấy thế mà trong 9 người con của ông bà ngoại thì cả 5 người con trai đều vào quân ngũ, tham gia ở khắp các chiến trường. Rồi con cái của họ cũng tiếp nối truyền thống đó, phần lớn vào bộ đội, ở nhiều quân binh chủng khác nhau. Giờ thì lớp cha chú đã mất, thế hệ kế tiếp cũng đã ngoài 50, 60, có anh đã trên 70 tuổi, sau khi phục vụ đất nước về nghỉ hưu ở quê hay ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Vũng Tàu… Mỗi lần về quê ngoại là một lần háo hức được gặp lại anh chị em họ hàng thân thiết, được ngồi lại với nhau để kể những câu chuyện, giai thoại lý thú về các cụ, các bác, các chú ngày xưa.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, tên thật Nguyễn Hữu Vũ (SN 1923, Quảng Trạch, Quảng Bình). Năm 1938, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, lấy bí danh là Nguyễn Văn Đồng. Ông là nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Năm 2018, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên nhận huy hiệu 80 năm tuổi Đảng. Ông mất năm 2019.  T.Vương

Trần Văn - ĐBQH khóa XII, XIII
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng dâng hương cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp

THEO TTXVN |

Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc - Xuân Quý Mão 2023, sáng 18.1 (27 tháng Chạp), thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến thăm, chúc Tết gia đình, dâng hương tưởng niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng ở Thủ đô Hà Nội.

Triển lãm ảnh nhân kỷ niệm 111 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Nhân dịp kỷ niệm 111 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đang diễn ra triển lãm ảnh với chủ đề “Dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Điện Biên Phủ”.

Kỷ niệm 111 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Sống mãi một huyền thoại

Vương Trần |

Là Đại tướng đầu tiên và Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhân dân yêu mến, kính trọng, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Tình cảm vô bờ bến mà nhân dân đã dành cho Đại tướng không chỉ bởi ông đã tạo nên những chiến công lẫy lừng trên chiến trường, mà bởi ông còn là một nhân cách lớn, là Đại tướng của nhân dân, Đại tướng của hoà bình, gắn chặt cuộc đời với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Hôm nay (25.8), kỷ niệm 111 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Giờ thứ 9: Ác mộng ADN - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Trong câu chuyện ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng lắng nghe tâm sự của một cô gái trẻ vừa đi hưởng tuần trăng mật trở về đã vấp phải một sự việc mà có lẽ, chỉ một vài giờ đồng hồ trước đó, cô không bao giờ có thể tưởng tượng ra được: Người chồng mới cưới của cô có con riêng.

Nhiều ôtô chạy trên cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết dù chưa được phép lưu thông

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Tuyến cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết mới đang thông xe kỹ thuật, chưa lắp đặt biển báo cũng như chưa đảm bảo an toàn kỹ thuật để lưu thông nhưng nhiều ôtô đã chạy vào, bất chấp những vị trí có tấm bêtông chắn ngang.

Hàng trăm thanh niên xô đẩy trước cửa đền tranh cướp sợi chiếu

Hải Nguyễn |

Sau phần lễ tế, chiếc nồi đất bị đập vỡ tại sân đền Đức Bà là lúc tích trò đúc bụt náo nhiệt nhất. Hàng trăm thanh niên tranh nhau tiến sát cửa đền để mong giành được sợi chiếu sớm nhất tại lễ hội đúc bụt.

Câu lạc bộ Hà Nội giành Siêu cúp Quốc gia 2022

NHÓM PV |

Thắng CLB Hải Phòng 2-0, Hà Nội có lần thứ 5 vô địch Siêu cúp Quốc gia.

Đưa du khách Châu Âu trải nghiệm trên du thuyền từ Cần Thơ đi Campuchia

TẠ QUANG |

Hơn 60 du khách Châu Âu được khởi hành từ Cần Thơ đi Campuchia trên du thuyền triệu đô Victoria Mekong, vừa tham quan vừa trải nghiệm cuộc sống, văn hóa của người dân sinh sống dọc sông Mê Kông.

Thủ tướng dâng hương cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp

THEO TTXVN |

Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc - Xuân Quý Mão 2023, sáng 18.1 (27 tháng Chạp), thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến thăm, chúc Tết gia đình, dâng hương tưởng niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng ở Thủ đô Hà Nội.

Triển lãm ảnh nhân kỷ niệm 111 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Nhân dịp kỷ niệm 111 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đang diễn ra triển lãm ảnh với chủ đề “Dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Điện Biên Phủ”.

Kỷ niệm 111 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Sống mãi một huyền thoại

Vương Trần |

Là Đại tướng đầu tiên và Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhân dân yêu mến, kính trọng, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Tình cảm vô bờ bến mà nhân dân đã dành cho Đại tướng không chỉ bởi ông đã tạo nên những chiến công lẫy lừng trên chiến trường, mà bởi ông còn là một nhân cách lớn, là Đại tướng của nhân dân, Đại tướng của hoà bình, gắn chặt cuộc đời với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Hôm nay (25.8), kỷ niệm 111 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.