Phần 1: Sửng sốt với 10 ngoại hành tinh kỳ lạ và độc đáo nhất trong vũ trụ

Nguyễn Hạnh |

Những ngoại hành tinh độc lạ đã được xác định và đặt tên sau đây sẽ chứng tỏ rằng Hệ Mặt trời của chúng ta thật tẻ nhạt, theo Live Science.

1. WASP-76b: Ngoại hành tinh tạo mưa sắt nóng chảy

WASP-76b. Ảnh: ESO

WASP-76b được phát hiện vào năm 2013 và là một hành tinh bị khóa thủy triều với ngôi sao chủ BD + 01 316. Điều này có nghĩa là một mặt của hành tinh này vĩnh viễn đối mặt với ngôi sao mẹ của nó, khiến cho mặt đó có nhiệt độ nóng kinh hoàng khoảng 2.500 độ C, đủ để làm bốc hơi sắt.

Trong khi đó, mặt còn lại sẽ trải qua màn đêm vĩnh viễn. Mặt này "đỡ" nóng hơn mặt đối diện với ngôi sao chủ ít nhất 1.000 độ C, khi hơi sắt từ mặt nóng hơn bị gió mạnh thổi qua mặt mát hơn sẽ biến thành các giọt chất lỏng, tạo ra mưa sắt nóng chảy.

2. HD 189733 b: Hành tinh với mưa thủy tinh nóng chảy

HD 189733 b. Ảnh: NASA/ESA
HD 189733 b. Ảnh: NASA/ESA

NASA phát hiện HD 189733 b vào năm 2015. Màu xanh lam tuyệt đẹp của hành tinh này bắt nguồn từ điều kiện thời tiết chết chóc của nó, đặc biệt là những cơn mưa thủy tinh nóng chảy làm tan chảy bề mặt hành tinh.

Bầu khí quyển của HD 189733 b đang thu nhận rất nhiều bức xạ cường độ cao từ các ngôi sao của hệ sao đôi HD 189733, nghĩa là nó đang nhanh chóng biến mất vào không gian. Hoặc cũng có thể nó sẽ không bị biến mất, vì một ngoại hành tinh khác đã chứng minh đôi khi bầu khí quyển đã chết vẫn có thể hồi sinh trở lại.

3. Gliese 1132b: Hành tinh hình thành bầu khí quyển thứ hai

Gliese 1132 b. Ảnh: NASA/ESA/R.Hurt

Gliese 1132 b quay quanh một quỹ đạo có khoảng cách rất gần với ngôi sao chủ lùn đỏ, điều này khiến cho nhiệt độ bề mặt của nó lên đến 137 độ C và bị bức xạ cường độ cao phá hủy bầu khí quyển.

Tuy nhiên, các nhà thiên văn gần đây phát hiện một điều phi thường đang xảy ra trên Gliese 1132 b. Ảnh hưởng của lực hấp dẫn từ ngôi sao chủ đã tạo ra lực thủy triều cường độ cao, ép và kéo căng Gliese 1132 b. Sự uốn dẻo này làm cho núi lửa hoạt động dữ dội và khiến các khí bốc lên bề mặt hành tinh. NASA cho rằng những khí này đang tạo cho Gliese 1132 b một bầu khí quyển thứ hai.

4. Kepler-10b: Hành tinh dung nham nóng chảy

Kepler-10b. Ảnh: NASA

Kepler-10b được kính thiên văn Kepler phát hiện vào năm 2011. Hành tinh này quay quanh một quỹ đạo rất gần với ngôi sao chủ, chỉ bằng 1/20 quỹ đạo của sao Thủy. Điều này khiến cho bề mặt của nó nóng hơn 1.300 độ C.

Có thể có một lớp dung nham nóng chảy đang bao phủ Kepler-10 b, bởi vì bức xạ khắc nghiệt từ ngôi sao chủ đã tước đi bầu khí quyển của nó. Vì Kepler-10 b cũng bị khóa thủy triều với ngôi sao chủ nên nó cũng tạo ra các giọt sắt và silicat nóng chảy. Những giọt này không rơi xuống bề mặt hành tinh, thay vào đó chúng bị gió thổi bay vào không gian, tạo ra một chiếc đuôi bốc lửa.

5. Upsilon Andromeda b: Một thế giới của lửa và băng

Upsilon Andromeda b. Ảnh: NASA
Upsilon Andromeda b. Ảnh: NASA

Upsilon Andromeda b cũng là một ngoại hành tinh được khóa thủy triều chặt chẽ với ngôi sao chủ, hoàn thành quỹ đạo chỉ trong vòng chưa đầy 5 ngày. Điều này làm cho nó trở thành một thế giới với sự chênh lệch nhiệt độ giữa bán cầu ban ngày và bán cầu ban đêm đáng kinh ngạc.

Bán cầu ban ngày của Upsilon Andromeda b có nhiệt độ lên tới 1.600 độ C. Còn ban đêm, nhiệt độ thấp ở mức -20 độ C. Đây chính là sự chênh lệch nhiệt độ có một không hai trong vũ trụ.

Theo NASA, ngoại hành tinh này có sự chênh lệch nhiệt độ triệt để như vậy có là do kích thước siêu khổng lồ của ngôi sao chủ - Upsilon Andromedae A.

(Còn tiếp)

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Giả thuyết mới về cách thức liên lạc bí mật của người ngoài hành tinh

Nguyễn Hạnh |

Một nhà vật lý lượng tử cho rằng người ngoài hành tinh có thể đang sử dụng các ngôi sao để gửi tin nhắn cho những người khác trong không gian, Daily Mail đưa tin ngày 4.8.

Choáng ngợp với hình ảnh hố đen vũ trụ "nuốt chửng con mồi"

Nguyễn Hạnh |

Các nhà khoa học đã chụp được hình ảnh ngoạn mục về cảnh một hố đen vũ trụ đang "nuốt chửng" vật chất xung quanh nó.

Phát hiện yếu tố tiềm ẩn những tác động đáng kể làm Trái đất nóng lên

Nguyễn Hạnh |

Nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu vệ tinh cho thấy, tốc độ của các dòng chảy đại dương (hải lưu) đang ngày càng nhanh hơn, tiềm ẩn những tác động đáng kể đối với sự biến đổi khí hậu của Trái đất, Space.com đưa tin ngày 3.8.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Giả thuyết mới về cách thức liên lạc bí mật của người ngoài hành tinh

Nguyễn Hạnh |

Một nhà vật lý lượng tử cho rằng người ngoài hành tinh có thể đang sử dụng các ngôi sao để gửi tin nhắn cho những người khác trong không gian, Daily Mail đưa tin ngày 4.8.

Choáng ngợp với hình ảnh hố đen vũ trụ "nuốt chửng con mồi"

Nguyễn Hạnh |

Các nhà khoa học đã chụp được hình ảnh ngoạn mục về cảnh một hố đen vũ trụ đang "nuốt chửng" vật chất xung quanh nó.

Phát hiện yếu tố tiềm ẩn những tác động đáng kể làm Trái đất nóng lên

Nguyễn Hạnh |

Nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu vệ tinh cho thấy, tốc độ của các dòng chảy đại dương (hải lưu) đang ngày càng nhanh hơn, tiềm ẩn những tác động đáng kể đối với sự biến đổi khí hậu của Trái đất, Space.com đưa tin ngày 3.8.