Khám phá lò đúc gang từ thời Pháp nằm trong hang núi ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Lò cao kháng chiến Hải Vân nằm trong một hang núi (ở thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh). Hơn 70 năm về trước, nơi đây là địa điểm sản xuất ra hàng trăm tấn gang, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Đến nay, những dấu tích còn lại trong hang đã thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Theo tài liệu lịch sử ghi lại, Lò cao kháng chiến Hải Vân (ở huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) được xây dựng và hoàn thành vào năm 1951. Vị trí ban đầu được xây dựng tại thung lũng Đồng Mười với quy mô 2 lò đúc gang. Ảnh: Quách Du
Theo tài liệu lịch sử, Lò cao kháng chiến Hải Vân (ở huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) được xây dựng và hoàn thành vào năm 1951. Trong 4 năm hoạt động (1951 - 1954), nơi đây đã sản xuất ra hàng trăm tấn gang phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Quách Du
Trong 2 năm (1951 và 1952) hai lò đúc đã sản xuất ra gần 200 tấn gang, cung cấp cho việc chế tạo vũ khí, phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Quách Du
Ông Nguyễn Sỹ Thử - cán bộ văn hóa thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết, với ý nghĩa lịch sử đặc biệt, vào năm 2013 Lò cao kháng chiến Hải Vân được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia. Đến năm 2015, khu di tích được bảo tồn, tôn tạo nhằm phát huy giá trị lịch sử. Ảnh: Quách Du
Tuy nhiên đến năm 1953, lò cao bị địch phát hiện và buộc phải di chuyển vào hang núi (cách vị trí cũ khoảng 2km). Ban đầu, việc xây dựng lò cao trong hang gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm không ngừng nghỉ, một thời gian ngắn sau đó, lò cao đã hoàn thành và sản xuất ra hàng tấn gang mỗi ngày.  Ảnh: Quách Du
Trải qua hơn 70 năm, đến nay Lò cao kháng chiến Hải Vân vẫn đang được bảo tồn, phục dựng khá nguyên vẹn và thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, tìm hiểu lịch sử. Ảnh: Quách Du
Cũng trong thời gian này, quân và dân làm nên chiến thắng vang dội tại đèo Hải Vân, vậy nên nơi đây cũng được đặt tên thành Lò cao kháng chiến Hải Vân. Ảnh: Quách Du
Anh Trần Bá Nghị (trú tại xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, trước đây đã từng nghe các cụ cao tuổi kể về khu di tích này. Tuy nhiên, khi đến đây được chứng kiến tận mắt các công trình, hạng mục xây dựng trong hang núi, anh mới cảm nhận thêm được những vất vả, khó nhọc ngày xưa của ông cha khi tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ảnh: Quách Du
Được biết, từ cuối năm 1951 đến tháng 7.1954, Lò cao kháng chiến Hải Vân đã sản xuất hơn 500 tấn gang để phục vụ cho kháng chiến chống Pháp. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 12.1954, Lò cao kháng chiến Hải Vân hoàn thành sứ mệnh và ngừng hoạt động. Ảnh: Quách Du
Trải qua hơn nửa thế kỳ, khu lò luyện gang đến nay vẫn đang được bảo tồn khá nguyên vẹn. Ảnh: Quách Du
Do trước đó bị bỏ hoang trong thời gian dài, nên đến nay các công trình, hạng mục ở di tích Lò cao kháng chiến Hải Vân không còn nhiều, trong hang chỉ có khu lò đứng (lò ủ gang) còn tương đối nguyên vẹn, còn lại một số khu vực khác chỉ còn nền móng hoặc vài bức tường xây bằng gạch. Ảnh: Quách Du
Những bức tường xây trong khu di tích Lò cao kháng chiến Hải Vân. Ảnh: Quách Du
Những viên gạch đặc dùng để xây dựng Lò cao kháng chiến Hải Vân cách đây hơn 70 năm. Ảnh: Quách Du
Những viên gạch đặc, là vật liệu chính để xây dựng nên lò luyện gang. Ảnh: Quách Du
 
Lò gió nóng, được xây dựng kiên cố và chịu được nhiệt độ lên tới 1.200 độ C. Ảnh: Quách Du
Những năm trở lại đây, Khu di tích Lò cao kháng chiến Hải Vân trở thành điểm tham quan, tìm hiểu lịch sử của nhiều người dân, du khách trong và ngoại tỉnh. Ảnh: Quách Du
Những năm trở lại đây, Khu di tích Lò cao kháng chiến Hải Vân trở thành điểm tham quan, tìm hiểu lịch sử của nhiều người dân, du khách trong và ngoại tỉnh. Ảnh: Quách Du
Những năm trở lại đây, Khu di tích Lò cao kháng chiến Hải Vân trở thành điểm tham quan, tìm hiểu lịch sử của nhiều người dân, du khách trong và ngoại tỉnh. Ảnh: Quách Du
QUÁCH DU
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện thêm những bí ẩn bên trong hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á

Phan Tuấn |

Hang động núi lửa ở huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) đã xác lập các kỷ lục về quy mô, độ dài nhất Đông Nam Á. Hiện nay, các nhà khoa học còn phát hiện thêm những điều thú vị mới bên trong hang động núi lửa này.

