Đề xuất mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% tổng thu nhập

PHẠM ĐÔNG |

Đoàn viên công đoàn, người lao động Hà Nội đề nghị trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) hoặc các văn bản dưới luật cần quy định rõ ràng, cụ thể chi tiết các yếu tố cấu thành tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Lo ngại lương hưu thấp khi giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội

Sáng 5.10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri là cán bộ, đoàn viên Công đoàn, người lao động Thủ đô; lấy ý kiến dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi).

Quan tâm về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), chị Hà Phương Anh - Chủ tịch Công đoàn Công ty May liên doanh Plummy - cho rằng, khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cả người sử dụng lao động và người lao động cũng đã phải trích 1 khoản tiền nhất định để nộp vào quỹ bảo hiểm.

Điều này đồng nghĩa với việc họ đã hoàn thành nghĩa vụ bảo đảm phúc lợi cho người lao động. Tuy nhiên, khi người lao động vì một lý do nào đó không còn đi làm, không có nhu cầu tham gia bảo hiểm và muốn rút 1 lần thì nên để quyền quyết định cho đối tượng được hưởng phúc lợi chính là người lao động.

Bên cạnh đó, chị Hà Phương Anh cũng đề nghị điều chỉnh quy định điều kiện nghỉ hưu là đủ 60 tuổi đối với lao động nam và 55 tuổi đối với lao động nữ vì sức khỏe đã giảm sút, năng suất lao động sẽ không cao.

Chị Hà Phương Anh phát biểu ý kiến. Ảnh: Phạm Đông
Chị Hà Phương Anh phát biểu ý kiến. Ảnh: Phạm Đông

Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề cập việc giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng từ 20 năm xuống 15 năm.

Vấn đề này được đoàn viên công đoàn, người lao động bày tỏ sự ủng hộ đề xuất sửa đổi này và cũng xem đây là một trong những chính sách đặc biệt quan trọng và có giá trị trong lần sửa đổi này.

Theo người lao động, việc này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ngắn được hưởng lương hưu.

Tuy nhiên, việc giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội xuống 15 năm dẫn tới việc mức lương hưu của người lao động cũng thấp, sau này người lao động cũng không bảo đảm mức sống tối thiểu.

Do vậy, số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu phải cân nhắc kỹ lưỡng, toàn diện dựa trên các thông số tài chính, xã hội, lao động, con người…

Anh Nguyễn Trung Kiên - Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Cầu 14 - đề nghị, trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) hoặc các văn bản dưới luật cần quy định rõ ràng, cụ thể chi tiết các yếu tố cấu thành tiền lương (mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung) làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Thậm chí, anh Kiên cho rằng, có thể quy định khung cho các yếu tố này giống như quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mức thấp nhất, mức cao nhất.

“Bản thân tôi cũng đồng quan điểm với nhiều ý kiến đề xuất mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% tổng thu nhập” - anh Nguyễn Trung Kiên nói.

Về vấn đề chậm, nợ đọng bảo hiểm, đoàn viên Công đoàn đề nghị phải xem việc nợ bảo hiểm xã hội như hành vi trốn thuế, từ đó có phương pháp xử lý tương ứng để khắc phục tình trạng này.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị. Ảnh: Phạm Đông
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị. Ảnh: Phạm Đông

Tránh tuyển dụng nhân tài sai quy định và vụ lợi

Quan tâm đến dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), chị Trương Hải Yến - nhân viên Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội - nhận định, chính sách thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực là một chính sách đúng đắn, cần thiết mà Hà Nội đã thực hiện nhiều năm qua nhưng chưa có hiệu quả.

Vì vậy, chị Yến đề nghị bổ sung một số nội dung trong Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm quy định sự ràng buộc giữa quyền và trách nhiệm cá nhân người lãnh đạo, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong tuyển dụng nhân tài; tránh việc lạm dụng chức quyền để tuyển dụng sai quy định và vụ lợi.

Tại hội nghị, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai cho hay, các ý kiến đóng góp sẽ được tổng hợp đầy đủ, gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Thu nhập người lao động ở Hà Nội chưa đáp ứng được sinh hoạt tối thiểu

PHẠM ĐÔNG |

Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội, thu nhập bình quân của người lao động là 7 triệu đồng/tháng, với mức thu nhập này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu.

Nghiên cứu tích hợp sổ bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VNeID để không chồng chéo

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Công an được giao chủ trì, làm việc với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất giải pháp tích hợp tiện ích sổ bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VNeID, bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo, lãng phí.

Rút ngắn thời gian đóng để hạn chế người dân rời bỏ hệ thống Bảo hiểm Xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Trong giai đoạn từ 2016-2022, ước tính có khoảng 3,5 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần và rời bỏ hoàn toàn hệ thống BHXH, chiếm tỉ lệ hơn 70% số lượt người hưởng BHXH một lần.

Trực tiếp ASIAD 19 ngày 7.10: Cầu mây nữ đấu chung kết lúc 9h30

NHÓM PV |

Cập nhật kết quả của Đoàn thể thao Việt Nam trong ngày 7.10 tại ASIAD 19.

Phụ huynh ý kiến ngược chiều, con bị "trù dập" đến nỗi phải chuyển trường

Trang Hà - Vũ Linh |

Thực tế đã có phụ huynh vì ý kiến ngược chiều với đám đông mà dẫn đến con bị trù dập, cô lập và dị nghị, để rồi phải chuyển trường trong nước mắt vì không chịu được sức ép từ nhiều phía.

Vụ 5.000 công nhân ngừng việc, công an triệu tập một số đối tượng

QUANG ĐẠI |

Cơ quan Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã điều tra, tiến hành triệu tập một số đối tượng để làm rõ hành vi tung tin, kích động, lôi kéo công nhân ngừng việc tập thể.

Nhiều thợ lò nghèo không đủ tiêu chuẩn mua nhà ở xã hội

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Có rất nhiều điều kiện mà người lao động phải hội đủ thì mới được xét mua nhà ở xã hội. Trong đó, với điều kiện “mức thu nhập dưới 11 triệu đồng/tháng sau khi giảm trừ gia cảnh” thì nhiều thợ lò nghèo, chưa có nhà của ngành than bị loại đầu tiên.

Người dân quanh bãi rác An Hiệp mong muốn được đảm bảo sức khoẻ

Thành Nhân |

Sau gần 3 tháng, kể từ ngày 15.7.2023, người dân ở huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre) ngăn chặn xe chở rác vào bãi rác An Hiệp khiến rác thải ùn ứ, ngày 6.10, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức đối thoại với người dân về vụ việc.

Thu nhập người lao động ở Hà Nội chưa đáp ứng được sinh hoạt tối thiểu

PHẠM ĐÔNG |

Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội, thu nhập bình quân của người lao động là 7 triệu đồng/tháng, với mức thu nhập này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu.

Nghiên cứu tích hợp sổ bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VNeID để không chồng chéo

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Công an được giao chủ trì, làm việc với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất giải pháp tích hợp tiện ích sổ bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VNeID, bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo, lãng phí.

Rút ngắn thời gian đóng để hạn chế người dân rời bỏ hệ thống Bảo hiểm Xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Trong giai đoạn từ 2016-2022, ước tính có khoảng 3,5 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần và rời bỏ hoàn toàn hệ thống BHXH, chiếm tỉ lệ hơn 70% số lượt người hưởng BHXH một lần.