"Phim Việt có đầy tiềm năng"

Hào Hoa - Ngọc Trang |

Xoay quanh câu chuyện về chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045, nghệ sĩ Minh Tiệp - Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghiệp Văn hóa có cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động.

Theo góc nhìn và quan điểm của anh, ngành phim ảnh Việt Nam cần phải mất bao lâu nữa để có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại lợi nhuận cho nền công nghiệp văn hóa Việt Nam?

- Từng là một diễn viên, tham gia đóng phim trong thời gian dài, cá nhân tôi nghĩ rằng không còn khoảng cách quá xa để Việt Nam chạm tới nền công nghiệp điện ảnh như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc hay các nước phát triển khác.

Hiện nay, nhiều phim điện ảnh và truyền hình Việt Nam đã tạo được dấu ấn tại các liên hoan phim trong nước và quốc tế, rất nhiều đạo diễn, diễn viên, bộ phim được tôn vinh. Chúng ta cũng có những tác phẩm điện ảnh mang đến doanh thu hàng trăm tỉ. So với 10 năm trước, tôi thấy đó là tín hiệu thành công, và ngày càng có triển vọng.

Tất nhiên, nếu so sánh với nền công nghiệp điện ảnh Mỹ hay Hàn Quốc, họ bắt tay vào đặt viên gạch đầu tiên cho nền công nghiệp phim ảnh của họ khi chúng ta còn đang trong giai đoạn chiến tranh. Chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố khách quan và chủ quan khiến nền phim ảnh bị trì trệ hơn hẳn.

Vì thế, nếu muốn Việt Nam phát triển ngành công nghiệp điện ảnh như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, tôi nghĩ chúng ta cần phải có thêm thời gian, thậm chí phải rất lâu nữa.

Điện ảnh Hàn Quốc đã có những bước tiến rất xa trong thời gian ngắn, bởi họ có rất nhiều tài năng, từ biên kịch, đạo diễn đến diễn viên. Trong khi, phim Việt đang sa đà vào tính giải trí, câu khách kiểu manh mún. Góc nhìn của anh về khoảng cách này?

- Rõ ràng so với nền công nghiệp phim ảnh của Việt Nam trước đây, chúng ta đã có những bước phát triển mà cá nhân tôi đánh giá là rất tốt.

Trước khi về làm ở Trung tâm phát triển Công nghiệp Văn hóa, tôi đã có công ty đào tạo về diễn viên và cũng từng hợp tác, làm đồng đạo diễn của nhiều dự án.

Tôi thấy tay nghề của đạo diễn, diễn viên Việt Nam rất tốt. Trình độ của chúng ta không thua kém gì so với các ê-kíp quốc tế, chúng ta có đầy tiềm năng để phát triển mạnh trong tương lai.

Thực tế không hề màu hồng như anh chứng kiến từ nhiều năm trước. Chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam có khoảng hơn 20 phim điện ảnh ra rạp nhưng hầu hết đều thua lỗ, thậm chí lỗ rất nặng. Nhiều phim bị đánh giá là thảm họa. Dường như anh đang quá lạc quan?

- Tôi không bênh nền điện ảnh Việt Nam, nhưng với tư cách là một người nghiên cứu văn hóa, đam mê điện ảnh, tôi thấy những tín hiệu khả quan trong tương lai gần. Xin hãy có một cái nhìn tích cực.

Tôi vinh dự được làm việc với nhiều đoàn phim nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc... Tôi cũng đã học đạo diễn 2 năm ở Hàn Quốc. Tôi đánh giá trình độ làm việc các nghệ sĩ Việt ở góc độ cá nhân hay tập thể đều rất tốt. Chỉ có điều chúng ta đang thiếu ngân sách.

Nền công nghiệp phim ảnh Việt cần nhiều ngân sách để đầu tư, trau chuốt mạnh hơn cho các nghệ sĩ, trang thiết bị... và đặc biệt là đội ngũ biên kịch điện ảnh

Rất nhiều nhà làm phim rất muốn làm vậy nhưng lại phải “lực bất tòng tâm” vì điều kiện kinh tế không cho phép để họ có thể phát huy tối đa năng lực của mình. Ví dụ như một bối cảnh, một đại cảnh trong phim đòi hỏi chi phí rất nhiều, chi phí cơ sở vật chất cho đoàn phim cũng không nhỏ. Do đó, tôi nghĩ rằng sự đầu tư về tài chính là yếu tố quan trọng nhất.

