Bệnh tan máu bẩm sinh, chẩn đoán, tầm soát và điều trị như thế nào?

Thùy Linh |

Tại Việt Nam, hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, trên 20.000 người bệnh đang cần được điều trị. Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh, trong số này có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng, cần được điều trị cả đời.

Cần hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm để điều trị

Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ.

Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.

Người mang gen bệnh là người có bên ngoài hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện lâm sàng, là nguồn di truyền gen trong cộng đồng. Do đó, xác suất những người mang gen gặp và kết hôn trong cộng đồng dẫn đến nhiều cặp đôi có nguy cơ sinh con bị bệnh mà không hay biết.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi, nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh để hạn chế tỉ lệ trẻ sinh ra bị bệnh và mang gen bệnh hàng năm, từ đó giảm gánh nặng cho xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng giống nòi.

Tại Việt Nam, hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia, trên 20.000 người bệnh đang cần được điều trị. Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh, trong số này có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng, cần được điều trị cả đời.

Hiện nay, số lượng bệnh nhân Thalassemia đã làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực nặng nề lên ngân hàng máu cũng như gánh nặng về chi phí xã hội, nhất là nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Ước tính mỗi năm Việt Nam cần hàng nghìn tỉ đồng để điều trị cho tất cả các bệnh nhân Thalassemia.

Tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh

Để giảm thiểu gánh nặng điều trị và chăm sóc người bệnh, có thể phòng bệnh hiệu quả bằng các biện pháp như tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh từ đó giúp cho họ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh đẻ nhằm sinh ra những đứa con không mắc bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia.

- Tư vấn trước khi kết hôn: nhằm nâng cao ý thức tự giác, những người ở tuổi vị thành niên, trước khi kết hôn cần chủ động khám và xét nghiệm sàng lọc bệnh Thalassemia;

- Nếu cả hai người mang gen bệnh Thalassemia kết hôn với nhau: Cần được tư vấn trước khi có dự định có thai;

- Nếu hai vợ chồng mang gen bệnh Thalassemia có thai: cần được chẩn đoán trước sinh khi thai được 12-18 tuần, tại các cơ sở y tế chuyên khoa;

- Cần được các bác sĩ chuyên khoa huyết học, nhi khoa và tại các trung tâm sàng lọc trước sinh, sơ sinh tư vấn về bệnh Thalassemia.

Đẩy mạnh công tác phòng bệnh, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia, cần chung tay của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

Chủ đề Ngày Thalassemia thế giới (8.5.2024) năm nay là “Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt”.

Các hoạt động truyền thông được tổ chức trên quy mô cả nước nhằm nâng cao nhận thức của lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Đoàn thể các cấp; các chức sắc tôn giáo; những người có uy tín trong cộng đồng, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam nữ thanh niên sắp kết hôn…về tầm quan trọng của việc tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn;

Đồng thời tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh; nguyên nhân, hệ lụy của bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia đối với cộng đồng và xã hội; tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân về quyền, nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia, góp phần làm giảm gánh nặng về kinh tế và tinh thần của từng gia đình, cộng đồng, xã hội và nâng cao chất lượng dân số.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

LD 23061: 15 năm chiến đấu với bệnh tan máu bẩm sinh của mẹ đơn thân và con trai

Thu Thuỷ |

Vĩnh Phúc - Nhiều năm qua, mẹ con chị Dương Bích Ngọc đã quen với việc xếp hàng nhận suất cơm, hộp cháo của các đoàn thiện nguyện ở cổng viện trong hành trình chạy chữa bệnh tan máu bẩm sinh.

TPHCM thêm cơ sở có thể phát hiện bệnh tan máu bẩm sinh từ phôi thai

NGUYỄN LY |

Ngày 15.3, Bệnh viện Hùng Vương TPHCM đã đón nhận chứng chỉ ISO 15189:2012 cho khoa Giải phẫu bệnh - Tế bào và khoa Di truyền học. Đây là chứng nhận năng lực xét nghiệm chẩn đoán y khoa đạt tiêu chuẩn cao do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam công nhận.

