Xem xét khoan hồng cho các bị cáo đưa hối lộ vụ chuyến bay giải cứu

Lê Thanh Phong |

Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đề nghị lại mức án cho 9 bị cáo vụ chuyến bay giải cứu, theo hướng giảm nhẹ 1 năm hoặc cho hưởng án treo.

Trong đó, có 4 bị cáo thuộc nhóm đưa hối lộ, cụ thể: Vũ Thuỳ Dương, từ 2-3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 4-5 năm. Bị cáo Phạm Bá Sơn từ 18-20 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách từ 36-40 tháng. Bị cáo Tào Đức Hiệp 18-20 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 36-40 tháng. Bị cáo Trần Quốc Tuấn (Công ty Vitrato) bị đề nghị từ 2-3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách từ 4-5 năm.

Pháp luật nghiêm minh nhưng cũng khoan hồng. Đối với những trường hợp có thể vận dụng giảm nhẹ hình phạt, các cơ quan tố tụng sẽ xem xét. Trong vụ án này, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đề nghị lại mức án cho 9 bị cáo chính là thể hiện sự khoan hồng, nhân văn của pháp luật.

Đối với những bị cáo trong nhóm đưa hối lộ, theo lời khai công khai trước tòa, họ hoàn toàn thụ động, có những trường hợp chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên.

Trong một doanh nghiệp, sếp phân công nhân viên đi đưa tiền cho ai đó, thì việc của cấp dưới là chấp hành. Lúc đó, không ai nhận thức được hành vi của mình là "đưa hối lộ", mà chỉ suy nghĩ đơn giản là làm việc mà mình được cấp trên giao cho.

Ngay cả những cán bộ chức vụ cao như Tô Anh Dũng - cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - nhận hối lộ 21,5 tỉ đồng của đại diện 13 doanh nghiệp để tạo điều kiện khi cấp phép chuyến bay, Nguyễn Thị Hương Lan - cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) nhận hơn 25 tỉ đồng… nhưng vẫn cho rằng, không nhận thức được cầm chừng đó tiền là nhận hối lộ, mà xem như là quà cám ơn.

Trong vụ án chuyến bay giải cứu, còn những bị cáo khác thuộc nhóm đưa hối lộ, cho dù họ có chức vụ cao trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chính trong việc đưa tiền cho các quan chức, nhưng họ cũng không phải hoàn toàn chủ động, mà chủ yếu bị ép buộc. Trong hoàn cảnh "nước sôi lửa bỏng", đã thuê máy bay, đã bỏ tiền ra đặt cọc, họ phải đưa tiền để được cấp phép.

Như bị cáo Trần Thị Mai Xa (Công ty Masterlife) nói: "'Bị cáo rất lo lắng. Sau chuyến bay đầu tiên không thể tổ chức và bị cáo phải bán nhà, bị cáo rất run như chim sợ cành cong vì không còn nhà để bán nữa".

Câu nói "sếp không biết doanh nghiệp em là ai cả" không chỉ dành riêng cho bị cáo Trần Thị Mai Xa, mà nhiều doanh nghiệp khác. Đương nhiên, muốn sếp biết thì doanh nghiệp phải "biết điều".

Những bị cáo đưa hối lộ vì bị ép buộc, vì bị đẩy vào đường cùng, tưởng cũng nên xem xét để được hưởng sự khoan hồng.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Lí do 9 bị cáo vụ chuyến bay giải cứu được đề nghị giảm nhẹ mức án

Việt Dũng |

Tại phần đối đáp ở phiên tòa xét xử vụ chuyến bay giải cứu, Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội bất ngờ đề nghị lại mức án cho 9 bị cáo vụ chuyến bay giải cứu, theo hướng giảm nhẹ 1 năm hoặc cho hưởng án treo.

Vụ chuyến bay giải cứu: Cục lãnh sự cấp phép cùng ngày bay gây khó khăn cho doanh nghiệp

Việt Dũng |

Hà Nội - Viện Kiểm sát phản bác quan điểm của các bị cáo ở Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho rằng, không gây khó khăn, sách nhiễu doanh nghiệp để cấp phép các chuyến bay giải cứu.

