Lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam mỏi mòn chờ lương hơn 60 tháng

Đặng Tiến |

Một thời vàng son với những bộ phim cách mạng kinh điển, nhưng chỉ sau cổ phần hóa vài năm, cơ sở hạ tầng của Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đã trở nên suy tàn. Hàng nghìn tư liệu quý giá về mặt lịch sử tại hãng đang trong tình xuống cấp nghiêm trọng; nghệ sĩ, người lao động hơn 5 năm nay không có lương và không được đóng BHXH.

Mất trắng quyền lợi

Hãng Phim truyện Việt Nam (tại số 4 phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội) vốn là cánh chim đầu đàn của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Nhưng sau khi cổ phần hóa, hãng gần như dừng mọi công việc hoạt động nghệ thuật.

Hiện, trụ sở của hãng và nhiều tài sản vô giá không được bảo quản đang xuống cấp từng ngày.

Theo phản ánh của tập thể người lao động, kể từ tháng 10.2018 đến nay họ bị cắt toàn bộ lương, không được đóng bảo hiểm, đời sống rất khó khăn. Nhiều lần người lao động làm đơn kiến nghị đến cơ quan chức năng, thậm chí Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ việc, nhưng đến nay mọi thứ vẫn chưa có tiến triển.

Theo chị Phạm Thị Hường (nhân viên phục trang), nhiều năm nay chị không có lương, không được đóng bảo hiểm. Để đảm bảo cuộc sống, chị Hường phải đi làm rất nhiều nghề, ai thuê gì làm nấy. Cũng theo chị Hường, 16 năm công tác tại hãng đến giờ chị chẳng có quyền lợi gì, để khám chữa bệnh chị phải ra phường mua bảo hiểm tự nguyện.

“Tôi rất mong các cơ quan chức năng xem xét cho người lao động tại hãng được đóng nối BHXH vì đây không phải lỗi của người lao động” - chị Hường nói.

Nhà quay phim Nguyễn Việt Hùng chia sẻ, rất nhiều lần anh phải vay tiền bạn bè đóng học cho con. Để duy trì cuộc sống anh đã phải đi làm rất nhiều nghề kể cả việc quay phim quảng cáo, quay phim đám cưới… những điều mà trước đây anh chưa bao giờ nghĩ tới.

Mặc dù khó khăn, nhưng phần lớn những nghệ sĩ, người lao động tại đây vẫn yêu nghề và không thôi hy vọng một ngày nào đó họ được trở lại với nghề, với công việc yêu thích.

“Cực chẳng đã chúng tôi phải phơi mặt ra đường kiếm sống. Hiện tôi đang mở một quán bia vỉa hè để lo cho vợ con. Bất kỳ lúc nào hãng hoặc anh em cần là tôi sẵn sàng lên đường...”, chuyên gia âm thanh Hồ Quang Huy chia sẻ.

Người lao động cay đắng khi bị bỏ rơi

Đó là chia sẻ của đạo diễn Anh Tuấn khi trao đổi với phóng viên Báo Lao Động.

Đạo diễn Anh Tuấn cho hay, anh rất đau lòng khi hàng ngày anh phải chứng kiến những đồng nghiệp, nghệ sĩ tên tuổi... chạy xe ôm, bán hàng online và những công việc không đúng với chuyên môn, nghiệp vụ để sống.

Theo đạo diễn Anh Tuấn, trước đây, để được vào làm việc tại Hãng Phim truyện Việt Nam phải là những người tốt nghiệp loại giỏi. Nay, sau hàng chục năm cống hiến, họ đã phải “ra đường” tay trắng, trong khi bản thân họ vừa là người lao động vừa là cổ đông.

Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, hiện Bộ VHTTDL đang nắm giữ 28% cổ phần của Hãng Phim truyện Việt Nam, như vậy người lao động của hãng vẫn thuộc Bộ VHTTDL. Nhưng hiện gần 40 lao động của hãng phim vẫn bơ vơ như gà con mất mẹ vì không có người đại diện chính danh bảo vệ họ và tiến hành các công việc vốn có của Hãng Phim truyện Việt Nam.

Do đó, Bộ VHTTDL cần phải có phương án, hành động cụ thể và cấp thiết để tháo gỡ khó khăn cho người lao động trong bối cảnh đời sống, việc làm của họ đang rất bi đát. Toàn bộ khối nghệ thuật và CBCNV khối kỹ thuật là những thành phần nòng cốt của hãng không được hưởng lương và BHXH từ tháng 7.2018 đến nay (khoảng 60 tháng).