Phải đầu tư thật chuyên nghiệp. Bởi vì trong tương lai, chúng ta đang hướng tới mục tiêu ngành công nghiệp điện ảnh sẽ đóng góp được tỉ lệ phần trăm lớn cho GDP.

Ở nhiều quốc gia khác, công nghiệp phim ảnh cũng là một ngành mũi nhọn, cá nhân tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có sự đầu tư chuyên sâu hơn, mạnh hơn về tài chính thì cũng sẽ làm được điều đó.

Từ cách đây nhiều năm, cứ hễ đến một dịp lễ nào đó là Nhà nước lại đầu tư sản xuất một bộ phim kinh phí lớn, có khi lên đến hàng triệu USD. Tuy nhiên, phim ra rạp không thu hút được khán giả nên chỉ chiếu vài ngày là phải xếp kho, không ai xem, gây thua lỗ, lãng phí rất lớn. Theo anh vấn đề nằm ở đâu?

- Tôi nghĩ rằng không thể đổ tại khán giả, mà quan trọng là thị hiếu. Thậm chí, tôi có khảo sát nhanh và thấy rằng các bạn trẻ dành thời gian cho tiktok, mạng xã hội nhiều hơn.

Nhiều bạn trẻ có tâm lý “ngại” vào rạp. Nếu vào rạp, các bạn sẽ chọn những bộ phim bom tấn, phim nổi tiếng thế giới. Theo tôi, cần phải có yếu tố truyền thông, quảng bá nhiều hơn cho phim nội.

Hiện nay, nhiều quốc gia dành thời gian quảng bá cho phim nội, ưu tiên phim nội rất nhiều, thậm chí có hạn ngạch cho nhập khẩu phim. Tôi nghĩ đó cũng là một trong những giải pháp.

Không chỉ Facebook, Tiktok, hiện tại có rất nhiều nền tảng phim trực tuyến như Netflix đang chiếm thị phần rất lớn và đặt ra thách thức cạnh tranh cho các nhà làm phim. Điều này ảnh hưởng thế nào đến các nhà làm phim hiện tại?

- Hiện nay, có tình trạng nhiều nhà làm phim chính thống phải mời những người nổi tiếng của kênh không chính thống và mạng xã hội để đẩy rating lên. Đó là một nghịch lý.

Trước kia, những hot girl, nhân vật mạng xã hội phải đi tìm cho mình những vai diễn và cũng phải rất vất vả mới có được những vai diễn đó.

Giờ đây, một số đoàn phim đã phải mời Tiktoker, những bạn hot girl, hot boy nổi trên mạng xã hội để đóng phim, dựa vào sức hút của họ.

Nhưng đúng như bạn nói, các nền tảng chiếu phim trực tuyến đang đặt ra một thách thức rất lớn cho các làm phim, họ sẽ phải tính toán để cạnh tranh với rất nhiều phía.

Hơn bao giờ hết, chất lượng kịch bản, chất lượng phim đến chất lượng diễn xuất phải được đẩy lên.

Nếu muốn thay đổi, nếu có có nhiều tiền, điện ảnh Việt nên bắt đầu từ đâu, từ kịch bản, đạo diễn hay diễn viên - theo anh?

- Hiện tại, chúng ta đang có tình trạng là cứ nghĩ đến phim điện ảnh thì mọi người vào Nam, còn phim truyền hình thì ra Bắc. Chúng ta cần phải phát triển song song cả điện ảnh và truyền hình ở những thành phố lớn như TPHCM hay Hà Nội.

Yếu tố nào cũng cần phải được đầu tư, từ biên kịch, đạo diễn đến diễn viên. Hàn Quốc đã cử người đi học, chúng ta cũng cần phải cân nhắc đến điều đó.

Chúng ta đang có một nền công nghiệp gồm 12 ngành cần được chú trọng đầu tư phát triển như quảng cáo, phim ảnh, du lịch, thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật biểu diễn... Theo anh, ngành nào có thể có tiềm năng thu được lợi nhuận lớn nhất?

