“Soái ca” công đoàn đòi tiền tỉ cho công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Tại LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, ông Vũ Ngọc Hà (39 tuổi) - Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn, được công nhân gọi là “soái ca” của họ, do rất nhiều công nhân bị đuổi việc trái luật, bị ức hiếp đánh đập, bị giam sổ bảo hiểm xã hội… đã được ông đòi lại công bằng trước tòa. Hàng tỉ đồng cũng được ông đòi về cho người lao động, ông cũng đã phớt lờ nhiều lời mời làm việc nghìn đô của doanh nghiệp để đồng hành cùng công nhân.

Đến với công nhân

Vật bất ly thân của ông Hà luôn là chiếc điện thoại “cục gạch”, cứ 10 - 15 phút lại có một cuộc gọi đến. “Hầu hết các cuộc gọi tới tôi là của công nhân Đồng Nai, rồi cả Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu gọi nhờ tư vấn đủ thứ việc, từ các chế độ BHXH, BHYT tới các thủ tục xin nghỉ việc, hoặc chỉ điện thoại khóc lóc tâm sự mới bị Cty đuổi việc và nhờ tôi tư vấn” - ông Hà chia sẻ. Đó cũng là lý do mà ông Hà phải xài loại điện thoại cục gạch vì pin “trâu” dùng được cả ngày, phục vụ việc tư vấn pháp luật cho công nhân, còn điện thoại smartphone thì chỉ để truy cập Internet nắm bắt thông tin.

Đang học dở dang ngành kỹ sư thì bỗng một ngày, cha của ông Hà cầm theo sẵn một tập hồ sơ của trường Đại học Luật và bảo: “Mày theo học làm luật sư bảo vệ công nhân nhé!”. Không suy nghĩ nhiều, ông Hà gật đầu ngay và bắt đầu con đường trở thành luật sư chuyên bảo vệ quyền lợi của công nhân đơn giản như vậy. Ông Hà chia sẻ: “Trung tâm tư vấn pháp luật này được lập ra thì cha tôi là vị giám đốc đầu tiên, cũng là người đầu tiên mở đường cho những vụ án bảo vệ công nhân trước tòa cũng như xây dựng lực lượng công nhân am hiểu pháp luật. Trong nhiều lần đi bảo vệ công nhân như vậy, tôi được đi theo và hình ảnh người công nhân hiền lành, chịu thương chịu khó trở nên gần gũi với tôi từ lúc nào tôi không biết. Tôi có cảm tình với họ và khi cha tôi nói tôi làm luật sư bảo vệ công nhân thì tôi nhận lời ngay”.

Ông Hà nhớ lại: Năm 1998, ông vừa học đại học vừa được thực hành ngay tại trung tâm tư vấn pháp luật. Nhưng do chưa có kinh nghiệm nên được phân công đánh máy, thảo đơn giúp cho các luật sư. Cũng nhờ đó mà ông học được nhiều điều quý giá về cách hành nghề của các luật sư ở trung tâm để áp dụng cho công việc sau này. “Tôi cũng may mắn ở chỗ, cha tôi khi đi xuống cơ sở giảng dạy kiến thức pháp luật cho công nhân, hoặc đi bảo vệ công nhân ở tòa… đều “cắp” tôi đi theo. Do đó, từ khi còn đi học tôi đã có được rất nhiều trải nghiệm về những khó khăn trong quá trình hoạt động mà cha tôi đã trải qua. Từ đó, tự rút ra kinh nghiệm” - ông Hà nói. Ðến năm 2000, sau khi học xong, ông Hà trở về làm việc chính thức tại trung tâm rồi trở thành luật sư năm 23 tuổi và là một trong những luật sư trẻ lúc bấy giờ.

Công nhân thắng kiện, người thua kiện vẫn vui vẻ

Điểm đặc biệt ở Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn tỉnh Đồng Nai, việc đòi quyền lợi được cho NLĐ là ưu tiên, nhưng ưu tiên hơn nữa là vẫn giữ hài hòa được quan hệ lao động. Điều này thể hiện tại những phiên tòa do Công đoàn Đồng Nai đứng ra bảo vệ NLĐ. Đơn cử như vừa qua, ông Hà trực tiếp đứng ra bảo vệ cho công nhân thắng kiện, phía bên người sử dụng lao động là Cty TNHH MTV Phòng khám Đa khoa Lê Thành, (H. Long Thành, Đồng Nai) phải chấp nhận trả cho NLĐ bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ số tiền 300 triệu đồng, nhưng họ vẫn tỏ thái độ rất vui vẻ. Ông Vũ Ngọc Hà cho biết: “Tôi đã tham gia bảo vệ rất nhiều vụ án lao động, với tư cách luật sư của Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn và hiện nay tham gia với tư cách là tổ chức công đoàn đứng ra bảo vệ quyền lợi NLĐ theo quy định luật tố tụng mới. Do đó, ngoài đòi được quyền lợi cho NLĐ, chúng tôi còn muốn thể hiện cho phía sử dụng lao động thấy được thiện chí giải quyết vấn đề của NLĐ không phải chỉ vì đòi tiền mà còn tỏ rõ quan điểm muốn xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa”. Cũng mới đây, ông Hà còn giúp bà Nguyễn Thanh Uyển, là một người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng, đòi bồi thường được gần 1 tỉ đồng từ doanh nghiệp.

