Phát triển kinh tế xanh - cơ hội vàng để nâng cấp an sinh xã hội

HẠNH AN - QUỲNH CHI |

Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia đưa ra cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 và không nằm ngoài xu thế chuyển sang kinh tế xanh theo hướng chuyển dịch công bằng. Quá trình chuyển đổi tác động đòi hỏi các bên liên quan cần có chính sách đảm bảo người lao động dễ tổn thương được tiếp cận với đào tạo lại và hỗ trợ chuyển sang công việc mới.

Bảo vệ lao động dễ tổn thương

Ông Lưu Quang Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - cho biết: Tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia đưa ra cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050; cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010.

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên, sau Nam Phi và Indonesia, tham gia Tuyên bố Chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (Tuyên bố JETP). Từ đó, Việt Nam cũng đã huy động được những cam kết, tài trợ quốc tế để hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận thấy, quá trình chuyển đổi năng lượng có thể tạo ra tác động không công bằng giữa các ngành, cộng đồng, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương trên một số khía cạnh như: Tác động đến việc dịch chuyển việc làm; mất việc làm; sự thiếu hụt kỹ năng của người lao động; sự không phù hợp giữa các kỹ năng của lao động hiện có và nhu cầu của nền kinh tế xanh.

Đặc biệt, nhóm người nghèo, nhóm thu nhập thấp nhất có thể chịu tác động lớn từ chuyển đổi năng lượng và các nỗ lực giảm lượng khí thải ví dụ như khả năng chi trả năng lượng xanh, sạch…

Đồng quan điểm, bà Trịnh Thị Nguyệt, đại diện Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lấy ví dụ lao động lớn tuổi tại các nhà máy nhiệt điện đốt than đang chuyển đổi hoặc các mỏ than đang thu hẹp quy mô cần có hình thức bảo trợ xã hội.

Bà Ingrid Christensen - Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam đánh giá đây là “cơ hội vàng” để Việt Nam có thể đảm bảo, nâng cấp vấn đề về an sinh xã hội, chuyển đổi xanh, đưa mức phát thải ròng về “0”.

Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế khẳng định, bên cạnh cơ hội, người lao động cũng cần trang bị kỹ năng để chuyển đổi việc làm, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho cả doanh nghiệp và người lao động.

Hỗ trợ để chuyển sang công việc mới

Theo bà Chử Thị Lân, đại diện Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, dịch chuyển việc làm trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế không phát thải ròng có thể đòi hỏi những thay đổi đáng kể đối với các ngành năng lượng, giao thông vận tải và sản xuất.

Điều này có thể dẫn đến việc dịch chuyển người lao động trong các ngành đó. Cần có chính sách đảm bảo rằng, người lao động trong các ngành này được tiếp cận với đào tạo lại và hỗ trợ để chuyển sang công việc mới.

Bà Lân cho hay, trách nhiệm của Bộ LĐTBXH trong việc thực hiện Đề án JETP là: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách; giải pháp thúc đẩy chuyển dịch công bằng đối với các nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng công bằng;

Hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo lại, tạo việc làm và các hình thức hỗ trợ khác cho lao động bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển đổi năng lượng; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch huy động nguồn lực.

Tham gia các nhóm công tác, bảo đảm quá trình chuyển đổi công bằng, phù hợp với tuyên bố của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc, để đảm bảo toàn xã hội có thể hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi xanh.

HẠNH AN - QUỲNH CHI
TIN LIÊN QUAN

Giải pháp nào để đảm bảo công bằng việc làm khi chuyển sang kinh tế xanh?

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia hướng tới phát triển kinh tế xanh, cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận thấy, trong quá trình chuyển đổi năng lượng và phát triển kinh tế xanh có thể tạo ra những tác động không công bằng đối với việc làm của người lao động.

Lao động kỹ năng thấp dễ mất việc làm khi phát triển kinh tế xanh

HẠNH AN |

Quá trình chuyển đổi năng lượng và phát triển thị trường carbon có thể tạo ra những tác động không công bằng giữa các ngành, cộng đồng, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương trên một số khía cạnh như: Tác động đến việc dịch chuyển việc làm, mất việc làm, sự thiếu hụt kỹ năng của người lao động...

Australia ưu tiên hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, kinh tế xanh

Thanh Hà |

Trong cuộc gặp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cam kết sẽ tiếp tục ưu tiên ODA và hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực chuyển đổi số, kinh tế xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Cách tra cứu điểm thi lớp 10 tại Hà Nội và các tỉnh thành

Vân Trang |

Phụ huynh, học sinh theo dõi cách tra cứu điểm thi lớp 10 tại Hà Nội và các tỉnh thành năm 2024.

Xóa sổ loại "đất ở không hình thành đơn vị ở" tại dự án Sông Lô Nha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Hiện nay, các cơ quan chức năng đang hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh các quyết định giao đất, cho thuê đất từ loại hình "đất ở không hình thành đơn vị ở" sang đất thương mại, dịch vụ tại dự án Sông Lô Nha Trang.

Nga tiết lộ về hệ thống thanh toán chung của BRICS

Ngọc Vân |

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga cập nhật thông tin mới nhất về hệ thống thanh toán chung của BRICS.

Giải pháp nào để đảm bảo công bằng việc làm khi chuyển sang kinh tế xanh?

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia hướng tới phát triển kinh tế xanh, cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận thấy, trong quá trình chuyển đổi năng lượng và phát triển kinh tế xanh có thể tạo ra những tác động không công bằng đối với việc làm của người lao động.

Lao động kỹ năng thấp dễ mất việc làm khi phát triển kinh tế xanh

HẠNH AN |

Quá trình chuyển đổi năng lượng và phát triển thị trường carbon có thể tạo ra những tác động không công bằng giữa các ngành, cộng đồng, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương trên một số khía cạnh như: Tác động đến việc dịch chuyển việc làm, mất việc làm, sự thiếu hụt kỹ năng của người lao động...

Australia ưu tiên hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, kinh tế xanh

Thanh Hà |

Trong cuộc gặp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cam kết sẽ tiếp tục ưu tiên ODA và hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực chuyển đổi số, kinh tế xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.