Muốn 4.0 thì phải làm từ việc đơn giản nhất là chuyển tiền

Lê Thanh Phong |

Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thừa Thiên - Huế, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện chi trả an sinh xã hội qua tài khoản VNeID từ tháng 1.2024. Sau khi các địa phương này hoạt động thí điểm, sẽ triển khai trên phạm vi toàn quốc.

Đến thời đại mà con người ta mở miệng là nói “bốn chấm không”, thì việc khai thác các ứng dụng công nghệ để áp dụng vào đời sống là chuyện đương nhiên, không có gì phải bàn cãi. Đến nay, chi trả một khoản cố định nào đó, mà vẫn còn làm theo lối thủ công là đã quá muộn.

Chỉ mới đây thôi, muốn chuyển tiền thì người chuyển phải đến ngân hàng, ghi chép đủ thứ giấy, ký nhiều chữ ký mới thực hiện được. Nay, tất cả chỉ cần một vài thao tác trên smartphone.

Chi trả an sinh xã hội chính là chuyển tiền từ một tổ chức đến các cá nhân thụ hưởng. Đã chuyển tiền thì làm cái “rẹt” qua tài khoản, không ai mất thì giờ đi lại để nhận một khoản tiền, và không phải sử dụng nhiều công lao động để phục vụ cho hoạt động này.

Tiến đến một xã hội không sử dụng tiền mặt, phải bắt đầu từ những việc khác nhau, trong đó có chi trả các khoản cố định như lương, an sinh xã hội, trợ cấp từ ngân sách Nhà nước... Nhưng không chỉ dừng lại ở “không dùng tiền mặt”, mà là xây dựng một quốc gia số. Chuyển đổi số phải bắt đầu từ việc chuyển đổi các hoạt động trước đây bằng giấy tờ, sang xử lý trên môi trường mạng, qua các ứng dụng công nghệ.

Chuyển đổi số sẽ giúp cho người dân kiệm thời gian, chi phí, thuận lợi, hệ thống hành chính giảm áp lực... Lợi ích mang lại cho đất nước rất lớn từ “số hóa”, cho nên mọi công dân đều có trách nhiệm tham gia, chấp hành các quy định chung.

Trở lại với chi trả an sinh xã hội qua tài khoản VNeID, chắc chắn bước đầu triển khai sẽ có những trường hợp gặp trục trặc, như người già yếu, đau ốm, neo đơn, không có khả năng sử dụng điện thoại thông minh. Với những trường hợp này, thì cần có sự hỗ trợ, chi trả tận địa chỉ người thụ hưởng. Nhưng không vì một số ít gặp khó khăn, mà làm ảnh hưởng đến một chương trình lớn mang lại lợi ích thiết thực cho toàn dân.

Các Bộ, ngành, địa phương cần đầu tư hạ tầng số, nền tảng số để triển khai thực hiện tốt “chuyển đổi số”, với nhiều dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp hiệu quả. Việc chi trả an sinh xã hội chỉ là một “chuyện nhỏ”, nhưng nếu không vận hành thật tốt thì sẽ không làm được chuyện lớn.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

5 bước thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đảm bảo 100% người dân đã có tài khoản và mong muốn chi trả qua tài khoản trong dịp Tết Nguyên đán 2024 được thực hiện chi trả chế độ an sinh xã hội qua tài khoản.

Hà Nội chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng an sinh xã hội dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải yêu cầu khẩn trương triển khai phương án chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt ngay trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đảm bảo đúng tiến độ, tạo thuận lợi nhất cho nhân dân.

Công ty phải chuyển tiền đóng BHXH đã trích trừ của NLĐ vào cơ quan BHXH

Hà Anh |

Chị Đào Thị Thu (Hà Nội) hỏi: Tôi nghỉ thai sản và có gửi giấy khai sinh của con để công ty thanh toán chế độ thai sản, nhưng tôi vẫn chưa nhận được chế độ. Khi tôi hỏi thì cán bộ trả lời là đã làm hồ sơ thanh toán, nhưng do công ty đóng tiền BHXH 3 tháng một lần nên phải đợi khi công ty đóng tiền BHXH thì tôi mới nhận được tiền thai sản. Công ty trả lời tôi như vậy có đúng không?

Phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc

PHƯƠNG ANH |

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Thông qua các chính sách này đã tạo nền tảng phát triển kinh tế và giảm nghèo ở các địa phương vùng đồng bào DTTS, trong đó có các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.

