Muốn công nghiệp điện ảnh, trước hết đừng để người lao động đi đòi lương

Hoàng Văn Minh |

Một mặt chúng ta hô hào phát triển công nghiệp điện ảnh. Một mặt, chúng ta lại để người lao động của Hãng phim truyện chờ lương hơn 60 tháng.

“Điện ảnh vừa là ngành nghệ thuật, vừa là ngành kinh tế; từng bước xây dựng điện ảnh Việt Nam trở thành ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút khách du lịch và tạo vị thế của điện ảnh Việt Nam trong khu vực và quốc tế” là mục tiêu quan trọng trong “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Và mục tiêu này lần nữa được Cục trưởng Cục Điện ảnh, họa sĩ Vi Kiến Thành nhấn mạnh tại hội thảo “Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam” được tổ chức tại Đà Lạt (Lâm Đồng) mới đây trong khuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23.

Tại hội thảo này, đã có rất nhiều ý kiến hay được đề xuất nhằm phục vụ cho ý tưởng “điện ảnh vừa là nghệ thuật, vừa là ngành kinh tế”.

Ví dụ như kiến nghị Chính phủ cần có thêm sự ưu đãi về thuế. Kiến nghị thay đổi phương thức đào tạo con người có kỷ luật, có khả năng làm việc nhóm và có ý thức (ý tưởng, ý muốn) làm ăn lớn. Kiến nghị tạo điều kiện cho Lâm Đồng và các địa phương xây dựng các phim trường - “nhà máy sản xuất” của công nghiệp điện ảnh…

Nhìn chung thì kiến nghị nào nêu ra tại hội thảo cũng hay, cũng thiết thực và cấp thiết đối với việc phát triển điện ảnh nói chung và công nghiệp điện ảnh nói riêng trong bối cảnh hiện nay.

Tuy vậy, trong lúc tại Lâm Đồng, những nhà quản lý, đạo diễn, quan chức đang kiến nghị những vấn đề vừa kể thì ở Thủ đô Hà Nội, gần 40 lao động của Hãng Phim truyện Việt Nam vẫn đang miệt mài đi gõ cửa các cơ quan chức năng để đòi tiền lương bị nợ cùng nhiều quyền lợi khác.

Đáng nói là việc những lao động này bị nợ lương, BHXH đã hơn 5 năm nay, chỉ sau một thời gian Hãng phim được cổ phần hóa. Và từ đó đến nay, nhiều lần người lao động làm đơn kiến nghị đến cơ quan chức năng. Thậm chí Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ việc, nhưng đến nay mọi thứ vẫn chưa có tiến triển.

Hãng Phim truyện Việt Nam vốn là cánh chim đầu đàn của điện ảnh cách mạng Việt Nam với rất nhiều tác phẩm kinh điển. Nhưng sau khi cổ phần hóa, hãng phim này gần như dừng mọi công việc hoạt động nghệ thuật.

Và cay đắng hơn là vì không được trả lương, nên rất nhiều người lao động của hãng phim là những nghệ sĩ tên tuổi phải chạy xe ôm, bán hàng online và những công việc không đúng với chuyên môn, nghiệp vụ để sống qua ngày.

Để nghệ thuật điện ảnh của Việt Nam là “một ngành kinh tế” có thể vươn tầm bàn chuyện “làm ăn”, “buôn bán” với khu vực và thế giới thì trước mắt còn rất nhiều chuyện cần phải làm, phải giải quyết.

Và việc cần làm ngay là phải giải quyết dứt điểm, đừng để kéo dài thêm nữa chuyện nợ lương cũng như công ăn việc làm tới đây của gần 40 lao động của Hãng phim truyện Việt Nam!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam mỏi mòn chờ lương hơn 60 tháng

Đặng Tiến |

Một thời vàng son với những bộ phim cách mạng kinh điển, nhưng chỉ sau cổ phần hóa vài năm, cơ sở hạ tầng của Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đã trở nên suy tàn. Hàng nghìn tư liệu quý giá về mặt lịch sử tại hãng đang trong tình xuống cấp nghiêm trọng; nghệ sĩ, người lao động hơn 5 năm nay không có lương và không được đóng BHXH.

Nghệ sỹ Hãng Phim truyện Việt Nam “đi không được - ở cũng không xong”

Như Mai - Nguyễn Đào |

Mặc dù nhiều lần kiến nghị lên cơ quan quản lý nhưng không được giải quyết, gần 40 cán bộ nhân viên tại Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đang phải chịu cảnh mất việc làm, không có lương, không được đóng bảo hiểm xã hội nhiều năm nay.

Sau cổ phần hóa, người lao động ở Hãng Phim truyện Việt Nam mất trắng quyền lợi

Minh Hạnh |

Sau khi cổ phần hóa, cơ sở hạ tầng của Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đã trở nên suy tàn, nhiều di sản có giá trị về mặt lịch sử đang trong tình xuống cấp nghiêm trọng. Điều quan trọng là hơn 5 năm nay người lao động không có lương và không hưởng bất kỳ một chế độ gì.

