Năm 2024 sẽ cho ý kiến về việc thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 28, chiều 14.12, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua chương trình công tác năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, theo dự thảo nghị quyết, trong năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến tổ chức 12 phiên họp thường kỳ (từ phiên họp thứ 29 đến phiên họp thứ 40) và 2 phiên họp chuyên đề pháp luật (tháng 4 và tháng 8).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến, quyết định 115 nội dung tại phiên họp và cho ý kiến bằng văn bản đối với một số nội dung khác (chưa bao gồm các nội dung dự phòng xem xét trong trường hợp được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024).

Trong đó, phiên họp giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ 7 và thứ 8 (tháng 6 và tháng 11) được xác định là phiên họp thường kỳ hằng tháng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bảo đảm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật Tổ chức Quốc hội: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp thường kỳ mỗi tháng một phiên”.

Các phiên họp tháng 4, tháng 8 bố trí theo hướng tổ chức phiên họp chuyên đề pháp luật vào đầu tháng để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội thông qua nhằm bảo đảm thời gian cho các cơ quan tiếp thu, chỉnh lý, kịp trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và gửi xin ý kiến Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan.

Đồng thời, tổ chức phiên họp thường kỳ vào nửa cuối của tháng và sắp xếp, bố trí thời gian tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vào cuối tháng.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng

Trên cơ sở thực tiễn triển khai chương trình công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị, trong năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục thực hiện cho ý kiến bằng văn bản đối với các báo cáo.

Các báo cáo gồm: Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2023; tình hình quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế năm 2023.

Ngoài ra, còn có báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16.6.2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch, thời kỳ 2021-2030.

Các báo cáo của Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm 2021-2025: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 của Quốc hội khóa XIII và Nghị quyết số 63/2022/QH15 Kỳ họp thứ 3 về một số nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13; Báo cáo hoạt động của HĐND cấp tỉnh.

Ngoài các nội dung nêu trên, ngày 13.12, Tổng Thư ký Quốc hội tiếp tục nhận được 2 văn bản của Văn phòng Chính phủ, trong đó, đề xuất thêm một số nội dung mới vào Chương trình công tác như:

Thứ nhất, báo cáo về giải pháp xử lý khó khăn, bất cập dự án BOT giao thông (phiên họp tháng 1.2024).

Thứ hai, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) (phiên họp tháng 9.2024).

Thứ ba, dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Thứ tư, dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Thứ năm, chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Thứ sáu, quy hoạch không gian biển quốc gia.

Thứ bảy, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 (phiên họp tháng 3.2024).

Tuy nhiên, ông Bùi Văn Cường cho biết, do các văn bản của Văn phòng Chính phủ gửi sát phiên họp nên chưa kịp tổng hợp trong các tài liệu về chương trình công tác để xin ý kiến các cơ quan.

"Tại cuộc họp hôm nay, đề nghị đại diện Chính phủ báo cáo thêm về các đề xuất này để Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan thảo luận, cho ý kiến", Tổng Thư ký Quốc hội nói.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Phấn đấu năm 2030, 60% lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 95% dân số có bảo hiểm y tế

Vương Trần |

Mục tiêu đến năm 2030, 60% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội và 45% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế; Xây dựng được ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.

Không cấm rút Bảo hiểm Xã hội một lần nhưng điều kiện phải khắt khe

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, phương án linh hoạt nhất là không cấm người lao động rút Bảo hiểm Xã hội (BHXH) một lần. Tuy nhiên, phải quy định hết sức chặt chẽ, khắt khe điều kiện được rút BHXH một lần.

Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội, lương hưu của nam giới chỉ còn 33,75%

PHẠM ĐÔNG |

Về việc sửa Luật Bảo hiểm xã hội, một trong những nội dung được quan tâm là giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tối thiểu, tăng cơ hội hưởng lương hưu và giải pháp hạn chế tình trạng rút BHXH một lần.

Chính phủ và Thường vụ Quốc hội thống nhất chưa thông qua Luật Đất đai

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất và Quốc hội đồng tình chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp 6.

Đề nghị truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức liên quan việc mua kit test Việt Á

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 23.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an TPHCM đã ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án “Vi phạm về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ” xảy ra ở Bệnh viện TP Thủ Đức, Công ty CP Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), Công ty TNHH Thiết kế xây dựng TM&DV Nam Phong (Công ty Nam Phong).

Đề cử Oscar 2024: Siêu phẩm “Oppenheimer” tiếp tục áp đảo

Thùy Trang |

Oscar 2024 chính thức công bố đề cử cho các hạng mục.

Cựu Cục phó Trần Hùng bị tuyên y án 9 năm trong vụ sách giáo khoa giả

Việt Dũng |

Toà phúc thẩm cho rằng, có đủ cơ sở để xác định cựu Cục phó Cục Quản lý thị trường Trần Hùng nhận hối lộ 300 triệu đồng của Cao Thị Minh Thuận thông qua người môi giới trong vụ sách giáo khoa giả.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 23.1: Tăng vọt, ngân hàng đẩy mạnh mua vào

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 23.1: Tính đến 18h30, giá vàng trong nước niêm yết quanh ngưỡng 73,95 - 76,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.023,1 USD/ounce.

Phấn đấu năm 2030, 60% lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 95% dân số có bảo hiểm y tế

Vương Trần |

Mục tiêu đến năm 2030, 60% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội và 45% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế; Xây dựng được ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.

Không cấm rút Bảo hiểm Xã hội một lần nhưng điều kiện phải khắt khe

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, phương án linh hoạt nhất là không cấm người lao động rút Bảo hiểm Xã hội (BHXH) một lần. Tuy nhiên, phải quy định hết sức chặt chẽ, khắt khe điều kiện được rút BHXH một lần.

Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội, lương hưu của nam giới chỉ còn 33,75%

PHẠM ĐÔNG |

Về việc sửa Luật Bảo hiểm xã hội, một trong những nội dung được quan tâm là giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tối thiểu, tăng cơ hội hưởng lương hưu và giải pháp hạn chế tình trạng rút BHXH một lần.

Chính phủ và Thường vụ Quốc hội thống nhất chưa thông qua Luật Đất đai

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất và Quốc hội đồng tình chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp 6.