Tín dụng đen

Tín dụng chính sách đẩy lùi “tín dụng đen”

Quang Huy |

Tín dụng chính sách không những đã đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn mà còn góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, ổn định tình hình chính trị, an ninh trên địa bàn. 

Đánh sập đường dây tín dụng đen “hút máu” công nhân ở Bình Dương

ĐÔNG ANH |

Thông tin từ Công an tỉnh Bình Dương cho biết: Công an thị xã Dĩ An vừa phá án, đánh sập một đường dây tín dụng đen, chuyên cho vay nặng lãi, đẩy rất nhiều công nhân, người thu nhập thấp vào chỗ khánh kiệt, nợ nần, không lối thoát.

Tín dụng chính sách đẩy lùi “tín dụng đen” ở nông thôn

Nguyễn Lý |

Gia Lai là tỉnh nghèo khu vực Bắc Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, có gần 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao so với mức bình quân chung toàn quốc, đến cuối năm 2017 tỉ lệ hộ nghèo 13,34% (45.340 hộ), tỉ lệ hộ cận nghèo 9,83% (33.406 hộ).

Vụ cán bộ bỏ nhiệm sở vì bị đòi nợ: Tỉnh Gia Lai chỉ đạo kiểm tra, xử lý

ĐÌNH VĂN |

Ngày 28.2, UBND tỉnh Gia Lai cho biết, đã có văn bản chỉ đạo sở Nội vụ làm rõ việc 2 công chức bỏ việc, đồng thời chỉ đạo các sở ngành, huyện thị tuyên truyền, quản lý hoạt động "tín dụng đen" trong cán bộ, công chức.

Tan nát từ bẫy tín dụng đen

TRẦN QUANG ĐẠI |

“Nó chị chị em em ngọt ngào, hứa giúp xin việc cho chị, cho cháu, nói là có người nhà làm lãnh đạo tỉnh, một suất viên chức hết 150 triệu. Khi đã cầm được tiền, nó liền trở mặt, xưng “mày tao” và cho xã hội đen đến dọa, xé giấy tờ vay tiền” - chị Phạm Thị Thơ (Nghệ An) cay đắng kể lại quá trình sa chân vào bẫy tín dụng đen của một bạn học.

Vay tiền tín dụng đen 150 triệu đồng, sau một năm phải trả… 2 tỉ đồng

ĐÔNG ANH |

Mẹ con chị Võ Thị Ánh Thùy (trú 90/3 Lê Liễu, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP HCM) vay của bà N.T.P (ngụ TPHCM) số tiền 150 triệu đồng. Sau hơn một năm, tổng số tiền vốn gốc và lãi đã lên tới … 2 tỉ đồng. Không có tiền trả nợ, mẹ con chị Thùy có  nguy cơ mất nhà, vì những ngày qua liên tục xuất hiện một số người lạ mặt tới uy hiếp. 

Lương thấp, công nhân dễ “dính” tín dụng đen

LÊ TUYẾT |

Lương công nhân (CN) không đủ sống, không có tích lũy trong khi đó nguồn vốn vay lãi suất thấp còn hạn chế, CN khó tiếp cận nên khi cần tiền, CN dễ tìm đến tín dụng “đen” là ý kiến của các cán bộ công đoàn (CĐ) trong buổi đối thoại với lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương được tổ chức ngày 5.10.

Công nhân phản ánh thường bị cướp ở các trụ ATM vào ngày lãnh lương

L.TUYẾT |

Tín dụng đen “bủa vây” công nhân (CN), CN bị trấn lột, bị cướp ngay trụ ATM, bị lấy xe máy khi đang rút tiền, đặc biệt là các CN nữ… là ý kiến phản ánh của nhiều cán bộ công đoàn (CĐ) cơ sở tại Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương và cán bộ CĐ cơ sở khối doanh nghiệp (DN) ngoài nhà nước.

Tín dụng đen: Ma trận ảo “siết cổ” người vay

Ngọc Linh |

Trước hàng loạt thủ tục rườm rà của các ngân hàng thương mại, nhiều người sẵn sàng chấp nhận vay tín dụng đen để lấy vốn sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng dù biết lãi suất cho vay của loại hình này luôn ở mức “cắt cổ”.

Vay lãi tín dụng đen Phó Ban Dân vận Tỉnh ủy Tiền Giang bị cách chức, khai trừ Đảng

Phương Dung |

Để tham gia bán hàng đa cấp, Phó trưởng Ban dân vận Tỉnh ủy Tiền Giang đã vay lãi nóng lên đến 20%/tháng, "lãi mẹ đẻ lãi con" nhưng không có khả năng thanh toán nên bị cách chức, khai trừ Đảng...

“Tín dụng đen” bủa vây công nhân

NHÓM PHÓNG VIÊN |

“Tín dụng đen” với mức lãi suất “cắt cổ” đã và đang bủa vây công nhân các khu công nghiệp và người dân, đặc biệt dịp tết đến, xuân về. Vào mỗi dịp cuối năm, khi người công nhân (nhất là lao động xa quê) cần một khoản tiền đáng kể để trang trải cuộc sống bản thân và gia đình, thì “tín dụng đen” lại phát tác, lập tức bủa vây người lao động. Thực trạng này đến hẹn lại lên đã nhiều năm nay nhưng chưa có thuốc chữa.

Người dân Tây Nguyên oằn mình cõng tín dụng đen: Những khoản vay dài suốt cả phận người

ĐỖ DOÃN HOÀNG |

Chúng tôi đi khắp xóm, vào vùng bà con người Cơ Ho tít trong nách núi xóm Thác Nếp, cứ đi tình cờ, cứ chọn vô tình, gặp ai cũng nghe chồng chất các khoản nợ. Đi bảy tám chục cây số rồi vài trăm cây số sang huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), sang tỉnh Đắk Lắk, rẽ ngẫu hứng vào chỗ nào cũng thấy chuyện tương tự. Một phụ nữ trẻ ở miền rừng núi xã Phúc Thọ khóc, nói: “Nhà bố đẻ em, nhà bố chồng em đều nợ tương tự như nhà em, tức là vay hết tiêu chuẩn ở ngân hàng, quay sang vay con buôn với lãi suất “cắt cổ”. Đến khoản tiền vay tổ chức cưới vợ cho con (tức là cưới em về), bây giờ nhà chồng em vẫn chưa trả nổi. Hàng xóm nhiều người bị xiết nợ mất nhà, biệt xứ lang thang. Có anh T cùng vợ và 5 đứa con, bán hết nhà cửa, tuần trước có cái côngtơ điện cũng trèo lên cây cột ọp ẹp dỡ xuống bán để trả nợ rồi”.