Hãng Phim truyện Việt Nam đóng cửa, trụ sở bỏ hoang, nghệ sĩ chạy Grab kiếm sống

Minh Hạnh |

Thành lập từ năm 1953, Hãng Phim truyện Việt Nam được coi là cánh chim đầu đàn của điện ảnh cách mạng. Tuy nhiên, từ sau khi cổ phần hóa đến nay, người lao động không có việc làm, trụ sở đổ nát, nhiều tài sản nghệ thuật vô giá không được bảo quản.

Công nghiệp điện ảnh Việt Nam cần những ưu đãi về thuế, thành lập Quỹ Điện ảnh...

TRẦN Việt (lược thuật) |

Ngày 23.11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23, Hội thảo “Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam” được tổ chức tại Đà Lạt (Lâm Đồng) nhằm tạo diễn đàn để các nghệ sĩ điện ảnh, nhà sản xuất, nhà quản lý, người làm chính sách, các doanh nghiệp, các chuyên gia thuộc lĩnh vực công nghệ điện ảnh, truyền thông, tài chính… cùng chia sẻ thông tin, đánh giá, đóng góp ý kiến, kinh nghiệm nhằm xây dựng và phát triển công nghiệp điện ảnh trong những năm tới.

Siêu dự án Sài Gòn Đại Ninh đẩy Chủ tịch Lâm Đồng vào vòng lao lý

Hữu Long - Mai Hương |

Ông Trần Văn Hiệp - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, bị Bộ Công an bắt tạm giam điều tra về hành vi nhận hối lộ trong dự án Sài Gòn Đại Ninh. Đây là dự án với tổng vốn đầu tư 25.000 tỉ đồng của Công ty Sài Gòn Đại Ninh tại huyện Đức Trọng.

Mỏi mòn chờ đợi thi hành án dân sự

TRÍ MINH |

Từ hàng loạt kiến nghị gửi tới cơ quan chức năng đến việc trải qua đủ các quy trình tố tụng, một người dân vẫn không thể nhận lại tiền của mình trong vụ việc tranh chấp đòi lại tài sản dù đã có quyết định của tòa án và cơ quan thi hành án dân sự.

Video máy bay Nhật Bản bốc cháy dữ dội khiến 5 người thiệt mạng

Thu Ánh |

Máy bay của hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines bốc cháy dữ dội sau khi va chạm với máy bay cứu trợ động đất tại sân bay Haneda ở Tokyo, khiến 5 người thiệt mạng.

Lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam mỏi mòn chờ lương hơn 60 tháng

Đặng Tiến |

Một thời vàng son với những bộ phim cách mạng kinh điển, nhưng chỉ sau cổ phần hóa vài năm, cơ sở hạ tầng của Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đã trở nên suy tàn. Hàng nghìn tư liệu quý giá về mặt lịch sử tại hãng đang trong tình xuống cấp nghiêm trọng; nghệ sĩ, người lao động hơn 5 năm nay không có lương và không được đóng BHXH.

Nghệ sỹ Hãng Phim truyện Việt Nam “đi không được - ở cũng không xong”

Như Mai - Nguyễn Đào |

Mặc dù nhiều lần kiến nghị lên cơ quan quản lý nhưng không được giải quyết, gần 40 cán bộ nhân viên tại Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đang phải chịu cảnh mất việc làm, không có lương, không được đóng bảo hiểm xã hội nhiều năm nay.

Sau cổ phần hóa, người lao động ở Hãng Phim truyện Việt Nam mất trắng quyền lợi

Minh Hạnh |

Sau khi cổ phần hóa, cơ sở hạ tầng của Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đã trở nên suy tàn, nhiều di sản có giá trị về mặt lịch sử đang trong tình xuống cấp nghiêm trọng. Điều quan trọng là hơn 5 năm nay người lao động không có lương và không hưởng bất kỳ một chế độ gì.

Hãng Phim truyện Việt Nam đóng cửa, trụ sở bỏ hoang, nghệ sĩ chạy Grab kiếm sống

Minh Hạnh |

Thành lập từ năm 1953, Hãng Phim truyện Việt Nam được coi là cánh chim đầu đàn của điện ảnh cách mạng. Tuy nhiên, từ sau khi cổ phần hóa đến nay, người lao động không có việc làm, trụ sở đổ nát, nhiều tài sản nghệ thuật vô giá không được bảo quản.

Công nghiệp điện ảnh Việt Nam cần những ưu đãi về thuế, thành lập Quỹ Điện ảnh...

TRẦN Việt (lược thuật) |

Ngày 23.11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23, Hội thảo “Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam” được tổ chức tại Đà Lạt (Lâm Đồng) nhằm tạo diễn đàn để các nghệ sĩ điện ảnh, nhà sản xuất, nhà quản lý, người làm chính sách, các doanh nghiệp, các chuyên gia thuộc lĩnh vực công nghệ điện ảnh, truyền thông, tài chính… cùng chia sẻ thông tin, đánh giá, đóng góp ý kiến, kinh nghiệm nhằm xây dựng và phát triển công nghiệp điện ảnh trong những năm tới.