- Theo tôi, ngành nào cũng có thế mạnh riêng. Quan trọng là chúng ta chú tâm và đầu tư trọng tâm vào ngành nào.

Từ du lịch, thủ công mỹ nghệ đến thiết kế, hội họa... đều có những ảnh hưởng nhất định đến nền công nghiệp văn hóa Việt. Cả 12 ngành đều sẽ rất mạnh, vì rõ ràng, du khách đến Việt Nam đều rất quan tâm đến những thế mạnh của 12 lĩnh vực của chiến lược công nghiệp văn hóa.

Hàn Quốc xác định 2 ngành công nghiệp mũi nhọn là phim ảnh và âm nhạc. Đó cũng là những ngành dễ thu hút nhất và có sức lan tỏa mạnh nhất. Tuy nhiên, anh có nghĩ rằng 2 ngành này ở Việt Nam còn đang quá yếu kém?

- Tôi nghĩ rằng nghệ thuật là trừu tượng, không phải tư duy logic để chúng ta nói rằng 1+1=2. Tôi không phải là nhà quản lý trực tiếp về điện ảnh và âm nhạc.

Cá nhân tôi nghĩ rằng câu hỏi này sẽ để tương lai trả lời là chính xác nhất.

Cảm ơn anh về những chia sẻ.

Hào Hoa - Ngọc Trang
TIN LIÊN QUAN

Phim Em và Trịnh: Bài học cho ê-kíp phim Việt

NGỌC DỦ |

Nhà sản xuất phim “Em và Trịnh” xin gia hạn giải quyết yêu cầu của giáo sư Michiko Yoshii đã nhận được sự đồng ý của bà. Tuy nhiên, việc phản hồi muộn của đại diện nhà sản xuất cũng cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp.

Nghịch cảnh về tiền trong sự thua lỗ, ảm đạm của phim Việt

Mi Lan |

8 tháng đầu năm đánh dấu sự ảm đạm, thua lỗ của phim Việt, dù sự cạnh tranh với các bom tấn ngoại là không nhiều.

Em và Trịnh trở thành phim Việt đầu tiên cán mốc 100 tỉ đồng năm 2022

DI PY |

"Em và Trịnh" là phim Việt đầu tiên có doanh thu cán mốc 100 tỉ đồng năm 2022.

Cô gái Singapore sốc khi nhờ AI lên kế hoạch du lịch Việt Nam

Thúy Ngọc |

Melissa Tan sử dụng Notion AI để lên kế hoạch chuyến du lịch Việt Nam một mình trong 12 ngày, bắt đầu từ Hà Nội. Kết quả khiến cô sững sờ.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Hai tấm thẻ đỏ và bài học cho U23 Việt Nam

PHẠM ĐÌNH |

U23 Việt Nam đã nhận bài học sau trận đấu với U23 Iraq ở giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023.

Tài chính thông minh: Tất tần tật về đầu tư vàng để sinh lời tối ưu

Nhóm PV |

Vàng là tài sản tích trữ và đầu tư phổ biến với người dân Việt Nam. Kim loại quý còn công cụ phòng thủ vững chắc trước những biến động kinh tế và bảo toàn giá trị tăng trưởng qua thời gian. Ông Tạ Thanh Tùng - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ tiết lộ chi tiết trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) hôm nay.

Phim Em và Trịnh: Bài học cho ê-kíp phim Việt

NGỌC DỦ |

Nhà sản xuất phim “Em và Trịnh” xin gia hạn giải quyết yêu cầu của giáo sư Michiko Yoshii đã nhận được sự đồng ý của bà. Tuy nhiên, việc phản hồi muộn của đại diện nhà sản xuất cũng cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp.

Nghịch cảnh về tiền trong sự thua lỗ, ảm đạm của phim Việt

Mi Lan |

8 tháng đầu năm đánh dấu sự ảm đạm, thua lỗ của phim Việt, dù sự cạnh tranh với các bom tấn ngoại là không nhiều.

Em và Trịnh trở thành phim Việt đầu tiên cán mốc 100 tỉ đồng năm 2022

DI PY |

"Em và Trịnh" là phim Việt đầu tiên có doanh thu cán mốc 100 tỉ đồng năm 2022.