Hiện trạng lấn chiếm tại ngôi chùa cổ khiến UBND TP Hà Nội chỉ đạo xử lý

Ngọc Thùy - Thiện Nhân |

Chùa Linh Thông (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là một ngôi chùa cổ kính và nổi tiếng linh thiêng đối với người dân Đại Mỗ. Tuy nhiên, nhiều năm qua, một phần diện tích ngôi chùa bị lấn chiếm, xây dựng các công trình kiên cố trái phép nhưng chưa được xử lý.

Ngày 5.8, trao đổi với Lao Động, Trụ trì chùa Linh Thông - Thích Diệu Phúc cho biết, ngôi chùa có lịch sử hơn 200 năm từ thời nhà Nguyễn. Hiện chùa đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý trình UBND TP Hà Nội ra quyết định xếp hạng di tích. Tuy nhiên, do một số hộ dân lấn chiếm, vi phạm đất đai kéo dài xung quanh nhà chùa nên việc công nhận chùa Linh Thông là di tích vẫn chưa thể thực hiện.
Ngày 5.8, trao đổi với Lao Động, Trụ trì chùa Linh Thông - Thích Diệu Phúc cho biết, ngôi chùa có lịch sử hơn 200 năm từ thời nhà Nguyễn. Hiện chùa đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý trình UBND TP Hà Nội ra quyết định xếp hạng di tích. Tuy nhiên, do một số hộ dân lấn chiếm, vi phạm đất đai kéo dài xung quanh nhà chùa nên việc công nhận chùa Linh Thông là di tích vẫn chưa thể thực hiện.
“Chính quyền địa phương nhiều lần đã muốn đưa chùa Linh Thông vào danh sách xếp hạng di tích nhưng các hộ lấn chiếm không đồng thuận vì họ cho rằng, chùa được xếp hạng di tích sẽ khiến các hộ này mất hết đất đai, nhà cửa đã được xây dựng kiên cố trong nhiều năm qua”, Trụ trì Thích Diệu Phúc chia sẻ.
“Chính quyền địa phương nhiều lần đã muốn đưa chùa Linh Thông vào danh sách xếp hạng di tích nhưng các hộ lấn chiếm không đồng thuận vì họ cho rằng, chùa được xếp hạng di tích sẽ khiến các hộ này mất hết đất đai, nhà cửa đã được xây dựng kiên cố trong nhiều năm qua”, Trụ trì Thích Diệu Phúc chia sẻ.
Cũng theo sư thầy Thích Diệu Phúc, từ năm 2006, trước khi khởi công xây dựng cổng Tam quan chùa Linh Thông, một số hộ dân đã lấn chiếm và sử dụng vào phần diện tích đất của chùa. Hai bên Tam quan nhà chùa bị các hộ dựng nhà ở, lều lán, kinh doanh trái phép trong thời gian dài.
Cũng theo sư thầy Thích Diệu Phúc, từ năm 2006, trước khi khởi công xây dựng cổng Tam quan chùa Linh Thông, một số hộ dân đã lấn chiếm và sử dụng vào phần diện tích đất của chùa. Hai bên Tam quan nhà chùa bị các hộ dựng nhà ở, lều lán, kinh doanh trái phép trong thời gian dài.
Sau nhiều lần UBND xã Đại Mỗ (nay là phường Đại Mỗ) vào cuộc xử lý, đa số các công trình đã được giải tỏa. Tuy nhiên, một số căn nhà vẫn tồn tại đến nay, thậm chí được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bán qua tay nhiều chủ.
Sau nhiều lần UBND xã Đại Mỗ (nay là phường Đại Mỗ) vào cuộc xử lý, đa số các công trình đã được giải tỏa. Tuy nhiên, một số căn nhà vẫn tồn tại đến nay, thậm chí được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bán qua tay nhiều chủ.
Đại diện nhà chùa và tập thể người dân trên địa bàn đã nhiều lần phản ánh và làm đơn kiến nghị với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nhưng đến nay, hiện trạng lấn chiếm, xây dựng công trình kiên cố trái phép trong phần diện tích của chùa vẫn còn nguyên mà không được xử lý.
Đại diện nhà chùa và tập thể người dân trên địa bàn đã nhiều lần phản ánh và làm đơn kiến nghị với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nhưng đến nay, hiện trạng lấn chiếm trong phần diện tích của chùa vẫn còn nguyên mà không được xử lý.
Trước đó, ngày 12.8.1993, UBND huyện Từ Liêm (nay là quận Nam Từ Liêm) đã ban hành Kết luận thanh tra 97/KL-TT, trong đó xác định thửa đất có diện tích 360 m2 trước cổng chùa Linh Thông đã được đổi cho một cá nhân để thu về hiện vật là vật liệu xây dựng để tu bổ các công trình trong khuôn viên chùa. Việc này được xác định là vi phạm Điều 5 Luật Đất đai thời điểm đó. Do vậy, UBND huyện Từ Liêm đã yêu cầu UBND xã Đại Mỗ phải thu hồi lại diện tích đất nêu trên.
Trước đó, ngày 12.8.1993, UBND huyện Từ Liêm (nay là quận Nam Từ Liêm) đã ban hành Kết luận thanh tra 97/KL-TT, qua đó xác định thửa đất có diện tích 360m2 trước cổng chùa Linh Thông đã được đổi cho một cá nhân, thu về hiện vật là vật liệu xây dựng để tu bổ các công trình trong khuôn viên chùa. Việc này được xác định là vi phạm Điều 5 Luật Đất đai thời điểm đó. Do vậy, UBND huyện Từ Liêm đã yêu cầu UBND xã Đại Mỗ phải thu hồi lại diện tích đất nêu trên.