Doanh nghiệp vụ chuyến bay giải cứu bị ép đưa tiền như một thông lệ?

Việt Dũng |

Hà Nội - Trần Thị Mai Xa thấy ấm ức khi bản thân phải bán nhà, đưa người về trên những chuyến bay giải cứu song bị từ chối vì lý do "không biết doanh nghiệp là ai".

Quy định đã cũ, bộc lộ bất cập trong bối cảnh mới

NHÓM PV |

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước đã tăng hơn 10 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tăng gần 170 USD/ounce. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao, quanh ngưỡng 13 triệu đồng/lượng. Đây không phải lần đầu tiên trong vài năm gần đây, giá vàng SJC và giá vàng thế giới chênh lệch cao đến thế. Từ năm 2012 đến nay, thị trường vàng trong nước được quản lý bằng Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Hơn một thập niên trôi qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn giữ nguyên các quy định từ 11 năm trước, trong khi có những quy định không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh hiện nay. Trong bối cảnh nguồn lực phát triển kinh tế trong nước còn hạn chế, chủ trương huy động nguồn lực trong dân vào sản xuất - kinh doanh là rất đúng đắn. Nhưng để làm được điều này, đã đến lúc cần cởi trói cho thị trường vàng, để “vốn chết” trong dân có thể chảy vào nền kinh tế.

UBND TPHCM chỉ đạo về tổ chức bắn pháo hoa mừng Tết Dương lịch 2024

Huyền Trân |

Ngày 26.12, UBND TPHCM có chỉ đạo về việc tổ chức bắn pháo hoa ở hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức) và Công viên văn hoá Đầm Sen (Quận 11) mừng Tết Dương lịch 2024.

Thời tiết ngày nắng hanh đêm rét đậm, cả gia đình 5 người thay nhau ốm

AN AN - MINH HÀ |

Ghi nhận tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, số ca bệnh hô hấp gia tăng trong điều kiện thời tiết ngày nắng hanh, đêm giảm nhiệt nhanh trời rét sâu. Đặc biệt một số gia đình nhiều thành viên cùng mắc bệnh.

Hiện trạng tuyến phố được đề xuất cho thuê vỉa hè để kinh doanh ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Quận Hoàn Kiếm mới đây đề xuất 10 tuyến phố có đủ điều kiện hạ tầng để thí điểm cho thuê vỉa hè. Phần lớn các tuyến phố này hiện đang bị chiếm dụng để làm bãi trông giữ xe, kinh doanh buôn bán.

Cựu Thư ký Thứ trưởng Phạm Trung Kiên mong xem xét tình tiết "lập công chuộc tội"

Việt Dũng |

Cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên cho rằng, trong vụ chuyến bay giải cứu bị chỉ trích rất nhiều từ dư luận nên đã từ bỏ tham lam vật chất để khắc phục toàn bộ hậu quả.

Lí do 9 bị cáo vụ chuyến bay giải cứu được đề nghị giảm nhẹ mức án

Việt Dũng |

Tại phần đối đáp ở phiên tòa xét xử vụ chuyến bay giải cứu, Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội bất ngờ đề nghị lại mức án cho 9 bị cáo vụ chuyến bay giải cứu, theo hướng giảm nhẹ 1 năm hoặc cho hưởng án treo.

Vụ chuyến bay giải cứu: Cục lãnh sự cấp phép cùng ngày bay gây khó khăn cho doanh nghiệp

Việt Dũng |

Hà Nội - Viện Kiểm sát phản bác quan điểm của các bị cáo ở Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho rằng, không gây khó khăn, sách nhiễu doanh nghiệp để cấp phép các chuyến bay giải cứu.

Doanh nghiệp vụ chuyến bay giải cứu bị ép đưa tiền như một thông lệ?

Việt Dũng |

Hà Nội - Trần Thị Mai Xa thấy ấm ức khi bản thân phải bán nhà, đưa người về trên những chuyến bay giải cứu song bị từ chối vì lý do "không biết doanh nghiệp là ai".