Thanh Hóa: Dân bản đua nhau làm guồng quay để lấy nước cày cấy trước Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp cận Tết Nguyên đán, người dân tại bản Bách, xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn lại hối hả lên rừng chặt tre, nứa mang về làm guồng quay dưới sông, nhằm đưa nước lên những cánh đồng khô, kịp cày cấy cho xong để ăn Tết Nguyên đán.
Theo đó, những ngày tại cánh đồng ở bản Bách, xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, người dân đang hối hả lấy nước lên những thửa ruộng khô, làm đất để chuẩn bị cho việc cày cấy trước Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023. Ảnh: Quách Du
Những ngày cận Tết, trên cánh đồng ở bản Bách, xã Trung Thượng, huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, người dân đang hối hả lấy nước lên những thửa ruộng khô, làm đất để chuẩn bị cho việc cày cấy trước dịp Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023. Ảnh: Quách Du
Tuy nhiên, không giống như ở đồng bằng, việc lấy nước tại đây vô cùng khó khăn, khi người dân phải làm guồng quay để đưa nước từ dưới sông lên các thửa ruộng khô. Ảnh: Quách Du
Không giống như ở đồng bằng, việc lấy nước tại đây vô cùng khó khăn, khi người dân phải làm những guồng quay để đưa nước từ dưới sông lên các thửa ruộng khô. Ảnh: Quách Du
 
Ông Hà Văn Khuyên (trú tại bản Bách, xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn) cho biết, để lấy được nước từ sông lên ruộng, cách đây khoảng 20 ngày, người dân trong bản đã hò nhau lên rừng chặt tre, nứa mang về làm và dựng nên những guồng quay. Ảnh: Quách Du
“Việc làm các guông quay này khá vất vả và tốn kém. Cụ thể, cả bản Bách làm gần 20 cái guồng quay, 5 hộ dân chung nhau làm 1 cái guồng, chi phí khoảng 5 triệu đồng/1 cái, bao gồm chi phí vật liệu, trang thiết bị và đường ống để dẫn nước về ruộng. Biết là tốn kém, nhiều vụ thu lúa về tính ra còn lỗ so với đầu tư, nhưng nông dân mà, không nhẽ lại vứt ruộng không” - ông Khuyên chia sẻ. Ảnh: Quách Du
“Việc làm các guồng quay này khá vất vả và tốn kém. Cụ thể, cả bản Bách làm gần 20 cái guồng quay, 5 hộ dân chung nhau làm 1 cái guồng. Chi phí khoảng 5 triệu đồng/1 cái, bao gồm chi phí vật liệu, trang thiết bị và đường ống dẫn nước về ruộng. Biết là tốn kém, nhiều vụ thu lúa về tính ra còn lỗ so với đầu tư, nhưng nông dân mà, không nhẽ lại vứt ruộng không” - ông Khuyên chia sẻ. Ảnh: Quách Du
Ngoài việc làm guồng quay, các hộ dân cũng phải chung sức kè đá, đắp thành con đập tạm ngăn nước sông để nước dâng lên và chảy qua nơi để guồng quay. Ảnh: Quách Du
Cũng theo nhiều người dân, ngoài việc làm guồng quay, các hộ còn phải cùng nhau kè đá, đắp thành con đập tạm để ngăn sông, dẫn nước chảy vào khu vực đặt guồng quay. Ảnh: Quách Du
Nước sông chảy vào khiến những guồng quay (tựa như các bánh xe khổng lồ) quay không ngừng nghỉ. Ảnh: Quách Du
Nước sông chảy vào khiến những guồng quay (tựa như các bánh xe khổng lồ) quay không ngừng nghỉ. Ảnh: Quách Du
Nước sông chảy vào khiến những guồng quay (tựa như các bánh xe khổng lồ) quay không ngừng nghỉ. Ảnh: Quách Du
Guồng quay với hệ thống các ống nứa múc nước từ đáy sông rồi đổ lên máng nước. Ảnh: Quách Du
Guồng quay với hệ thống các ống nứa múc nước từ đáy sông rồi đổ lên máng nước. Ảnh: Quách Du
Hệ thống máng nước dẫn nước từ khu vực guồng quay đến các thửa ruộng trên cao. ảnh: Quách Du
Hệ thống máng nước dẫn nước từ khu vực guồng quay đến các thửa ruộng trên cao. ảnh: Quách Du
Hệ thống máng nước dẫn nước từ guồng quay đến các thửa ruộng trên cao. Ảnh: Quách Du
Do đất cát cộng với ruộng bị khô, nên phải mất nhiều ngày, mỗi guồng quay mới có thể lấp đầy nước ở một thửa ruộng. Ảnh: Quách Du
Do đất cát cộng với ruộng bị khô, nên phải mất nhiều ngày, mỗi guồng quay mới có thể đổ đầy nước ở một thửa ruộng. Ảnh: Quách Du
Những chiếc máy cày “nằm chờ” ruộng có nước. Ảnh: Quách Du
Những chiếc máy cày “nằm chờ” ruộng có nước. Ảnh: Quách Du
Sau khi ruộng đủ nước, máy cày sẽ tiến hành cày bừa, nhằm làm nhuyễn đất và giữ nước. Ảnh: Quách Du
Sau khi ruộng đủ nước, máy cày sẽ tiến hành cày bừa, nhằm làm nhuyễn đất và giữ nước. Ảnh: Quách Du
 
