Công nhân

“Không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra”

TRẦN HÓA |

Ông Phạm Hồng Khanh - Phó Đội trưởng Đội CSKT (Công an TP.Quảng Ngãi) - cho biết, quá trình điều tra, xác minh xét thấy vụ việc trên là tranh chấp dân sự nên không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Công an TP.Quảng Ngãi.

Nhà nước nên ra tay để công nhân có nhà ở giá rẻ

NGUYỄN VĂN NHUẬN |

Để công nhân có nhà ở với giá rẻ thì nhà nước nên có chính sách không thu tiền giao đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất một lần, mà thay vào đó là nên thỏa thuận với chủ đầu tư để đổi lấy tầng trệt và tầng một của tòa nhà chung cư thuộc sở hữu của nhà nước rồi giao cho chính quyền địa phương quản lý hai tầng này để thành lập các khu dịch vụ và chợ nhỏ và thu tiền cho thuê hàng tháng. Chỉ bán cho công nhân từ tầng hai trở lên, càng lên cao giá càng rẻ, số tiền thu được khi kinh doanh tầng trệt và tầng một để trừ tiền sử dụng đất, tiền giải phóng mặt bằng, quản lý tòa nhà...

Nghệ An: Nữ công nhân “khát” kiến thức sức khỏe sinh sản

Quang Hiển |

Những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục được đông đảo nữ công nhân (CN) tại các khu công nghiệp (KCN) đặc biệt quan tâm. Thực sự, đang có một “khoảng trống” trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ CN cần được “lấp đầy”.

Virus Zika: Nỗi lo từ các khu nhà trọ của công nhân

MINH PHẠM - LÊ TUYẾT |

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh do virus Zika gây ra, nhiều công nhân tại các địa phương lo ngại về khả năng dễ bị nhiễm bệnh. Bởi lẽ, hầu hết công nhân sống tại các khu nhà trọ ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh môi trường, dễ phát sinh muỗi; trong khi đó, kiến thức phòng chống cũng như khả năng nhận biết về dịch bệnh này của công nhân vẫn còn hạn chế...

Nhà thuốc “chui” bao vây công nhân

LÊ TUYẾT |

Tại Dĩ An (Bình Dương), hàng trăm quầy thuốc không được cơ quan thẩm quyền cấp phép, thậm chí người bán thuốc không có bằng cấp, không có chuyên môn, không được đào tạo về dược lại ngang nhiên mở quầy kinh doanh thuốc tây. Những quầy thuốc kiểu này mọc dày đặc tại các khu vực tập trung đông công nhân, người lao động, len lỏi giữa các nhà trọ, khu công nghiệp… hoạt động nhộn nhịp như bán rau củ, hàng tạp hóa.

“Soái ca” công đoàn đòi tiền tỉ cho công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Tại LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, ông Vũ Ngọc Hà (39 tuổi) - Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn, được công nhân gọi là “soái ca” của họ, do rất nhiều công nhân bị đuổi việc trái luật, bị ức hiếp đánh đập, bị giam sổ bảo hiểm xã hội… đã được ông đòi lại công bằng trước tòa. Hàng tỉ đồng cũng được ông đòi về cho người lao động, ông cũng đã phớt lờ nhiều lời mời làm việc nghìn đô của doanh nghiệp để đồng hành cùng công nhân.

Bữa ăn giữa ca của công nhân: Quan tâm đến sức khỏe công nhân (bài cuối)

QUỐC THIÊN |

Có doanh nghiệp (DN) lơ là không quan tâm đến bữa ăn giữa ca của người lao động (NLĐ) nhưng cũng có rất nhiều DN quan tâm, chăm chút rất kỹ vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe của công nhân (CN). Tiêu biểu như Cty CP APT-KCN Tân Tạo (quận Bình Tân, TP HCM) bữa ăn tuy chỉ có giá 15.000 đồng nhưng được CN đánh giá cao về chất lượng cũng như ATVSTP.

