Phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc

PHƯƠNG ANH |

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Thông qua các chính sách này đã tạo nền tảng phát triển kinh tế và giảm nghèo ở các địa phương vùng đồng bào DTTS, trong đó có các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc

Tỉnh Sóc Trăng có gần 1,2 triệu người, trong đó DTTS chiếm trên 35%. Tỉnh có 63/109 xã, phường, thị trấn thuộc vùng DTTS. Thời gian qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được Đảng, Nhà nước quan tâm ban hành.

Theo bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng, thời gian qua, tỉnh đã triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nói chung, vùng đồng bào DTTS nói riêng. Trong năm 2023, toàn tỉnh đã triển khai hỗ trợ đất ở cho 115 hộ, nhà ở cho 1.720 hộ, chuyển đổi nghề cho 4.532 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 873 hộ, triển khai trên 67 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng; xây dựng, duy tu bảo dưỡng 167 công trình cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, nước sạch, nhà sinh hoạt cộng đồng, chợ... Qua đó, đã có hàng nghìn hộ dân là đồng bào dân tộc được thụ hưởng.

Anh Chanh Đô Ra - một hộ Khmer ở xã Thuận Hòa (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) - cho biết: “Thời gian qua được địa phương hỗ trợ cho tham gia các lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện vay vốn phát triển kinh tế nhờ vậy vượt gia đình có điều kiện khó vươn lên thoát nghèo”.

Hay tại TP Cần Thơ, hiện có khoảng 9.895 hộ đồng bào DTTS, chiếm tỉ lệ 3,04% tổng dân số. Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, thành phố đầu tư xây dựng 3 khu dân cư cho đồng bào DTTS tại huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ và quận Ô Môn, với tổng số 238 nền và bố trí cho 177 hộ, kinh phí thực hiện gần 32,6 tỉ đồng. Hỗ trợ vay vốn tạo việc làm, chuyển đổi nghề cho 2.600 hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ cận nghèo, học sinh sinh viên với tổng số vốn hơn 72,3 tỉ đồng. Qua đó, đời sống đồng bào DTTS ngày thêm khởi sắc.

Cần thêm nhiều giải pháp

Theo ông Sơn Phước Hoan - nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, thời gian qua mặc dù có nhiều chính sách ưu tiên nhưng kinh tế - xã hội và việc đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS vẫn gặp số khó khăn, hạn chế như việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm; tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn thiếu đồng bộ; việc tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội ở các cấp, nhất là cấp cơ sở còn nhiều bất cập...

Tiến sĩ Phan Công Khanh - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV - gợi ý, các địa phương cần chú trọng phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc, chức sắc, sư sãi để phối hợp tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện tốt các phong trào của địa phương. Đồng thời tuyên truyền để đồng bào dân tộc phát huy ý thức thoát nghèo, không trông chờ ỷ lại vào chính sách mà phải tự lực, tự cường vươn lên.

Ông Lý Rô Tha - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng - cho biết, tỉnh sẽ tập trung triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Và làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc ở cơ sở để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng hiệu quả...

Đồng bào DTTS tại ĐBSCL hiện nay sinh sống đan xen với dân tộc Kinh ở 9 tỉnh, thành phố: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, chủ yếu là dân tộc Khmer, Hoa, Chăm... chiếm gần 7,6% dân số toàn vùng.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Thành phố Sáng tạo và động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế

Kim Sơn |

Sau Hà Nội, thêm 2 thành phố nữa của Việt Nam được công nhận danh hiệu Thành phố Sáng tạo UNESCO là Đà Lạt trong lĩnh vực âm nhạc và Hội An trong lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian. Thành phố Sáng tạo không chỉ là một danh hiệu danh giá mà còn là nguồn động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế mạnh mẽ.

Cầu vượt sông Hồng, đường ven biển: "Đòn bẩy" phát triển kinh tế Thái Bình

Trung Du - Lương Hà |

Thái Bình - Cầu vượt sông Hồng nối Thái Bình - Nam Định thuộc tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình được xây dựng với tổng số vốn gần 1.000 tỉ đồng, sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là kinh tế biển.

Cần Thơ phải tìm kiếm các động lực mới để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 15.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu gương điển hình tiêu biểu Thành phố Cần Thơ nhân dịp hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương (2004-2024).

