Hạn mặn kéo dài, người dân ở Bến Tre đi xin nước ngọt từng can, thùng

Thành Nhân |

Hạn mặn kéo dài, nhà máy nước bị nhiễm mặn, khoảng 1 tháng trở lại đây, người dân ở một số nơi trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phải ròng rã đi chở xin từng can, từng thùng nước ngọt mang về sinh hoạt.

Ông Nguyễn Văn Mười Nhỏ (59 tuổi, ngụ ở xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) cho biết, thời điểm này, nguồn nước mặt tại các kênh, rạch tại xã Tam Hiệp đã nhiễm mặn. Nước ngọt, nước mưa dự trữ trong lu, hồ của người dân bắt đầu cạn đáy. Do đó, việc giặt đồ, rửa chén cũng phải lấy nước mặn sử dụng sau đó rửa sơ lại nước ngọt.

Người dân ở xã Tam Hiệp (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) đi xin từng can, thùng nước để đem về sử dụng. Anh: Thành Nhân
Người dân ở xã Tam Hiệp (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) chờ xin từng can, thùng nước ngọt về sử dụng. Ảnh: Thành Nhân

Anh Nguyễn Ngọc Thảo (ngụ ở xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) - cho biết, mỗi năm khi vào mùa nắng thì nguồn nước cấp từ trạm cấp nước bị nhiễm mặn. Người dân địa phương phải trữ nước hay đi xin hoặc mua nước ngọt để sinh hoạt. Dù nước nhiễm mặn chất lượng chưa đảm bảo nhưng công ty vẫn thu mức giá không thay đổi. "Mấy ngày nay, trạm cấp nước ở đây cấp cho bà con đều là nước nhiễm mặn không xài được, rửa rau để tới trưa là hư hết. Tắm cũng không được vì ngứa lắm”, anh Thảo nói.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, gần trụ sở Công an xã Quới Sơn (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) và UBND xã Tam Hiệp (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) có các điểm cung cấp nước ngọt miễn phí cho người dân. Tuy nhiên, các điểm này chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu người dân nơi đây.

Ông Trần Văn Chuyền (ngụ ở ấp 8, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cho biết, khoảng 1 tháng trở lại đây, người dân ở đây thiếu nước ngọt trầm trọng. Đến tắm cũng bằng nước mặn. “Khi xe tải chở nước ngọt đến, rất nhiều bà con đến xin chở từng can, thùng nước về. Chỉ chốc lát là hết nước. Tôi phải đi ra gần nhà của người dân gần đầu Quốc lộ 57B mang nước ngọt về sinh hoạt trong gia đình”, ông Chuyền nói.

Ảnh: Thành Nhân
Người dân ở xã Quới Sơn (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đi xin nước ngọt từng can, thùng về sinh hoạt. Ảnh: Thành Nhân

Theo ông Mười Nhỏ, xung quanh cồn Tam Hiệp nguồn nước đã bị nhiễm mặn. Hàng ngày, bà con nơi đây phải lên UBND xã Tam Hiệp để chở xin từng can, thùng nước ngọt về sử dụng. Mỗi lượt đến xin chỉ được 2 can, thùng. Người dân đến xin nước ngọt đông mà chỉ có 1 máy lọc nước mặn nên không kịp đáp ứng đủ nhu cầu.

Anh Nguyễn Ngọc Thảo cho hay, khoảng một tháng trở lại đây, cách vài ngày anh phải mang xe đi xin nước ngọt của người thên ở Quốc lộ 57B về cho gia đình sử dụng. “Trước mắt, gia đình tôi chở xe để xin nước ngọt để “chữa cháy”. Nếu mặn không giảm, khô hạn còn kéo dài thì vấn đề khát nguồn nước ngọt của bà con nơi đây sẽ trầm trọng hơn nữa”, anh Thảo chia sẻ.

Mới đây, qua kiểm tra công tác phòng chống hạn mặn mùa khô năm 2023-2024, tình hình cấp nước tại một số nhà máy nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre vào ngày 27.3, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam yêu cầu các địa phương khẩn trương rà soát từng xã, từng vùng dân sử dụng nước nhiễm mặn để có phương án xử lý giúp dân.

Các nhà máy nước đảm bảo kết nối để có nước ngọt cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Nơi nào bị nhiễm mặn mà không có điều kiện kết nối thì chở nước ngọt về cấp cho dân đủ nước sinh hoạt.