Khám phá vẻ đẹp hang động núi Đầu Rồng ở xứ Mường Hòa Bình

Thanh Tùng |

Hòa Bình - Núi Đầu Rồng là hình tượng tâm linh bảo vệ những người con xứ Mường, không những thế quần thể hang động nơi đây còn nguyên sơ đang ẩn chứa nhiều điều huyền bí chưa thể lý giải.

Khám phá hang động sâu gần 1km ở miền tây xứ Thanh

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cách trung tâm TP gần 200km về phía tây, động Bo Cúng (ở xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn) được xem là hang động đẹp nhất xứ Thanh, hang động này có chiều sâu gần 1km, bên trong với hệ thống nhũ đá vô cùng đẹp mắt, nhiều du khách đến đây thăm quan, khám phá đã tỏ ra ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của hang động này.

Giờ thứ 9: Lấy vợ hơn tuổi - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Danh dự, tình yêu, sự trân trọng, tất cả đều bị cuốn đi bởi những cơn bão ghen tuông gây nên. Chúng ta đã chứng kiến nhiều thảm cảnh bắt nguồn từ những trận đánh ghen đầy nước mắt. Biết hậu quả sẽ là như vậy, nhưng chính người trong cuộc lại không thể làm chủ được bản thân mình. Chính điều đó đã dẫn đến những kết cục vô cùng đau lòng.

Người dân có thể mua được biển số đẹp hay không?

Nhóm PV |

Thông tin về trường hợp hai vợ chồng ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bốc được 4 biển số "siêu đẹp" cho xe máy trong cùng một ngày được dư luận quan tâm và Bộ Công an đã vào cuộc để xác minh, làm rõ vụ việc. Từ vụ việc này, nhiều bạn đọc quan tâm đến quy trình cấp biển số xe cho xe ôtô, xe gắn máy được thực hiện thế nào và người dân có thể chủ động mua được biển số xe đẹp hay không?

Xe buýt phóng nhanh, lấn làn khiến người đi đường ám ảnh

HOA LỆ |

Hà Nội - Cách lái xe của một số tài xế xe buýt hiện nay được nhiều người đi đường ví như hung thần trên đường phố, ám ảnh và mất thiện cảm.

Văn hóa bánh mì

Bài và ảnh Việt Văn |

Theo nhiều giả thiết, bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp với những chiếc bánh Baguette (bánh mì Pháp hay còn gọi là bánh mì dài) đầu tiên du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có thể từ năm 1859, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định.

Nhiều cây xanh ở Hà Nội vẫn bị "đeo gông"

Thái Mạnh |

Mặc dù việc nới gông cho cây xanh đã được các đơn vị chức năng thực hiện, tuy nhiên, theo ghi nhận vẫn còn nhiều cây xanh trên các tuyến đường như Láng, Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng,... vẫn chịu tình trạng bị "đeo gông siết cổ".

Phát hiện thêm những bí ẩn bên trong hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á

Phan Tuấn |

Hang động núi lửa ở huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) đã xác lập các kỷ lục về quy mô, độ dài nhất Đông Nam Á. Hiện nay, các nhà khoa học còn phát hiện thêm những điều thú vị mới bên trong hang động núi lửa này.

Khám phá vẻ đẹp hang động núi Đầu Rồng ở xứ Mường Hòa Bình

Thanh Tùng |

Hòa Bình - Núi Đầu Rồng là hình tượng tâm linh bảo vệ những người con xứ Mường, không những thế quần thể hang động nơi đây còn nguyên sơ đang ẩn chứa nhiều điều huyền bí chưa thể lý giải.

Khám phá hang động sâu gần 1km ở miền tây xứ Thanh

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cách trung tâm TP gần 200km về phía tây, động Bo Cúng (ở xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn) được xem là hang động đẹp nhất xứ Thanh, hang động này có chiều sâu gần 1km, bên trong với hệ thống nhũ đá vô cùng đẹp mắt, nhiều du khách đến đây thăm quan, khám phá đã tỏ ra ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của hang động này.