Nhưng đến nay, phần diện tích được xác định nói trên lại được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn căn nhà số 4 nằm sát cổng tam quan chùa không được cấp sổ đỏ.
Nhưng đến nay, phần diện tích được xác định nói trên lại được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn căn nhà số 4 nằm sát cổng Tam quan chùa không được cấp sổ đỏ.
Ngày 5.9.2007, UBND xã Đại Mỗ ban hành văn bản 289/TB-UBND về việc giải quyết lấn chiếm đất đai tại chùa này và yêu cầu hộ dân của căn nhà số 4 phải trả lại một phần đất để UBND xã xây dựng Tam quan cho ngôi chùa.
Ngày 5.9.2007, UBND xã Đại Mỗ ban hành văn bản 289/TB-UBND về việc giải quyết lấn chiếm đất đai tại chùa này và yêu cầu hộ dân của căn nhà số 4 phải trả lại một phần đất để UBND xã xây dựng Tam quan cho ngôi chùa. Thực tế đến nay, phần diện tích được xác định lấn chiếm trên vẫn tồn tại khiến cho cổng Tam quan chùa Linh Thông không thể hoàn thiện, tạo khoảng trống lớn khiến nhiều đối tượng ra vào tự do làm ảnh hưởng đến tôn nghiêm nhà chùa.
“Chùa không thể xây tường bao tại cổng Tam quan khiến một số đối tượng lẻn vào và thậm chí ngủ lại tại cổng Tam quan, có đối tượng nghiện ma túy đến đây sử dụng thuốc. Do vậy, chúng tôi phải dựng rào chắn, làm cổng sắt kiên cố để ngăn người lạ mặt vào chùa”, vị sư trụ trì nói.
“Chùa không thể xây tường bao tại cổng Tam quan khiến một số đối tượng lẻn vào và thậm chí ngủ lại tại cổng Tam quan, có đối tượng nghiện ma túy đến đây sử dụng thuốc. Do vậy, chúng tôi phải dựng rào chắn, làm cổng sắt kiên cố để ngăn người lạ mặt vào chùa”, vị sư trụ trì nói.
Liên quan đến vấn đề này, theo văn bản báo cáo của UBND phường Đại Mỗ đến Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, năm 2006, nhà chùa, Ban đại diện thôn An Thái có chủ trương xây dựng Tam quan và tường bao xung quanh chùa. Các bên đề nghị UBND xã Đại Mỗ (nay là UBND phường Đại Mỗ) giải phóng mặt bằng, trong đó có phần diện tích nhà bà Đỗ Thị Hiền đang sử dụng. Suốt nhiều năm, việc thoả thuận giữa chùa Linh Thông, gia đình bà Đỗ Thị Hiền và UBND xã Đại Mỗ không đạt kết quả.
Liên quan đến vấn đề này, theo văn bản báo cáo của UBND phường Đại Mỗ đến Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, năm 2006, nhà chùa, Ban đại diện thôn An Thái có chủ trương xây dựng Tam quan và tường bao xung quanh chùa. Các bên đề nghị UBND xã Đại Mỗ (nay là UBND phường Đại Mỗ) giải phóng mặt bằng, trong đó có phần diện tích nhà bà Đỗ Thị Hiền đang sử dụng. Suốt nhiều năm, việc thoả thuận giữa chùa Linh Thông, gia đình bà Đỗ Thị Hiền và UBND xã Đại Mỗ không đạt kết quả.
Năm 2000, con gái bà Hiền lập gia đình và sinh sống tại đó. Đến nay, hiện trạng là nhà cấp bốn khoảng 25m2, xây dựng từ năm 2007. Theo quy hoạch phân khu đô thị, vị trí đất nhà bà Đỗ Thị Hiền đang sử dụng thuộc vào dự án mở đường kênh ngòi Tùng Khê. Do vậy, phường Đại Mỗ kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền cho gia đình bà Hiền sử dụng và giữ nguyên hiện trạng đến khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án.
Ngoài ra, năm 2000, con gái bà Hiền lập gia đình và sinh sống tại đó. Đến nay, hiện trạng là nhà cấp bốn khoảng 25m2, xây dựng từ năm 2007. Theo quy hoạch phân khu đô thị, vị trí đất nhà bà Đỗ Thị Hiền đang sử dụng thuộc vào dự án mở đường kênh ngòi Tùng Khê. Do vậy, phường Đại Mỗ kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền cho gia đình bà Hiền sử dụng và giữ nguyên hiện trạng đến khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án.
Cũng liên quan đến vụ việc này, ngày 5.7.2023, UBND thành phố Hà Nội đã có Công văn số 2041/UBND-TH chỉ đạo lãnh đạo nhiều Sở, ngành, địa phương (trong đó có UBND quận Nam Từ Liêm) về việc kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh lấn chiếm chùa Linh Thông và báo cáo bằng văn bản trước ngày 15.7.2023. Nhưng đến nay, tình trạng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Cũng liên quan đến vụ việc này, ngày 5.7.2023, UBND thành phố Hà Nội đã có Công văn số 2041/UBND-TH chỉ đạo lãnh đạo nhiều Sở, ngành, địa phương (trong đó có UBND quận Nam Từ Liêm) về việc kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh lấn chiếm chùa Linh Thông và báo cáo bằng văn bản trước ngày 15.7.2023. Nhưng đến nay, tình trạng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Một số hình ảnh về ngôi chùa Linh Thông.
Một số hình ảnh về ngôi chùa Linh Thông.
Ngọc Thùy - Thiện Nhân
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Thái Nguyên yêu cầu kiểm tra, xử lý các hành vi lấn chiếm đường bộ