Phát triển kinh tế xanh - cơ hội vàng để nâng cấp an sinh xã hội

HẠNH AN - QUỲNH CHI |

Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia đưa ra cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 và không nằm ngoài xu thế chuyển sang kinh tế xanh theo hướng chuyển dịch công bằng. Quá trình chuyển đổi tác động đòi hỏi các bên liên quan cần có chính sách đảm bảo người lao động dễ tổn thương được tiếp cận với đào tạo lại và hỗ trợ chuyển sang công việc mới.

Lao động kỹ năng thấp dễ mất việc làm khi phát triển kinh tế xanh

HẠNH AN |

Quá trình chuyển đổi năng lượng và phát triển thị trường carbon có thể tạo ra những tác động không công bằng giữa các ngành, cộng đồng, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương trên một số khía cạnh như: Tác động đến việc dịch chuyển việc làm, mất việc làm, sự thiếu hụt kỹ năng của người lao động...

Phát triển kinh tế hướng ra biển là xu thế tất yếu của tỉnh Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng ra phía biển luôn là khát vọng, khát khao của tỉnh Thái Bình. Những năm qua, địa phương này đã có nhiều giải pháp, nỗ lực hành động để từng bước theo đuổi định hướng tất yếu này.

Cú đột phá phim Tết trị giá hàng trăm tỉ đồng của Trấn Thành

Bình An |

Nhiều năm trở lại đây, phim Tết đã có những cú đột phá, thay đổi trong tư duy và cách làm để vươn tới mốc doanh thu “trong mơ” vài trăm tỉ đồng.

Từ bỏ thành thị, bác sĩ trẻ về công tác nơi huyện nghèo

Tường Vân - Hà Quyên |

Từ khi có Dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” (Dự án 585) của Bộ Y tế, hàng trăm bác sĩ được đào tạo chuyên khoa 1 theo phương thức đặc biệt, với chuyên môn cao đã về các vùng khó khăn, tận tâm cống hiến, làm thay đổi diện mạo y tế cơ sở của địa phương. Nhờ đó, người dân đỡ nhọc nhằn chuyển tuyến, những ca bệnh khó được điều trị ngay tại địa phương thay vì lên tuyến trên như trước.

Thành phố Sáng tạo và động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế

Kim Sơn |

Sau Hà Nội, thêm 2 thành phố nữa của Việt Nam được công nhận danh hiệu Thành phố Sáng tạo UNESCO là Đà Lạt trong lĩnh vực âm nhạc và Hội An trong lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian. Thành phố Sáng tạo không chỉ là một danh hiệu danh giá mà còn là nguồn động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế mạnh mẽ.

Cầu vượt sông Hồng, đường ven biển: "Đòn bẩy" phát triển kinh tế Thái Bình

Trung Du - Lương Hà |

Thái Bình - Cầu vượt sông Hồng nối Thái Bình - Nam Định thuộc tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình được xây dựng với tổng số vốn gần 1.000 tỉ đồng, sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là kinh tế biển.

Cần Thơ phải tìm kiếm các động lực mới để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 15.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu gương điển hình tiêu biểu Thành phố Cần Thơ nhân dịp hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương (2004-2024).

Phát triển kinh tế xanh - cơ hội vàng để nâng cấp an sinh xã hội

HẠNH AN - QUỲNH CHI |

Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia đưa ra cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 và không nằm ngoài xu thế chuyển sang kinh tế xanh theo hướng chuyển dịch công bằng. Quá trình chuyển đổi tác động đòi hỏi các bên liên quan cần có chính sách đảm bảo người lao động dễ tổn thương được tiếp cận với đào tạo lại và hỗ trợ chuyển sang công việc mới.

Lao động kỹ năng thấp dễ mất việc làm khi phát triển kinh tế xanh

HẠNH AN |

Quá trình chuyển đổi năng lượng và phát triển thị trường carbon có thể tạo ra những tác động không công bằng giữa các ngành, cộng đồng, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương trên một số khía cạnh như: Tác động đến việc dịch chuyển việc làm, mất việc làm, sự thiếu hụt kỹ năng của người lao động...

Phát triển kinh tế hướng ra biển là xu thế tất yếu của tỉnh Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng ra phía biển luôn là khát vọng, khát khao của tỉnh Thái Bình. Những năm qua, địa phương này đã có nhiều giải pháp, nỗ lực hành động để từng bước theo đuổi định hướng tất yếu này.