Giới khoa học tổng hợp thành công phôi người nhân tạo

Anh Vũ |

Bước đột phá của các nhà khoa học có thể hỗ trợ nghiên cứu về các rối loạn di truyền nhưng lại đặt ra các vấn đề nghiêm trọng về đạo đức và pháp lý.

Các nhà khoa học đã tạo ra phôi người tổng hợp bằng cách sử dụng tế bào gốc, đây là một bước tiến đột phá giúp loại bỏ nhu cầu về trứng hoặc tinh trùng trong sinh sản, The Guardian đưa tin.

Theo đó, những phôi mô hình này, tương tự như những phôi trong giai đoạn phát triển sớm nhất của con người, có thể cung cấp một góc nhìn quan trọng về tác động của các rối loạn di truyền và nguyên nhân sinh học của sẩy thai tái phát.

Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng đặt ra các vấn đề nghiêm trọng về đạo đức và pháp lý, khi các thực thể được phát triển trong phòng thí nghiệm nằm ngoài luật pháp hiện hành ở Vương quốc Anh và hầu hết các quốc gia khác.

Các "cấu trúc" sinh học được tạo ra không có tim hay não, nhưng chúng bao gồm các tế bào hình thành nhau thai, túi noãn hoàng và chính phôi thai.

Phôi người nhân tạo, đột phá mới của giới khoa học

Giáo sư Magdalena Żernicka-Goetz, thuộc Đại học Cambridge và Viện Công nghệ California (Mỹ), đã mô tả công trình này trong một bài phát biểu toàn thể vào ngày 14.6 tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Tế bào gốc Quốc tế ở Boston (Mỹ).

“Chúng tôi có thể tạo ra các mô hình giống như phôi thai người bằng cách lập trình lại các tế bào", Giáo sư Magdalena nói.

Theo The Guardian, không có triển vọng ngắn hạn nào về việc phôi tổng hợp này sẽ được sử dụng trong y tế lâm sàng. Thêm vào đó, sẽ là bất hợp pháp nếu các nhà khoa học cấy chúng vào tử cung của bệnh nhân và vẫn chưa rõ liệu những cấu trúc này có khả năng tiếp tục trưởng thành sau các giai đoạn phát triển sớm nhất hay không.

Robin Lovell-Badge, Trưởng bộ phận sinh học tế bào gốc và di truyền học phát triển tại Viện Francis Crick ở London (Anh), cho biết: “Ý tưởng là nếu bạn thực sự lập mô hình phát triển phôi người bình thường bằng cách sử dụng tế bào gốc, bạn có thể thu được rất nhiều thông tin về cách mà chúng ta bắt đầu phát triển như thế nào, điều gì có thể dẫn tới sai sót mà không cần phải sử dụng các phôi thai ban đầu để nghiên cứu".

Trước đây, nhóm của giáo sư Żernicka-Goetz và một nhóm đối thủ tại Viện Weizmann ở Israel đã chỉ ra rằng, các tế bào gốc từ chuột có thể tự "lắp ráp" thành các cấu trúc giống như phôi thai ban đầu với đường ruột, não ở giai đoạn đầu và tim có thể đập.

Toàn bộ chi tiết của công trình đến từ phòng thí nghiệm Cambridge-Caltech, vẫn chưa được công bố trên báo. Tuy nhiên, phát biểu tại hội nghị, giáo sư Żernicka-Goetz đã mô tả việc nuôi cấy phôi sẽ chỉ được thực hiện đến giai đoạn chỉ tương đương với 14 ngày phát triển của phôi tự nhiên.

Phôi chuột nhân tạo được tổng hợp trong phòng thí nghiệm ở Israel. Ảnh: AFP
Phôi chuột nhân tạo được tổng hợp trong phòng thí nghiệm ở Israel. Ảnh: AFP

Khoa học phát triển nhanh hơn luật pháp

Sự phát triển cho thấy khoa học trong lĩnh vực này đã vượt xa giới hạn của luật pháp nhanh như thế nào, và các nhà khoa học ở Vương quốc Anh cùng các nơi khác đã bắt đầu soạn thảo các hướng dẫn tự nguyện để quản lý việc nghiên cứu các phôi tổng hợp.

“Nếu những mô hình này rất giống những phôi bình thường, thì theo một cách nào đó, chúng nên được đối xử như nhau. Hiện tại trong luật thì không. Mọi người đang lo lắng về điều này", giáo sư Lovell-Badge nói.

