Số người lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm tăng cục bộ

Vương Trần - Ngô Cường |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho hay, còn tình trạng số người lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ; lao động khu vực phi chính thức còn lớn; tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên còn cao.

4 lần giảm lãi suất điều hành

Sáng nay (6.11), trước khi bước vào phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đại diện Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã có Tổng hợp việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIV.

Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, các giải pháp về công tác quy hoạch, đầu tư, tài chính, tiền tệ, tín dụng và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Về chính sách tiền tệ, từ đầu năm 2023, đã 4 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2%; triển khai gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho nhà ở xã hội, 15.000 tỉ đồng cho lâm sản, thủy sản; tập trung vốn tín dụng cho các động lực tăng trưởng, lĩnh vực ưu tiên. Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được triển khai theo lộ trình, kế hoạch đặt ra.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, trong các lĩnh vực này vẫn còn những hạn chế, bất cập, đúng như nhiều vị đại biểu Quốc hội đã nêu. Tiến độ hoàn thành các quy hoạch ngành, vùng, quy hoạch tỉnh còn chậm. Tiếp cận tín dụng còn hạn chế, tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu có xu hướng tăng…

Tập trung hoàn thiện, ban hành Quy hoạch Điện VIII

Về lĩnh vực công thương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tập trung hoàn thiện, ban hành Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch Điện VIII) và đang tập trung hoàn thiện kế hoạch thực hiện; kịp thời triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng điện và an ninh năng lượng quốc gia.

Tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về quản lý phát triển đô thị, xây dựng, quản lý nhà và thị trường bất động sản. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giải phóng mặt bằng, triển khai thi công của một số dự án hạ tầng trọng điểm, nhất là hạ tầng năng lượng và giao thông còn chậm; chưa ban hành kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII, Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy định về hoạt động lấn biển. Việc phát triển đô thị thông minh còn hạn chế; thị trường bất động sản còn khó khăn.

Số người lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng lưu ý về các lĩnh vực: khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động - thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo sửa đổi đồng bộ cơ chế quản lý, tài chính, phương thức đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam xếp hạng 46/132, tăng 2 bậc so với năm 2022.

Trong lĩnh vực giáo dục, Chính phủ đã hoàn thiện hành lang pháp lý thực hiện đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo; triển khai hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, đặc biệt là đã kiểm soát hiệu quả đại dịch COVID-19. Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế; chất lượng khám, chữa bệnh từng bước được cải thiện, ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn, đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra.

Trong đó, nhiều nhiệm vụ đã hoàn thành, tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực và một số nhiệm vụ mang tính thường xuyên, lâu dài đang được triển khai quyết liệt.

Tuy nhiên, một số nhiệm vụ triển khai còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan và tiếp tục cần thời gian để hoàn thành.

"Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế cục bộ chưa được khắc phục triệt để; chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu; chưa xử lý dứt điểm các dự án bệnh viện chậm tiến độ. Số người lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ; lao động khu vực phi chính thức còn lớn; tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên còn cao" - Phó Thủ tướng nêu.

Vương Trần - Ngô Cường
TIN LIÊN QUAN

Tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần vẫn có xu hướng tăng

Vương Trần - Giang Linh |

Báo cáo của Tổng Thư ký Quốc hội chỉ rõ, chất lượng lao động, năng suất lao động của lực lượng lao động còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần vẫn có xu hướng tăng.

Tránh gây sốc về chính sách khiến người lao động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần

Vương Trần - Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa - cho rằng, cần nghiên cứu để có lộ trình áp dụng phù hợp để thực hiện các phương án về bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với người lao động, có thể khiến người lao động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội.

Làm rõ nguyên tắc đóng hưởng khi giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn 15 năm

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Đồng tình với việc điều chỉnh số năm tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ 20 năm xuống còn 15 năm nhưng đề nghị làm rõ việc thay đổi này ở cả khía cạnh nguyên tắc đóng - hưởng và liệu có tạo điều kiện cho người lao động nhiều lần “rút bảo hiểm một lần” khống.

Giải pháp về sàn giao dịch vàng để vốn chết trong dân chảy vào nền kinh tế

Nhóm PV |

Theo ước tính từ Hiệp hội Kinh doanh vàng, đến nay người dân Việt Nam đang nắm giữ khoảng 400 tấn vàng. Tuy nhiên, quan niệm lâu đời coi đây là tài sản tích trữ cùng rào cản từ một số quy định của Nghị định 24 đã khiến lượng lớn kim loại quý này vẫn chôn chặt trong két. Trong khi đó, thay vì là “vốn chết” gây lãng phí, lượng vàng này có thể quy đổi để trở thành động lực cho sản xuất kinh doanh, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình người Việt sau động đất tại Nhật Bản

Thanh Hà |

Cho đến nay, chưa ghi nhận thông tin về thương vong của người Việt do trận động đất ở Nhật Bản. Nhiều công dân Việt Nam đã được chính quyền địa phương Nhật Bản hỗ trợ, sơ tán đến nơi tạm trú an toàn.

Người trúng đấu giá đất 4,28 tỉ đồng/m2 ở Hà Nội sẽ mất tiền cọc

Thu Giang |

Theo UBND huyện Mê Linh (Hà Nội), cá nhân trúng đấu giá thửa đất 102m2 với giá 4,28 tỉ đồng/m2, gấp 142 lần giá khởi điểm (nhưng sau đó lại xin rút cọc vì ghi nhầm) sẽ mất tiền cọc theo quy định.

Mỏi mòn chờ đợi thi hành án dân sự

TRÍ MINH |

Từ hàng loạt kiến nghị gửi tới cơ quan chức năng đến việc trải qua đủ các quy trình tố tụng, một người dân vẫn không thể nhận lại tiền của mình trong vụ việc tranh chấp đòi lại tài sản dù đã có quyết định của tòa án và cơ quan thi hành án dân sự.

Doanh nghiệp xây dựng chậm đóng bảo hiểm xã hội hơn 8 năm

Quang Dân |

Bảo hiểm xã hội Hà Nội vừa điểm tên nhiều doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có sự xuất hiện của loạt “ông lớn” ngành xây dựng.

Tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần vẫn có xu hướng tăng

Vương Trần - Giang Linh |

Báo cáo của Tổng Thư ký Quốc hội chỉ rõ, chất lượng lao động, năng suất lao động của lực lượng lao động còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần vẫn có xu hướng tăng.

Tránh gây sốc về chính sách khiến người lao động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần

Vương Trần - Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa - cho rằng, cần nghiên cứu để có lộ trình áp dụng phù hợp để thực hiện các phương án về bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với người lao động, có thể khiến người lao động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội.

Làm rõ nguyên tắc đóng hưởng khi giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn 15 năm

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Đồng tình với việc điều chỉnh số năm tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ 20 năm xuống còn 15 năm nhưng đề nghị làm rõ việc thay đổi này ở cả khía cạnh nguyên tắc đóng - hưởng và liệu có tạo điều kiện cho người lao động nhiều lần “rút bảo hiểm một lần” khống.