Trong điều kiện khó khăn cung cấp nước vượt ngưỡng mặn cho phép, vận động các doanh nghiệp, các nhà máy chia sẻ giảm giá cho dân. Ngoài ra, cần tận dụng hết các máy RO, phát động khơi các giếng nước đã xây dựng mấy năm qua để phục vụ cho dân. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động toàn dân sử dụng nước tiết kiệm. Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cũng đề nghị các địa phương tiếp tục nhân rộng, mở thêm nhiều điểm cấp nước ngọt miễn phí cho người dân, cố gắng mỗi ấp có một điểm cấp nước miễn phí.

Thành Nhân
TIN LIÊN QUAN

Những công trình thủy lợi giúp vượt qua hạn mặn

PHƯƠNG ANH - THÀNH NHÂN |

Tại các tỉnh miền Tây nhiều năm qua được sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương nhiều công trình thủy lợi đã phát huy hiệu quả trong việc giảm xung đột, điều tiết nước sản xuất, đồng thời giúp ngăn mặn trữ ngọt trong mùa khô hạn.

Người dân miền Tây thích nghi để sống chung với hạn mặn

Thành Nhân - Phương Anh |

Đang bước vào cao điểm mùa khô năm 2024, tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL trở nên gay gắt hơn. Đã có kinh nghiệm ứng phó với vấn đề trên, người dân ở miền Tây phải thích nghi để sống chung với mặn.

Bến Tre dự trữ nguồn nước ngọt để ứng phó hạn mặn

Thành Nhân |

Để đối phó với hạn mặn và đảm bảo cung cấp nước cho người dân, Bến Tre đã tích trữ nguồn nước ngọt để đảm bảo hoạt động các nhà máy nước.

Bệnh viện Hải Tiến báo cáo thiếu trung thực vụ khám sức khỏe thần tốc

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Liên quan đến vụ khám sức khỏe “thần tốc” cho học viên lái xe (ở huyện Quan Hóa), Bệnh viện Đa khoa Hải Tiến đã có báo cáo giải trình vụ việc. Tuy nhiên, có nhiều điểm bất ngờ trong báo cáo giải trình của phía bệnh viện này.

Ông Nguyễn Hoài Anh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Ông Nguyễn Hoài Anh - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận, được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Thu hút cán bộ trẻ, giỏi ở Khánh Hòa chỉ có 2 người được tuyển dụng

Phương linh |

Ngày 29.3, tại TP Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức diễn đàn chính sách địa phương với chuyên đề “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”.

Một nguyên Chủ tịch UBND xã ở Quảng Bình bị bắt

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Ông Đàm Xuân Vinh, nguyên Chủ tịch UBND xã Quảng Châu (huyện Quảng Trạch) bị bắt giữ khi để cấp dưới tham ô tài sản, gây thất thoát với số tiền 2 tỉ đồng.

Cách Shark Thủy đào tạo sales chốt hợp đồng “tiết kiệm trái phiếu”

Tùng Giang - Đinh Thiện |

PV Báo Lao Động có buổi làm việc, trao đổi với một cựu nhân viên Sales của của Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup – doanh nghiệp của ông Nguyễn Ngọc Thủy (tức Shark Thủy). Từ đây, những cách thức thu hút nhà đầu tư xuống tiền vào hệ sinh thái Egroup dần được hé lộ.

Những công trình thủy lợi giúp vượt qua hạn mặn

PHƯƠNG ANH - THÀNH NHÂN |

Tại các tỉnh miền Tây nhiều năm qua được sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương nhiều công trình thủy lợi đã phát huy hiệu quả trong việc giảm xung đột, điều tiết nước sản xuất, đồng thời giúp ngăn mặn trữ ngọt trong mùa khô hạn.

Người dân miền Tây thích nghi để sống chung với hạn mặn

Thành Nhân - Phương Anh |

Đang bước vào cao điểm mùa khô năm 2024, tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL trở nên gay gắt hơn. Đã có kinh nghiệm ứng phó với vấn đề trên, người dân ở miền Tây phải thích nghi để sống chung với mặn.

Bến Tre dự trữ nguồn nước ngọt để ứng phó hạn mặn

Thành Nhân |

Để đối phó với hạn mặn và đảm bảo cung cấp nước cho người dân, Bến Tre đã tích trữ nguồn nước ngọt để đảm bảo hoạt động các nhà máy nước.