Ông Vũ Ngọc Hà hỗ trợ bà Nguyễn Thanh Uyển đòi được gần 1 tỉ đồng. Ảnh: H.A.C

Thành công là vậy, nhưng ông Hà vẫn ôm nhiều trăn trở. Đó là vấn đề đòi bồi thường tai nạn lao động do người sử dụng lao động thường né tránh trách nhiệm bồi thường. “Chúng tôi thật sự xúc động mỗi khi tiếp nhận những vụ kiện liên quan đến TNLÐ. Nhiều trường hợp người lao động bị tai nạn lao động rất nặng như gãy tay, gãy chân, hư mắt… Gặp những trường hợp này, việc đầu tiên là chúng tôi động viên NLÐ chạy chữa vết thương cho lành. Sau đó, trung tâm tư vấn, hỗ trợ NLÐ đòi những quyền lợi mà lẽ ra họ được hưởng theo quy định” - anh Hà chia sẻ. Như trường hợp anh Vũ Ngọc Dũng làm việc cho Cty Ð.H.P (TP. Biên Hòa), bị điện giật, dẫn đến phải sống đời thực vật. Phía Cty hứa sẽ lo cho Dũng nhưng sau đó né tránh trách nhiệm. Cán bộ trung tâm đã nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn gia đình cách làm đơn khởi kiện công ty ra tòa và cấp sơ thẩm đã tuyên buộc Cty phải bồi thường hơn 300 triệu đồng.

Từ những lần thắng kiện gây tiếng vang, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài biết tìm tới trung tâm gặp và mời ông về làm việc với mức lương cao nghìn đô, song ông đã chọn làm việc ở Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn để có điều kiện bênh vực và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Ngày bảo vệ công nhân ở tòa, tối giảng dạy công nhân nòng cốt

Hiện, một tuần làm việc của ông là bảo vệ công nhân tại các phiên tòa vào buổi sáng, còn các buổi tối cuối tuần thì ông về các khu nhà trọ để tuyên truyền phổ biến pháp luật cho công nhân lao động.

Đó là cả một quá trình dài, khi ông Hà chính thức trở thành một cán bộ công đoàn chuyên về pháp luật lao động, tư vấn bảo vệ quyền lợi cho công nhân thì vào thời điểm đó, NLÐ tìm đến trung tâm còn rất ít, công việc chính ở trung tâm chủ yếu thực hiện dịch vụ pháp lý về dân sự, hình sự, đất đai.

Không thể ngồi chờ NLĐ tới với mình, ông Hà tham gia cùng Viện Phát triển bền vững vùng Ðông Nam Bộ để khảo sát về đời sống, việc làm, tiền lương, điều kiện, trình độ của NLÐ. Qua khảo sát, ông nhận thấy thực tế đời sống của NLÐ khá khó khăn, đặc biệt đối tượng NLÐ nhập cư sống khép kín, ít hiểu biết về luật pháp. Từ năm 2008, ông Hà cùng bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt (nguyên Giám đốc của trung tâm) thực hiện các dự án tư vấn pháp luật lưu động cho công nhân nhập cư, giúp đỡ pháp lý cho họ tại ngay nhà trọ công nhân vào các buổi tối cuối tuần. Từ đây, thông qua những ngày tháng gian khó như vậy, NLĐ đã biết đến trung tâm nhiều hơn, họ rỉ tai nhau về sự nhiệt huyết, tin cậy khi được cán bộ công đoàn giỏi pháp lý tư vấn, khiến hoạt động của trung tâm ngày càng sôi động.