Ngoài ra, còn có một câu hỏi quan trọng chưa được trả lời về việc liệu những cấu trúc này có khả năng phát triển thành một sinh vật sống hay không dù chỉ theo lý thuyết. Phôi tổng hợp phát triển từ tế bào chuột được báo cáo là có vẻ ngoài gần giống với phôi tự nhiên. Nhưng khi được cấy vào tử cung của chuột cái, chúng không phát triển thành động vật sống.

Vào tháng 4, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã tạo ra phôi tổng hợp từ tế bào khỉ và cấy chúng vào tử cung của khỉ trưởng thành, một vài trong số chúng có dấu hiệu mang thai ban đầu nhưng không có phôi nào tiếp tục phát triển sau vài ngày.

Bước đột phá mới của khoa học có thể rất hữu ích trong nghiên cứu về các rối loạn di truyền, nhưng lại đặt ra các vấn đề nghiêm trọng về đạo đức và pháp lý.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Nhà khoa học cảnh báo Nga có thể phải dời đô về Siberia vì biến đổi khí hậu

Thanh Hà |

Biến đổi khí hậu có thể khiến Mátxcơva không thể ở được và phải di chuyển thủ đô của đất nước về Siberia, một nhà khí hậu học hàng đầu ở Nga nhận định.

Khoa học đưa ra giả thuyết về cách thời gian trôi đi

Anh Vũ |

Thách thức các quan niệm truyền thống về thời gian là tuyệt đối, nhiều nhà nghiên cứu đang thảo luận về các lý thuyết cho rằng thời gian là tương đối và đan xen với không gian, một khái niệm mâu thuẫn với kinh nghiệm chủ quan của chúng ta.

Bắc Kinh tiết lộ kế hoạch tăng cường đổi mới khoa học công nghệ ưu việt

Thảo Phương |

Trung tâm Đổi mới Khoa học và Công nghệ Quốc tế Bắc Kinh do Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình giám sát dự kiến hoàn thành vào năm 2025.

Người dân Hà Nội đi xin từng xô nước ăn suốt 2 tháng

KHÁNH AN |

Suốt 2 tháng nay, tình trạng mất nước sạch tại Hoài Đức (Hà Nội) vẫn chưa được khắc phục, nhiều hộ dân phải mua từng téc nước sạch, đi xin nước mưa của nhà hàng xóm.

Công nhân ở Vĩnh Phúc như "ngồi trên đống lửa", chờ được trả nợ BHXH

Khánh Linh |

Vĩnh Phúc - Công nhân Công ty TNHH SY VINA (xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương) như "ngồi trên đống lửa" vì cho đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì từ phía doanh nghiệp về việc trả nợ BHXH.

Cựu Tổng Giám đốc Cienco 1 lĩnh 7 năm tù vụ thất thoát 240 tỉ đồng

Việt Dũng |

Hà Nội - Ông Cấn Hồng Lai và Phạm Dũng, 2 cựu lãnh đạo Cienco 1 cùng dàn cấp dưới cũ bị xác định vi phạm quản lý tài sản, gây thất thoát gần 240 tỉ đồng.

Tố cáo môi giới hối lộ khi xét xử, phải tạm dừng phiên toà để điều tra

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Ngày 16.6, Tòa án nhân tỉnh cho biết, vừa phải tạm dừng một phiên toà và chuyển hồ sơ vụ án lên Cục Điều tra Hình sự, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao để điều tra tội “môi giới hối lộ”, tình tiết này phát sinh trong quá trình xét xử vụ án.

Luật sư nói về khả năng giám đốc thẩm vụ án bà Lê Thị Dung

QUANG ĐẠI |

Theo luật sư, trường hợp bà Lê Thị Dung không đồng tình với bản án phúc thẩm, có quyền kiến nghị cấp có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Nhà khoa học cảnh báo Nga có thể phải dời đô về Siberia vì biến đổi khí hậu

Thanh Hà |

Biến đổi khí hậu có thể khiến Mátxcơva không thể ở được và phải di chuyển thủ đô của đất nước về Siberia, một nhà khí hậu học hàng đầu ở Nga nhận định.

Khoa học đưa ra giả thuyết về cách thời gian trôi đi

Anh Vũ |

Thách thức các quan niệm truyền thống về thời gian là tuyệt đối, nhiều nhà nghiên cứu đang thảo luận về các lý thuyết cho rằng thời gian là tương đối và đan xen với không gian, một khái niệm mâu thuẫn với kinh nghiệm chủ quan của chúng ta.

Bắc Kinh tiết lộ kế hoạch tăng cường đổi mới khoa học công nghệ ưu việt

Thảo Phương |

Trung tâm Đổi mới Khoa học và Công nghệ Quốc tế Bắc Kinh do Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình giám sát dự kiến hoàn thành vào năm 2025.