Nhiều công việc quan trọng, Quốc hội có thể họp bất thường vào tháng 1.2024

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, có một số nội dung khác liên quan đến tài chính ngân sách còn tồn đọng và cấp bách, do vậy có khả năng sẽ cần tổ chức kỳ họp bất thường trong thời gian tới.

Sáng 13.12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên họp thứ 28.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, phiên họp thường kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra trong 3 ngày, cho ý kiến về 19 nội dung, tập trung vào 5 nhóm vấn đề.

Nhóm vấn đề thứ nhất là Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết Kỳ họp thứ 6 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến đối với 2 dự thảo luật chưa thông qua tại Kỳ họp thứ 6 là dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về một số nội dung quan trọng khác, như quy hoạch không gian biển quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù để triển khai ba Chương trình mục tiêu quốc gia theo Nghị quyết giám sát của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, còn một số nội dung khác liên quan đến tài chính ngân sách còn tồn đọng và cấp bách, do vậy có khả năng sẽ cần tổ chức kỳ họp bất thường trong thời gian tới.

"Thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán không còn nhiều, nếu có kỳ họp bất thường (có thể vào trung tuần tháng 1.2024), phải đẩy nhanh công tác chuẩn bị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể họp thêm những phiên không thường kỳ", Chủ tịch Quốc hội cho hay.

Nhóm vấn đề thứ hai, Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế năm 2023; xem xét, thông qua chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho ý kiến (chỉ đạo, điều hành) về chương trình đối ngoại, hợp tác quốc tế...

Nhóm vấn đề thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

Xem xét đề nghị bổ sung một số dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (gồm các dự án: Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Nhà giáo; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Hóa chất (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)...).

Xem xét đề nghị bổ sung một số dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng.

Nhóm vấn đề thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với 11 nội dung quan trọng về tài chính ngân sách, địa giới hành chính và nhân sự.

Trong đó có 9 nội dung liên quan đến tài chính ngân sách, như việc phân bổ dự toán ngân sách trung ương năm 2023, bổ sung kinh phí chi sự nghiệp khoa học công nghệ và sự nghiệp bảo vệ môi trường, điều chỉnh vốn vay lại năm 2023 của các địa phương, bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia, xem xét quyết định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu năm 2004.

Về vấn đề địa giới hành chính, Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc thành lập thị xã Việt Yên và các phường thuộc thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; việc nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Nhóm vấn đề thứ 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xem xét báo cáo về công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 10 và tháng 11.2023.

Xem xét, cho ý kiến, quyết định bằng văn bản đối với: Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân bổ kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2024...

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG |

Nghị quyết giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như đấu thầu, mua sắm tài sản công; đấu giá, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu, xây dựng cơ bản, tổ chức cán bộ...

Một năm bận rộn và thành công của đối ngoại Quốc hội: Giữ mạch chảy cội nguồn dân tộc

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Công tác thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng đối với người Việt Nam ở nước ngoài thành chính sách, pháp luật đã được Quốc hội quan tâm, triển khai mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào ở xa Tổ quốc gắn bó và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Một năm bận rộn và thành công của đối ngoại Quốc hội: Nâng tầm đối ngoại đa phương

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, công tác đối ngoại của Quốc hội được triển khai một cách linh hoạt, hiệu quả, với các phương thức và cách làm mới, ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu; góp phần xây dựng môi trường hòa bình ở khu vực, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế, củng cố vững chắc quan hệ với các đối tác, nâng cao tiềm lực, vị thế, uy tín đất nước.

Chứng khoán chờ đợi nhịp phục hồi

Gia Miêu |

Trong ngắn hạn, VN-Index vẫn đang giao dịch phía trên vùng 1.100 điểm và kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ có kịch bản hồi phục kỹ thuật với mục tiêu là ngưỡng cản quanh 1.150 điểm vẫn có thể xảy ra.

Không phải bệnh nhân tự mua thuốc là được thanh toán bảo hiểm y tế

Lệ Hà |

Bộ Y tế đã hoàn thiện dự thảo Thông tư Quy định thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế trực tiếp cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) và đang lấy ý kiến của toàn thể xã hội.

Bản tin công đoàn: Cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức từ 1.7.2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Gần 1 triệu người rút bảo hiểm xã hội một lần trong 10 tháng; Công nhân mất việc với nỗi lo mất Tết; Người lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam mỏi mòn chờ lương hơn 5 năm; Cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức thay đổi như thế nào sau thực hiện cải cách tiền lương 1.7.2024?

Tiết lộ tỉ lệ người dân EU phản đối kết nạp Ukraina

Ngọc Vân |

Nhiều người tin rằng việc Ukraina gia nhập EU sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực về an ninh và kinh tế cho Liên minh châu Âu.

Giáo viên Nghệ An ngậm ngùi nói về thưởng Tết

Quỳnh Trang |

Gần Tết Nguyên đán, nhiều giáo viên ở Nghệ An không mong chờ gì nhiều ở khoản thưởng Tết. Các nhà giáo tìm thấy niềm vui trong sự thành công của học trò.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG |

Nghị quyết giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như đấu thầu, mua sắm tài sản công; đấu giá, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu, xây dựng cơ bản, tổ chức cán bộ...

Một năm bận rộn và thành công của đối ngoại Quốc hội: Giữ mạch chảy cội nguồn dân tộc

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Công tác thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng đối với người Việt Nam ở nước ngoài thành chính sách, pháp luật đã được Quốc hội quan tâm, triển khai mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào ở xa Tổ quốc gắn bó và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Một năm bận rộn và thành công của đối ngoại Quốc hội: Nâng tầm đối ngoại đa phương

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, công tác đối ngoại của Quốc hội được triển khai một cách linh hoạt, hiệu quả, với các phương thức và cách làm mới, ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu; góp phần xây dựng môi trường hòa bình ở khu vực, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế, củng cố vững chắc quan hệ với các đối tác, nâng cao tiềm lực, vị thế, uy tín đất nước.