Tuy nhiên, những khó khăn lại bắt đầu đến khi NLĐ đến tư vấn ngày một nhiều, trong khi nhân lực quá ít. Để bù lại thiếu hụt do số luật sư và chuyên viên quá ít không thể đáp ứng hết nhu cầu của NLĐ, trung tâm đã có sáng kiến xây dựng lực lượng công nhân nòng cốt được lựa chọn từ những công nhân nhanh nhẹn, hoạt bát, nhiệt tình, để làm công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật. Để có những hạt nhân đầu tiên là công nhân nòng cốt giỏi, chính ông Hà trở thành người thầy giáo đầu tiên giảng dạy cho các công nhân để sau này họ trở thành những công nhân giỏi nghề, rành pháp luật lao động và nhiệt huyết với tổ chức công đoàn.

Chính vì vậy, vào các buổi sáng chủ nhật, ông Hà phổ biến những luật mới cho các công nhân nòng cốt, còn buổi tối ông cùng nhóm công nhân nòng cốt về các nhà trọ để tư vấn từ 19 - 21h. “Có những đêm, khi đang tuyên truyền pháp luật tại khu nhà trọ công nhân thì trời đổ mưa. Công nhân chạy vào hành lang nhà trọ đứng nghe chứ không bỏ về nên anh em trong đoàn cũng phải dầm mưa để phổ biến hết nội dung cần truyền đạt cho NLÐ. Mặc dù cực, nhưng vui vì những chuyến đi tuyên truyền pháp luật đến NLÐ đều đạt kết quả tốt, được công nhân hưởng ứng tích cực” - ông Hà cười nói.

Bây giờ, ông Hà và các công nhân nòng cốt thân như anh em, không chỉ trong hoạt động tư vấn pháp luật, mà bất kể vấn đề gì xảy ra trong cuộc sống nếu khó khăn thì họ đều tìm tới ông, coi như người anh cả. Anh Trần Nam Trung (một công nhân nòng cốt), nhận xét: “Dù là giám đốc trung tâm, nhưng anh Hà lại sống giản dị như chúng tôi, sau buổi học luật thì chúng tôi lại cùng nhau trò chuyện, hay tổ chức ăn uống để trở nên gắn kết hơn”.

Chính từ những nỗ lực không ngừng nghỉ của ông Hà, và các cán bộ công đoàn của trung tâm mà lâu nay Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn đã trở thành điểm tựa pháp lý cho hàng ngàn lượt công nhân.

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Nhờ siêu thị công đoàn, công nhân tránh được thực phẩm bẩn

LÊ TUYẾT |

Đưa thực phẩm sạch, giá thấp hơn thị trường đến tận tay công nhân (CN) đang được các cấp công đoàn (CĐ) ở các tỉnh phía Nam thực hiện, duy trì nhiều năm qua qua các siêu thị CĐ. Cách làm này đã phần nào giúp CN tránh được nạn thực phẩm bẩn đang tràn lan.

Lo “trọn gói” đám cưới cho công nhân

LÊ TUYẾT |

“Một bữa, síp (sếp-PV) gọi em lên hỏi “Hai đứa yêu nhau thiệt không, cô thấy quen nhau lâu rồi mà không tính chuyện cưới xin, con gái có thì, chần chừ mãi rồi khổ người ta”. Tui mới bứt tóc bảo “con thương thiệt, muốn cưới mà chưa có tiền”. Tui chưa dứt lời thì síp nói “tụi con không thương nhau mới khó chứ không có tiền cưới thì dễ lắm, cô chú “bao” hết cho” – Với một giọng rặt miền Tây, anh Trần Văn Cúp, công nhân Cty CP SX Trà Hùng Phát (huyện Củ Chi, TPHCM) kể lại đám cưới của mình.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Nhờ siêu thị công đoàn, công nhân tránh được thực phẩm bẩn

LÊ TUYẾT |

Đưa thực phẩm sạch, giá thấp hơn thị trường đến tận tay công nhân (CN) đang được các cấp công đoàn (CĐ) ở các tỉnh phía Nam thực hiện, duy trì nhiều năm qua qua các siêu thị CĐ. Cách làm này đã phần nào giúp CN tránh được nạn thực phẩm bẩn đang tràn lan.

Lo “trọn gói” đám cưới cho công nhân

LÊ TUYẾT |

“Một bữa, síp (sếp-PV) gọi em lên hỏi “Hai đứa yêu nhau thiệt không, cô thấy quen nhau lâu rồi mà không tính chuyện cưới xin, con gái có thì, chần chừ mãi rồi khổ người ta”. Tui mới bứt tóc bảo “con thương thiệt, muốn cưới mà chưa có tiền”. Tui chưa dứt lời thì síp nói “tụi con không thương nhau mới khó chứ không có tiền cưới thì dễ lắm, cô chú “bao” hết cho” – Với một giọng rặt miền Tây, anh Trần Văn Cúp, công nhân Cty CP SX Trà Hùng Phát (huyện Củ Chi, TPHCM) kể lại đám cưới của mình.