Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là con đường phát triển bền vững

Nguyễn Hà - Cát Tường |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định, Chuyển đổi xanh dựa nền tảng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp, kinh tế số là con đường để chúng ta đưa đất nước phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân.

Ngày 4.8 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội Nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V. Hội nghị năm nay với chủ đề “Hài hoà phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững” như một lời kêu gọi mạnh mẽ về sự tập hợp, đoàn kết nhằm bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự suy thoái của đa dạng sinh học vì cuộc sống hài hòa với thiên nhiên và cho một tương lai bền vững hơn.

Hành động chậm trễ sẽ bỏ lỡ cơ hội để duy trì hành tinh bền vững

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường đã được đưa vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Tuyên bố mạnh mẽ về đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại COP26 thể hiện quyết tâm và cam kết chính trị của Việt Nam trong việc giải quyết những thách thức nghiêm trọng của toàn cầu về khí hậu, môi trường, suy giảm của các hệ sinh thái, hướng đến mục tiêu một hành tinh khỏe mạnh; đồng thời tận dụng cơ hội đưa đất nước ta theo con đường “xanh”, hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà
Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quang Duy

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Liên Hợp Quốc đã cảnh báo, các hệ sinh thái trên Trái đất đang tiếp tục bị suy thoái hoặc biến đổi; đa dạng sinh học đang suy giảm với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người, chạm ngưỡng không thể đảo ngược, ảnh hưởng đến việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), gia tăng các thách thức về biến đổi khí hậu, sức khỏe, an ninh lương thực và nguồn nước.

"Nếu hành động chậm chễ, chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội quý giá để đảm bảo Trái đất có thể sinh sống được và duy trì một hành tinh bền vững cho tất cả trong tương lai. Chuyển đổi xanh dựa nền tảng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp, kinh tế số là con đường để chúng ta đưa đất nước phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân.

Bài học thành công từ phòng chống đại dịch vừa qua cho thấy, chúng ta chỉ có thể đảo ngược xu thế gia tăng ô nhiễm, suy giảm các hệ sinh thái khi có sự chung tay, đoàn kết, sẻ chia quốc tế dựa trên nguyên tắc công lý, công bằng giữa các quốc gia và quyết tâm hành động của cả hệ thống chính trị” – Bộ trưởng nói.

Di dời nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi đô thị

Tham dự Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cho rằng chúng ta cần nhìn nhận, thấy được thách thức rất lớn trong giai đoạn tới với yêu cầu về phát triển, yêu cầu chung và tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nhiệt độ tăng.

Nói về mục tiêu đến năm 2050 phát thải ròng về 0, Phó Thủ tướng cho biết chúng ta cần thực hiện quyết liệt chứ không phải chỉ khẩu hiệu bằng các giải pháp cụ thể. “Đây là nhiệm vụ chính trong giai đoạn tới đây. Thủ tướng đã thành lập Ban chỉ đạo do Thủ tướng làm trưởng Ban chỉ đạo để thực hiện COP 26, thành viên Ban chỉ đạo có các Bộ trưởng và các địa phương. Quyết tâm của chúng ta là thực hiện đi trước 1 bước”.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo tại Hội nghị.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo tại Hội nghị.

Về quy hoạch điện VIII, theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, đã mất gần 1 năm trời để xây dựng quy hoạch điện VIII với tinh thần giảm điện hoá thạch, điện than để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian vừa qua, trên cơ sở xây dựng quy hoạch như vậy đã rà soát giảm các nhà máy sản xuất điện từ than khoảng gần 20.000MW với khoảng 12 nhà máy, chuyển sang điện mặt trời, điện gió ngoài khơi. Nếu không có gì thay đổi, tuần tới sẽ họp Thường trực và phê duyệt quy hoạch điện VIII.

"Rất nhiều địa phương, bộ ngành mong đợi. Chúng ta thực hiện quy hoạch điện VIII theo đúng mục tiêu tới năm 2050 năng lượng vừa đủ nhưng vừa góp phần tích cực trong phần giảm khí thải” - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết.

Về quy hoạch, Phó Thủ tướng cho biết cùng với chương trình 1 tỉ cây xanh thì công tác quy hoạch, tổ chức quy hoạch, phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới cần dành nhiều quỹ đất cây xanh theo đúng quy hoạch.

“Chúng ta phải rà soát lại tất cả các dự án, nhà máy đã xây trong khu đô thị, khu công nghiệp để từng bước di chuyển. Có thể nhà máy 50 năm nhưng ở trong khu đô thị ảnh hưởng đến môi trường thì phải có kế hoạch di dời ra khỏi đô thị” – Phó Thủ tướng nói.

Cũng theo Phó Thủ tướng, từ Trung ương tới địa phương, các bộ, ngành cần tập trung đào tạo nhân lực lĩnh vực bảo vệ môi trường để đáp ứng được tốc độ cải tiến, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ.

Nguyễn Hà - Cát Tường
TIN LIÊN QUAN

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

NGuyễn Hà |

Bố cục của dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được sắp xếp như Luật Đất đai hiện hành, tăng thêm 02 chương (bổ sung thêm 01 chương quy định về phát triển quỹ đất và tách chương thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành 02 chương).

Thủ tướng: Tây Nguyên phải phát triển kinh tế xanh, giàu bản sắc dân tộc

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ngày 1.7, tại tỉnh Đắk Lắk, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18.1.2002 và Kết luận số 12-NQ/TW ngày 24.10.2011 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên.

Mỹ ủng hộ Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế số, kinh tế xanh

Hải Anh |

Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Mỹ; thăm, làm việc tại Mỹ và Liên Hợp Quốc, ngày 11.5 (giờ địa phương), tại thủ đô Washington DC, Thủ tướng Phạm Minh Chính có loạt các cuộc tiếp xúc cấp cao, trong đó các đại diện Mỹ đều bày tỏ quan tâm, ủng hộ việc Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế số, kinh tế xanh.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Dự kiến tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù Đà Lạt vào ngày mai

Mai Hương |

Việc tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù (TP Đà Lạt) dự kiến được thực hiện vào khoảng 9h ngày 11.6.

Khoảnh khắc công an lao mình xuống dòng nước lũ cứu người

Lam Thanh |

Hà Giang - Thấy một người dân bị dòng nước lũ cuốn đi, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường đã lao xuống kịp thời cứu nạn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

NGuyễn Hà |

Bố cục của dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được sắp xếp như Luật Đất đai hiện hành, tăng thêm 02 chương (bổ sung thêm 01 chương quy định về phát triển quỹ đất và tách chương thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành 02 chương).

Thủ tướng: Tây Nguyên phải phát triển kinh tế xanh, giàu bản sắc dân tộc

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ngày 1.7, tại tỉnh Đắk Lắk, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18.1.2002 và Kết luận số 12-NQ/TW ngày 24.10.2011 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên.

Mỹ ủng hộ Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế số, kinh tế xanh

Hải Anh |

Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Mỹ; thăm, làm việc tại Mỹ và Liên Hợp Quốc, ngày 11.5 (giờ địa phương), tại thủ đô Washington DC, Thủ tướng Phạm Minh Chính có loạt các cuộc tiếp xúc cấp cao, trong đó các đại diện Mỹ đều bày tỏ quan tâm, ủng hộ việc Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế số, kinh tế xanh.