Hỗ trợ công nhân khi sản xuất khó khăn là trách nhiệm của doanh nghiệp

LÊ AN NHIÊN |

Các doanh nghiệp (DN) sản xuất theo đơn hàng hoặc sản xuất hàng hóa bán theo mùa, tình trạng thiếu việc cho người lao động (NLĐ) làm vẫn thường xuyên xảy ra khi DN thiếu đơn hàng hoặc qua mùa. Để giữ chân NLĐ, các DN đều có phương án chăm lo, hỗ trợ đời sống cho NLĐ. Theo chia sẻ của một số chủ DN “hỗ trợ cho NLĐ khi sản xuất khó khăn chính là trách nhiệm mà mỗi DN phải làm”.

Tranh thủ sự ủng hộ của Đảng ủy, thực hiện các chế độ cao hơn luật cho công nhân

TRƯƠNG HOÀNG |

Cty CP Đầu tư và Thương mại TNG (Thái Nguyên) hiện có hơn 10.000 CNVCLĐ, làm việc tại 6 khu vực với 11 chi nhánh may và 2 chi nhánh phụ trợ. Điều đặc biệt ở Cty này là mọi chế độ đối với NLĐ được BCH CĐ và Ban Giám đốc thống nhất công khai đưa lên trên mạng nội bộ của Cty để mọi người cùng biết, cùng giám sát.

Diễn đàn: Bữa ăn ca của công nhân, từ đâu?

QUANG ĐẠI |

Vụ đình công tại Cty Matrix Vinh (Nghệ An) với sự tham gia của khoảng 3.000 người, chủ yếu nữ, đấu tranh đòi quyền lợi, trong đó có yêu cầu nâng mức ăn ca từ 12 nghìn lên 15 nghìn kéo dài đã 3 ngày, cho thấy nhiều tồn tại trong bữa ăn ca của công nhân (CN).

Bài 1: Ngại xây dựng bếp ăn vì tốn kém

QUỐC THIÊN |

Theo quy định, thức ăn từ khi nấu xong đến lúc ăn không được quá 2 giờ. Nếu quá thời gian này, vi khuẩn sẽ phát sinh và có thể gây ngộ độc.

TNLĐ 05: Tai biến khi đang làm việc, nữ công nhân mồ côi không nơi “bấu víu”

t. thuý |

(DỪNG TIẾP NHẬN HỖ TRỢ) Sau 4 tháng chạy vạy với nỗ lực cứu em gái là Trương Thị Nhật Kiều (SN 1989, công nhân Cty Komega X - Khu Công nghiệp Suối Dầu, Khánh Hoà) bị tai biến khi đang làm việc, anh Trương Nhất Linh (trú Diên Khánh, Khánh Hòa) giờ đây cũng đành buông tay bởi “không còn nơi bấu víu” để lắp hộp sọ cho em.

Tuyên truyền cho công nhân qua hệ thống truyền thanh

Anh Tuấn - Quế Chi |

Chị Phạm Thị Ánh Ngọc - Chủ tịch CĐ Cty - cho biết: Ngay từ khi đi vào hoạt động, BCH CĐ đã chủ động đề xuất ký kết quy chế phối hợp với chủ DN. Hằng năm, CĐ Cty xây dựng chương trình kế hoạch công tác, thông báo cụ thể với chủ DN để cùng phối hợp.

Tôi trở thành “luật sư công nhân” như thế nào?

TRỊNH VĂN LỢI |

Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng quê Đồng bằng Bắc Bộ, quanh năm trồng lúa. Quê tôi, ai cũng lao động quá vất vả mà vẫn không đủ ăn. Hoàn cảnh gia đình tôi càng éo le hơn khi bố mất sớm, một mình mẹ nuôi bảy anh chị em tôi ăn học. Học hết cấp hai, mỗi người một phương, tôi vào miền Nam tha phương cầu thực.

Tạo môi trường làm việc thân thiện cho công nhân

Trương Hoàng |

Đó là nguyên tắc làm việc của anh Cao Văn Tiến Trang - Chủ tịch CĐCS Cty TNHH may Nien Hsing Ninh Bình (thuộc CĐ các KCN tỉnh Ninh Bình). Cty hiện có hơn 3.300 CNLĐ. CĐ không chỉ tham gia với BGĐ Cty tạo công ăn việc làm cho CNLĐ và nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo thu nhập bình quân từ 4.000.000 - 4.500.000 đồng/người/tháng, mà còn tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, hứng khởi cho CNLĐ.