Nguyễn Tùng |

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý các hành vi lấn chiếm đất của đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ, xử lý điểm đấu nối trái phép, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Đắk Nông xử lý việc lấn chiếm hành lang thoát lũ để giải quyết ngập úng

Tiến Thoại |

Ngoài việc triển khai lực lượng hỗ trợ, di dời người dân khỏi vùng ngập lụt, UBND tỉnh Đắk Nông còn yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm hành lang thoát lũ.

Thu hồi 4.000m2 đất làm sân bóng, dân nói tự khai hoang, xã bảo lấn chiếm

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Gia đình bà Nguyễn Thị Tình (thôn Hợp Hòa, xã Ea M’Droh, tỉnh Đắk Lắk) khai hoang được mảnh đất hơn 8.000m2. Đến năm 2019, một nửa diện tích đất nói trên bị UBND xã thu hồi để xây dựng sân bóng, nhưng không có phương án đền bù.

Cất bằng đại học để làm công nhân

LƯƠNG HẠNH - MINH HƯƠNG |

4 năm làm công nhân cho chị Duyên mức thu nhập tạm ổn mỗi tháng để nuôi 2 con nhỏ. Bằng tốt nghiệp đại học chị đành cất gọn gàng vào một góc tủ, chưa biết đến khi nào mới sử dụng...

Đề nghị Chính phủ giải quyết dứt điểm tồn tại ở dự án Sông Lô Nha Trang

Hữu Long |

Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ chủ trì họp để làm rõ các nội dung công dân khiếu nại, tố cáo, phản ánh tại dự án Sông Lô Nha Trang và có các giải pháp căn cơ nhằm giải quyết dứt điểm vụ việc.

Cơ hội của Nguyễn Thị Oanh tại ASIAD 19

HOÀI VIỆT |

Vận động viên Nguyễn Thị Oanh của đội tuyển điền kinh Việt Nam được chờ đợi có thể giành huy chương tại ASIAD 19 sắp tới.

Nhìn mức lương, công nhân khẳng định chắc nịch "không thể mua nhà ở xã hội"

Tô Thế |

Mặc dù nhu cầu nhà ở của công nhân rất cao, nhưng tại Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 13% nhu cầu đó. Với mức lương trung bình từ 5-9 triệu/người/tháng hiện nay, hầu hết các gia đình công nhân không có nhiều khả năng tích lũy tài chính để mua nhà ở xã hội.

4 quan chức Trung Quốc thiệt mạng khi thị sát lũ lụt

Thanh Hà |

Trong đợt lũ lụt Trung Quốc mới nhất, 4 quan chức thành phố ở phía đông bắc nước này đã bị nước lũ cuốn trôi khi đang đi thị sát.

Chủ tịch Thái Nguyên yêu cầu kiểm tra, xử lý các hành vi lấn chiếm đường bộ

Nguyễn Tùng |

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý các hành vi lấn chiếm đất của đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ, xử lý điểm đấu nối trái phép, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Đắk Nông xử lý việc lấn chiếm hành lang thoát lũ để giải quyết ngập úng

Tiến Thoại |

Ngoài việc triển khai lực lượng hỗ trợ, di dời người dân khỏi vùng ngập lụt, UBND tỉnh Đắk Nông còn yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm hành lang thoát lũ.

Thu hồi 4.000m2 đất làm sân bóng, dân nói tự khai hoang, xã bảo lấn chiếm

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Gia đình bà Nguyễn Thị Tình (thôn Hợp Hòa, xã Ea M’Droh, tỉnh Đắk Lắk) khai hoang được mảnh đất hơn 8.000m2. Đến năm 2019, một nửa diện tích đất nói trên bị UBND xã thu hồi để xây dựng sân bóng, nhưng không có phương án đền bù.