Cũng theo nhiều người dân ở bản Bách, mặc dù công việc lấy nước, cày bừa ở đây khá gian nan, tuy nhiên năm nào cũng vậy, cứ độ cuối tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch, người dân trong bản lại khẩn trương xuống đồng, nhanh chóng cày cấy cho xong, để sẵn sàng chuẩn bị cho một cái Tết ấm cúng, an lành. Ảnh: Quách Du
QUÁCH DU
TIN LIÊN QUAN

Gần Tết Nguyên đán, tuyên truyền uống rượu bia có trách nhiệm

Hương Giang |

Nhiều tác phẩm dự thi đã tuyên truyền uống rượu bia có trách nhiệm, không lạm dụng đồ uống có cồn, đã uống rượu bia thì không lái xe... 

Đào Tết nở sớm, nhà vườn xôn xao mang đào ra phố

Thảo Quyên |

Hà Nội - Còn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều vườn đào tết đã bắt đầu bung nở.

Cả làng hoa Tây Tựu chạy đua vụ Tết

Hà Chi - Ngọc Chi |

Hà Nội - Chỉ còn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2023, người dân tại làng hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm) đang tất bật chăm sóc cho những luống hoa để kịp cung ứng ra thị trường, kỳ vọng một vụ mùa bội thu.


Giờ thứ 9: Lấy vợ hơn tuổi - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Danh dự, tình yêu, sự trân trọng, tất cả đều bị cuốn đi bởi những cơn bão ghen tuông gây nên. Chúng ta đã chứng kiến nhiều thảm cảnh bắt nguồn từ những trận đánh ghen đầy nước mắt. Biết hậu quả sẽ là như vậy, nhưng chính người trong cuộc lại không thể làm chủ được bản thân mình. Chính điều đó đã dẫn đến những kết cục vô cùng đau lòng.

Người dân có thể mua được biển số đẹp hay không?

Nhóm PV |

Thông tin về trường hợp hai vợ chồng ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bốc được 4 biển số "siêu đẹp" cho xe máy trong cùng một ngày được dư luận quan tâm và Bộ Công an đã vào cuộc để xác minh, làm rõ vụ việc. Từ vụ việc này, nhiều bạn đọc quan tâm đến quy trình cấp biển số xe cho xe ôtô, xe gắn máy được thực hiện thế nào và người dân có thể chủ động mua được biển số xe đẹp hay không?

Xe buýt phóng nhanh, lấn làn khiến người đi đường ám ảnh

HOA LỆ |

Hà Nội - Cách lái xe của một số tài xế xe buýt hiện nay được nhiều người đi đường ví như hung thần trên đường phố, ám ảnh và mất thiện cảm.

Văn hóa bánh mì

Bài và ảnh Việt Văn |

Theo nhiều giả thiết, bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp với những chiếc bánh Baguette (bánh mì Pháp hay còn gọi là bánh mì dài) đầu tiên du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có thể từ năm 1859, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định.

Nhiều cây xanh ở Hà Nội vẫn bị "đeo gông"

Thái Mạnh |

Mặc dù việc nới gông cho cây xanh đã được các đơn vị chức năng thực hiện, tuy nhiên, theo ghi nhận vẫn còn nhiều cây xanh trên các tuyến đường như Láng, Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng,... vẫn chịu tình trạng bị "đeo gông siết cổ".

Gần Tết Nguyên đán, tuyên truyền uống rượu bia có trách nhiệm

Hương Giang |

Nhiều tác phẩm dự thi đã tuyên truyền uống rượu bia có trách nhiệm, không lạm dụng đồ uống có cồn, đã uống rượu bia thì không lái xe... 

Đào Tết nở sớm, nhà vườn xôn xao mang đào ra phố

Thảo Quyên |

Hà Nội - Còn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều vườn đào tết đã bắt đầu bung nở.

Cả làng hoa Tây Tựu chạy đua vụ Tết

Hà Chi - Ngọc Chi |

Hà Nội - Chỉ còn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2023, người dân tại làng hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm) đang tất bật chăm sóc cho những luống hoa để kịp cung ứng ra thị trường, kỳ vọng một vụ mùa bội thu.