Đề xuất cơ chế đặc biệt, đặc cách trong mua sắm thuốc, vaccine COVID-19

Đặng Chung |

Chính phủ đề xuất có cơ chế đặc biệt, đặc cách trong cấp phép, mua sắm thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế, đăng ký lưu hành, thử lâm sàng thuốc, vaccine COVID-19.

Xem xét trao quyền mạnh mẽ hơn cho Chính phủ phòng, chống COVID-19

Chiều 24.7, đại diện Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã trình đề xuất của Chính phủ về một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để đưa vào nghị quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 Nguyễn Thanh Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình. Ảnh: Quốc hội

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục gia tăng. Trên thế giới, đến nay ghi nhận hơn 191 triệu ca mắc, trong đó hơn 4,1 triệu trường hợp tử vong do COVID-19. Biến thể Delta đang khiến số ca nhiễm mới hằng ngày trên thế giới tăng mạnh.

Tại Việt Nam, dịch COVID-19 đã lan ra 59/63 tỉnh, thành phố; cả nước ghi nhận 86.957 ca đến ngày 23.7.2021, trong đó có 2.145 ca nhập cảnh và 335 trường hợp tử vong.

Đợt dịch thứ tư đang gia tăng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam với quy mô lớn, mức độ lây lan nhanh, diễn biến rất phức tạp, khó lường, kéo dài, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Từ thực tế này, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép Chính phủ áp dụng những biện pháp chống dịch thuộc thẩm quyền của Quốc hội; các biện pháp khác với quy định của luật hoặc chưa có trong luật trong những trường hợp cần thiết để sớm ngăn chặn, kiểm soát được dịch bệnh, đưa đất nước, cuộc sống của người dân trở về trạng thái "bình thường mới".

Cụ thể, Chính phủ đề xuất được chủ động áp dụng các biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua, các biện pháp quy định tại điều 54 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các biện pháp cần thiết khác để đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng, chống dịch bệnh, thảm họa, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Trong đó có việc áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc cách trong cấp phép, mua sắm thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế, hóa chất, đầu tư cơ sở vật chất, đăng ký lưu hành, thử lâm sàng thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế, phát triển sản xuất vaccine COVID-19 trong nước, nội địa hóa trang thiết bị y tế, thuốc để bảo đảm tự chủ, tự lực, tự cường trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Được sử dụng chỉ thị, nghị quyết và các hình thức văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành để quy định, áp dụng và triển khai các biện pháp phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Ưu tiên ngân sách, huy động mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Quyết định chuyển nguồn kinh phí chi thường xuyên trong dự toán đã được duyệt. Thay đổi, điều chuyển nguồn kinh phí trong ngân sách nhưng chưa có trong dự toán cho công tác phòng, chống dịch bệnh, tạm ứng ngân sách trong trường họp vượt dự toán đã phê duyệt.

Mua sắm với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch bệnh có diễn biến phức tạp, phát sinh...

Đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo sức khỏe và đời sống của người dân. Có biện pháp hỗ trợ cụ thể cho người dân, người lao động, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, không đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, kinh doanh, lao động.

Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm đoàn kết chiến thắng đại dịch

Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về việc đề xuất một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đưa vào Nghị quyết kỳ họp của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, về cơ bản, Ủy ban Xã hội và các cơ quan tham gia thẩm tra tán thành với nội dung tờ trình của Chính phủ.

Tình hình dịch bệnh có thể kéo dài thì việc xem xét đề xuất của Chính phủ, thể hiện sự đồng hành của Quốc hội và cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống dịch.

“Điều này chuyển tải thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm đoàn kết chiến thắng đại dịch vì sức khoẻ, tính mạng, tài sản của người dân là trước hết, trên hết” – bà Nguyễn Thuý Anh nhấn mạnh

Ủy ban Xã hội của Quốc hội cũng đánh giá cao việc Chính phủ thực hiện nhiều giải pháp để có vaccine tiêm phòng cho nhân dân, trong đó có cả việc mua, nhập khẩu và nghiên cứu, phát triển vaccine, chuyển giao công nghệ để chủ động nguồn vaccine trong nước nhằm có 150 triệu liều vaccine cho mục tiêu đạt được miễn dịch cộng đồng.

Dự kiến nghị quyết sẽ được đại biểu biểu quyết thông qua tại phiên bế mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV vào ngày 28.7.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội rút ngắn thời gian họp để ưu tiên nhiệm vụ chống dịch

Đặng Chung |

Chiều 24.7, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại hội trường để biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV. Theo đó, Quốc hội sẽ bế mạc vào ngày 28.7 - sớm hơn 3 ngày so với chương trình đã được Quốc hội thông qua trước đó.

Bổ sung nội dung về phòng, chống dịch COVID-19 vào Nghị quyết chung kỳ họp

Nguyễn Hà |

Với tổng số 474/474 đại biểu có mặt tán thành, đạt tỉ lệ 94,99% (tính trên tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua việc bổ sung vào chương trình Nghị quyết chung của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XV nội dung về tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.

Dự kiến dành 2.870 nghìn tỉ đồng cho kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm

VƯƠNG TRẦN |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dự kiến tổng mức vốn ngân sách nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2.870 nghìn tỉ đồng.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Quốc hội rút ngắn thời gian họp để ưu tiên nhiệm vụ chống dịch

Đặng Chung |

Chiều 24.7, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại hội trường để biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV. Theo đó, Quốc hội sẽ bế mạc vào ngày 28.7 - sớm hơn 3 ngày so với chương trình đã được Quốc hội thông qua trước đó.

Bổ sung nội dung về phòng, chống dịch COVID-19 vào Nghị quyết chung kỳ họp

Nguyễn Hà |

Với tổng số 474/474 đại biểu có mặt tán thành, đạt tỉ lệ 94,99% (tính trên tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua việc bổ sung vào chương trình Nghị quyết chung của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XV nội dung về tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.

Dự kiến dành 2.870 nghìn tỉ đồng cho kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm

VƯƠNG TRẦN |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dự kiến tổng mức vốn ngân sách nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2.870 nghìn tỉ đồng.