Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị về cộng nối thời gian tính bảo hiểm xã hội

Ái Vân |

Cử tri kiến nghị bổ sung đối tượng hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trong giai đoạn từ ngày 1.1.1995 đến ngày 31.12.2006 được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Chính sách về chế độ bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của hàng triệu người lao động trong và ngoài khu vực công.

Liên quan tới các chính sách về bảo hiểm xã hội, mới đây, cử tri tỉnh Bắc Giang đã có đề nghị nghiên cứu, sửa đổi khoản 2 Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11.11.2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc theo hướng: Bổ sung đối tượng hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trong giai đoạn từ ngày 1.1.1995 đến ngày 31.12.2006 được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Theo tìm hiểu ngày 27.3 của Lao Động, theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Bộ Quốc phòng vừa có văn bản trả lời các nội dung kiến nghị của cử tri.

Bộ Quốc phòng cho hay, theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, kể từ ngày 1.1.1995, Quỹ bảo hiểm xã hội tách độc lập khỏi ngân sách nhà nước, chính sách bảo hiểm xã hội thực hiện theo nguyên tắc đóng - hưởng và thời gian (người lao động, người sử dụng lao động) đóng vào Quỹ bảo hiểm xã hội thì mới được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng bảo hiểm xã hội.

Tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 45/CP ngày 15.7.1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, quy định: Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những quân nhân, công an nhân dân hưởng lương; trong đó 10% để chi các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; đóng bằng 2% mức lương tối thiểu theo tổng số quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí để chi 2 chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp và chế độ tử tuất.

Tại điểm 2 Công văn số 993/BHXH-CĐCS ngày 26.4.2002 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về tính thời gian công tác hưởng bảo hiểm xã hội đối với hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội sau ngày 15.12.1993, quy định: “Kể từ ngày 1.1.1995 trở đi theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15.7.1995 của Chính phủ, đối với hạ sĩ quan, binh sĩ hưởng sinh hoạt phí bản thân không phải đóng bảo hiểm xã hội. Do vậy, thời gian phục vụ tại ngũ không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội”.

Theo Bộ Quốc phòng, căn cứ các văn bản quy định nêu trên, việc nghiên cứu, sửa đổi khoản 2 Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11.11.2015 của Chính phủ theo hướng bổ sung đối tượng hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trong giai đoạn từ ngày 1.1.1995 đến ngày 31.12.2006 được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội là không phù hợp với nguyên tắc đóng - hưởng của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

Ái Vân
TIN LIÊN QUAN

Hơn 5,4 triệu người cao tuổi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, các vấn đề đặt ra đối với người cao tuổi ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng, vì thế cần có tầm nhìn xa hơn về cuộc sống, sức khỏe và các vấn đề xã hội đối với người cao tuổi.

Cử tri lo ngại tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội, nhiều lao động mất việc làm

PHẠM ĐÔNG |

Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội cho thấy cử tri và nhân dân lo ngại việc nhiều lao động mất việc làm, nhất là lao động trong các ngành gỗ, dệt may, da giày, linh kiện và sản phẩm điện tử trong khi chi phí sinh hoạt tăng ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người lao động.

Năm 2024 sẽ cho ý kiến về việc thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 28, chiều 14.12, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua chương trình công tác năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

“Sập bẫy” tín dụng đen, người lao động cần làm gì để đối phó?

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Không tài sản thế chấp, không cần chứng minh thu nhập, những cái “bẫy” tín dụng đen đã thành công khi liên tục có các con nợ, phần lớn là công nhân, lao động nghèo.

Ngày mai diễn ra Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường

Nguyễn Hà |

Vào lúc 14h chiều mai (29.3.2024), Báo Lao Động tổ chức Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường 2023. Đây là cơ hội để các quản lý, các doanh nghiệp, đông đảo người lao động gặp gỡ để cùng bàn luận và đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường.

Lý do giữa ban ngày, bầu trời Yên Bái bỗng tối đen như mực

Bảo Nguyên |

Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái xác nhận hình ảnh bầu trời ban ngày tối đen như mực lan truyền trên mạng xã hội là chính xác.

Bắt tạm giam nữ Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Công an TP Hà Nội cho biết đã bắt tạm giam nữ Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân trong vụ khách hàng mất tiền trong tài khoản và kêu gọi các bị hại trình báo cơ quan chức năng.

TikToker tố bị đuổi khỏi quán ăn nhiều lần từ chối làm việc với cơ quan chức năng

PHẠM ĐÔNG |

Liên quan đến vụ TikToker tố bị đuổi khỏi quán ăn vì ngồi xe lăn, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết khi đang làm việc thì người này lấy lý do không đảm bảo sức khỏe nên không ký biên bản làm việc, xin phép sẽ làm việc vào buổi tiếp theo.

Hơn 5,4 triệu người cao tuổi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, các vấn đề đặt ra đối với người cao tuổi ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng, vì thế cần có tầm nhìn xa hơn về cuộc sống, sức khỏe và các vấn đề xã hội đối với người cao tuổi.

Cử tri lo ngại tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội, nhiều lao động mất việc làm

PHẠM ĐÔNG |

Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội cho thấy cử tri và nhân dân lo ngại việc nhiều lao động mất việc làm, nhất là lao động trong các ngành gỗ, dệt may, da giày, linh kiện và sản phẩm điện tử trong khi chi phí sinh hoạt tăng ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người lao động.

Năm 2024 sẽ cho ý kiến về việc thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 28, chiều 14.12, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua chương trình công tác năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.