Biên kịch Tống Phương Dung cho biết, mong muốn lớn nhất của người lao động là được đóng nối BHXH để đảm bảo quyền lợi hợp pháp và trả tiền lương hơn 60 tháng qua.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Nghệ sỹ Hãng Phim truyện Việt Nam “đi không được - ở cũng không xong”

Như Mai - Nguyễn Đào |

Mặc dù nhiều lần kiến nghị lên cơ quan quản lý nhưng không được giải quyết, gần 40 cán bộ nhân viên tại Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đang phải chịu cảnh mất việc làm, không có lương, không được đóng bảo hiểm xã hội nhiều năm nay.

Sau cổ phần hóa, người lao động ở Hãng Phim truyện Việt Nam mất trắng quyền lợi

Minh Hạnh |

Sau khi cổ phần hóa, cơ sở hạ tầng của Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đã trở nên suy tàn, nhiều di sản có giá trị về mặt lịch sử đang trong tình xuống cấp nghiêm trọng. Điều quan trọng là hơn 5 năm nay người lao động không có lương và không hưởng bất kỳ một chế độ gì.

Hãng Phim truyện Việt Nam đóng cửa, trụ sở bỏ hoang, nghệ sĩ chạy Grab kiếm sống

Minh Hạnh |

Thành lập từ năm 1953, Hãng Phim truyện Việt Nam được coi là cánh chim đầu đàn của điện ảnh cách mạng. Tuy nhiên, từ sau khi cổ phần hóa đến nay, người lao động không có việc làm, trụ sở đổ nát, nhiều tài sản nghệ thuật vô giá không được bảo quản.

Phong cách thanh lịch của Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc

Thanh Hà |

Ngày 12.12, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân Bành Lệ Viên bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ ngày 12-13.12.

Vụ sập sàn nhà đang sửa, tìm thấy một người tử vong

NHÓM PV |

TPHCM - Đến 11h30 hôm nay (12.12), lực lượng chức năng đã đưa thi thể nạn nhân ra khỏi đống đổ nát của căn nhà trong một hẻm trên đường Nguyễn Xiển (phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức, TPHCM).

Vụ giả danh phóng viên cưỡng đoạt tài sản ở Thái Nguyên, không ai biết 5 đối tượng đi đâu, làm gì

Lam Thanh |

Các đối tượng làm giả bằng cấp rồi xin cộng tác viên cho một số tạp chí để cưỡng đoạt tiền doanh nghiệp, người dân.

Cô bé nhặt ve chai bom hàng: Con chưa bao giờ dám nghĩ đến ước mơ của mình

Hoài Luân |

Bình Định - Khi được hỏi về ước mơ sau này, "cô bé nhặt ve chai", nhân vật lấy đi nhiều nước mắt của cộng đồng mạng những ngày qua đã bật khóc trả lời rằng "con chưa dám nghĩ tới ước mơ của mình, con chỉ muốn được đi học".

Công an khuyến cáo sau vụ 26 bác sĩ dỏm lừa bán thuốc cho 8000 người

Vân Trường |

Lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Ninh đã có khuyến cáo đối với người dân để tránh "tiền mất, tật mang" khi tin vào các bác sĩ dỏm lừa bán thuốc trên mạng.

Nghệ sỹ Hãng Phim truyện Việt Nam “đi không được - ở cũng không xong”

Như Mai - Nguyễn Đào |

Mặc dù nhiều lần kiến nghị lên cơ quan quản lý nhưng không được giải quyết, gần 40 cán bộ nhân viên tại Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đang phải chịu cảnh mất việc làm, không có lương, không được đóng bảo hiểm xã hội nhiều năm nay.

Sau cổ phần hóa, người lao động ở Hãng Phim truyện Việt Nam mất trắng quyền lợi

Minh Hạnh |

Sau khi cổ phần hóa, cơ sở hạ tầng của Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đã trở nên suy tàn, nhiều di sản có giá trị về mặt lịch sử đang trong tình xuống cấp nghiêm trọng. Điều quan trọng là hơn 5 năm nay người lao động không có lương và không hưởng bất kỳ một chế độ gì.

Hãng Phim truyện Việt Nam đóng cửa, trụ sở bỏ hoang, nghệ sĩ chạy Grab kiếm sống

Minh Hạnh |

Thành lập từ năm 1953, Hãng Phim truyện Việt Nam được coi là cánh chim đầu đàn của điện ảnh cách mạng. Tuy nhiên, từ sau khi cổ phần hóa đến nay, người lao động không có việc làm, trụ sở đổ nát, nhiều tài sản nghệ thuật vô giá không được bảo quản.