Khoảng 14 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh

Lệ Hà |

Tại Việt Nam, tình hình thalassemia (tan máu bẩm sinh) thực sự đáng báo động: Tất cả 63 tỉnh và 54 dân tộc đều có người mang gen bệnh, với tỉ lệ mang gen bệnh trên 13% thì ước tính có khoảng 14 triệu người mang gen bệnh trên cả nước. Có nhiều dân tộc tỉ lệ mang gen thalassemia lên tới 30-40%, riêng dân tộc Kinh là 9,8%.

Đoàn xe "hổ vồ" hoành hành từ đê sông Luộc, qua đường dân sinh ở Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Thời gian qua, mỗi ngày mặt đê hữu Luộc đoạn qua xã Điệp Nông (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đều phải oằn mình cõng cả một đoàn xe tải Howo 4 chân (xe "hổ vồ") nối đuôi nhau chở cát san lấp chạy qua tấp nập, với tần suất liên tục. Không chỉ đê sông, đoàn xe này còn di chuyển suốt cả ngày qua đường làng, đường dân sinh khiến cuộc sống, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Vướng mặt bằng, dự án gần 2.000 tỉ đồng vẫn treo sau gần 15 năm

NGUYỄN TRƯỜNG |

Sau gần 15 năm “sống treo” giữa dự án Công viên văn hóa Tràng An (TP Ninh Bình), đến nay hàng chục hộ dân thôn Ích Duệ (xã Ninh Nhất, TP Ninh Bình) vẫn chưa đồng ý nhận tiền đền bù để nhường đất cho dự án gần 2.000 tỉ đồng này.

100.000 đồng/m3 nước ngọt để trộn bê tông xây nhà tại khu tái định cư ở Bến Tre

Thành Nhân |

Hạn mặn kéo dài, nguồn nước máy bị nhiễm mặn, người dân trong khu tái định cư dự án Khu công nghiệp Phú Thuận (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) phải đi mua nước ngọt với giá 100.000 đồng/m3 để trộn bê tông xây nhà.

Hiện trạng tuyến đường Láng được đầu tư hơn 17.000 tỉ đồng để mở rộng gấp đôi

Nhật Minh |

Hà Nội - Vào giờ cao điểm, tuyến đường Láng (đoạn từ nút giao Cầu Giấy tới nút giao Ngã Tư Sở) thường xuyên rơi vào tình trạng ùn tắc cục bộ. Hà Nội dự kiến sẽ mở rộng tuyến đường này từ 21m lên 53,5m.

Đề nghị xử nghiêm loạt cơ sở Nhà sách Tiến Thọ mở chui

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Bạn đọc Báo Lao Động cho rằng, phải xử lý nghiêm việc mở chui của các cơ sở Nhà sách Tiến Thọ thay vì để tình trạng cấm thì vẫn cấm, mở thì vẫn mở như hiện nay.

LD 23061: 15 năm chiến đấu với bệnh tan máu bẩm sinh của mẹ đơn thân và con trai

Thu Thuỷ |

Vĩnh Phúc - Nhiều năm qua, mẹ con chị Dương Bích Ngọc đã quen với việc xếp hàng nhận suất cơm, hộp cháo của các đoàn thiện nguyện ở cổng viện trong hành trình chạy chữa bệnh tan máu bẩm sinh.

TPHCM thêm cơ sở có thể phát hiện bệnh tan máu bẩm sinh từ phôi thai

NGUYỄN LY |

Ngày 15.3, Bệnh viện Hùng Vương TPHCM đã đón nhận chứng chỉ ISO 15189:2012 cho khoa Giải phẫu bệnh - Tế bào và khoa Di truyền học. Đây là chứng nhận năng lực xét nghiệm chẩn đoán y khoa đạt tiêu chuẩn cao do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam công nhận.

Khoảng 14 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh

Lệ Hà |

Tại Việt Nam, tình hình thalassemia (tan máu bẩm sinh) thực sự đáng báo động: Tất cả 63 tỉnh và 54 dân tộc đều có người mang gen bệnh, với tỉ lệ mang gen bệnh trên 13% thì ước tính có khoảng 14 triệu người mang gen bệnh trên cả nước. Có nhiều dân tộc tỉ lệ mang gen thalassemia lên tới 30-40%, riêng dân tộc Kinh là 9,8%.