Tìm giải pháp để đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động

NHÓM PV |

Theo Bộ LĐTB&XH, giai đoạn 2016 - 2022 đã có 4,84 triệu người rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Đây là thực trạng đáng quan tâm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu, nỗ lực và quyết tâm của Đảng, Chính phủ thực hiện an sinh xã hội cho toàn dân, không để ai ở lại phía sau.

Sắp diễn ra tọa đàm '“Giải pháp đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động”

Bảo Bình |

Ngày 21.12, Báo Lao Động sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến '“Tìm giải pháp để đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động”.

Vận động được gần 7,5 tỉ đồng và 5 căn nhà qua giải golf An sinh xã hội

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Thông qua giải golf, các mạnh thường quân, nhà tài trợ đã đóng góp gần 7,5 tỉ đồng và 5 căn nhà đại đoàn kết cho Quỹ An sinh xã hội tỉnh, để chăm lo, hỗ trợ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Phát triển kinh tế xanh - cơ hội vàng để nâng cấp an sinh xã hội

HẠNH AN - QUỲNH CHI |

Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia đưa ra cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 và không nằm ngoài xu thế chuyển sang kinh tế xanh theo hướng chuyển dịch công bằng. Quá trình chuyển đổi tác động đòi hỏi các bên liên quan cần có chính sách đảm bảo người lao động dễ tổn thương được tiếp cận với đào tạo lại và hỗ trợ chuyển sang công việc mới.

5 bước thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đảm bảo 100% người dân đã có tài khoản và mong muốn chi trả qua tài khoản trong dịp Tết Nguyên đán 2024 được thực hiện chi trả chế độ an sinh xã hội qua tài khoản.

Hà Nội chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng an sinh xã hội dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải yêu cầu khẩn trương triển khai phương án chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt ngay trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đảm bảo đúng tiến độ, tạo thuận lợi nhất cho nhân dân.

Công ty phải chuyển tiền đóng BHXH đã trích trừ của NLĐ vào cơ quan BHXH

Hà Anh |

Chị Đào Thị Thu (Hà Nội) hỏi: Tôi nghỉ thai sản và có gửi giấy khai sinh của con để công ty thanh toán chế độ thai sản, nhưng tôi vẫn chưa nhận được chế độ. Khi tôi hỏi thì cán bộ trả lời là đã làm hồ sơ thanh toán, nhưng do công ty đóng tiền BHXH 3 tháng một lần nên phải đợi khi công ty đóng tiền BHXH thì tôi mới nhận được tiền thai sản. Công ty trả lời tôi như vậy có đúng không?

Phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc

PHƯƠNG ANH |

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Thông qua các chính sách này đã tạo nền tảng phát triển kinh tế và giảm nghèo ở các địa phương vùng đồng bào DTTS, trong đó có các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.

Tìm giải pháp để đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động

NHÓM PV |

Theo Bộ LĐTB&XH, giai đoạn 2016 - 2022 đã có 4,84 triệu người rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Đây là thực trạng đáng quan tâm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu, nỗ lực và quyết tâm của Đảng, Chính phủ thực hiện an sinh xã hội cho toàn dân, không để ai ở lại phía sau.

Sắp diễn ra tọa đàm '“Giải pháp đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động”

Bảo Bình |

Ngày 21.12, Báo Lao Động sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến '“Tìm giải pháp để đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động”.

Vận động được gần 7,5 tỉ đồng và 5 căn nhà qua giải golf An sinh xã hội

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Thông qua giải golf, các mạnh thường quân, nhà tài trợ đã đóng góp gần 7,5 tỉ đồng và 5 căn nhà đại đoàn kết cho Quỹ An sinh xã hội tỉnh, để chăm lo, hỗ trợ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Phát triển kinh tế xanh - cơ hội vàng để nâng cấp an sinh xã hội

HẠNH AN - QUỲNH CHI |

Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia đưa ra cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 và không nằm ngoài xu thế chuyển sang kinh tế xanh theo hướng chuyển dịch công bằng. Quá trình chuyển đổi tác động đòi hỏi các bên liên quan cần có chính sách đảm bảo người lao động dễ tổn thương được tiếp cận với đào tạo lại và hỗ trợ chuyển sang công việc mới.