Thu hồi 4.000m2 đất làm sân bóng, dân nói tự khai hoang, xã bảo lấn chiếm

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Gia đình bà Nguyễn Thị Tình (thôn Hợp Hòa, xã Ea M’Droh, tỉnh Đắk Lắk) khai hoang được mảnh đất hơn 8.000m2. Đến năm 2019, một nửa diện tích đất nói trên bị UBND xã thu hồi để xây dựng sân bóng, nhưng không có phương án đền bù.

Bà Nguyễn Thị Tình (thôn Hợp Hòa, xã Ea M’Droh, huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk) cho biết đã cùng chồng là ông Trịnh Thanh Tiếp, khai hoang được hơn 8.000m2 đất tại buôn Ea M’Dróh, xã Ea M’Dróh.... từ năm 1995.

Năm 2016, bà Tình đã kê khai, đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) gần 4.000m2 trên mảnh đất rộng hơn 8.000 m2 mà bà đang canh tác. Tiếp đó, bà đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận, cấp sổ đỏ tiếp cho phần diện tích đất còn lại.

Đến năm 2019, UBND xã mới làm việc với bà Tình và rà soát hồ sơ và tháng 9.2020, UBND xã Ea M’Droh ban hành văn bản, trả lời việc bà Tình đề nghị xin được cấp sổ đỏ phần đất còn lại đã khai hoang vào năm 1995 là không đủ căn cứ.

Bà Nguyễn Thị Tình - bức xúc: "Tôi được cơ quan chức năng thông báo rằng khoảng hơn 4.000m2 đất tại thửa đất được gia đình khai hoang vào năm 1995 nằm trong diện bị thu hồi để UBND xã Ea M'Droh xây dựng sân bóng. Đây là việc khó chấp nhận được, bởi đây là thửa đất tôi sử dụng lâu dài bao nhiêu năm nay và gần một nửa trong số đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bà con sinh sống trong vùng có thể làm chứng.

Ngoài ra, tôi còn có giấy sang nhượng đất viết tay, định giá mua bán từ chủ cũ thửa đất nếu cơ quan chức năng thu hồi theo quy định thì phải có bồi thường xứng đáng còn nếu không phải trả lại đất cho gia đình. Chồng tôi đã qua đời, hiện tôi chỉ sống với con, hoàn cảnh gia đình khó khăn".

Tại cuộc họp ngày 24.7, liên quan đến vụ đất đai của bà Phạm Thị Tình (tại thửa đất số 1946, tờ bản đồ số 36, thôn Hợp hòa, xã Ea M'Droh), UBND xã đã mời người khoảng 10 người dân sinh sống lâu năm tại khu vực trên để xác minh, đối chiếu lịch sử nguồn gốc khu đất nói trên có thuộc quyền sở hữu của bà Tình hay không.

Tại đây, một số bà con xác nhận rằng thửa đất số 1946 (thôn Hợp Hòa) là do vợ chồng bà Tình mất nhiều công sức khai hoang, cải tạo mới thành ra hiện trạng như ngày nay. Họ tận mắt chứng kiến quá trình thửa đất hình thành và nếu cơ quan chức năng thu hồi để xây dựng sân bóng tại địa phương thì cần xem xét bồi thường, hỗ trợ xứng đáng cho bà Tình.

Lãnh đạo UBND xã Ea M'Droh thông tin về việc giải quyết trường hợp thửa đất của bà Nguyễn Thị Tình. Ảnh: Bảo Trung
Lãnh đạo UBND xã Ea M'Droh thông tin về việc giải quyết trường hợp thửa đất của bà Nguyễn Thị Tình. Ảnh: Bảo Trung

Lãnh đạo UBND xã Ea M'Droh (huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk) - nhận định: Đối với trường hợp của đất của bà Tình, nếu công dân không đồng ý với cách xử lý của chính quyền địa phương thì có thể khởi kiện ra tòa để đòi quyền lợi. Bà Tình cũng có thể khiếu nại lên cấp cao hơn là UBND huyện để giải quyết.

UBND xã chỉ làm đúng theo quy định, thửa đất của bà Tình thuộc diện lấn chiếm, có trích lục đo đạc hẳn hoi, thuộc diện cần thu hồi. Còn đối với giấy sang nhượng đất viết tay có thể tham khảo bởi rất khó chứng minh được nguồn gốc đất là khai hoang hay là lấn chiếm.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, người dân bức xúc

Minh Hạnh |

Thái Nguyên – Một trang trại chăn nuôi tại xã Lương Phú nhưng lại xả thải sang địa phận xã Kha Sơn gây bức xúc cho người dân. Mặc dù đã nhiều lần người dân kiến nghị và hai địa phương cũng đã xử lý nhưng chưa dứt điểm được tình trạng “quýt làm cam chịu” này.

Hàng quán buôn bán tràn lề đường, không được xử lý triệt để khiến người dân bức xúc

Nhóm PV |

Hàng quán nhiều tuyến đường trên địa bàn Quận 4, TP Hồ Chí Minh đã ngang nhiên chiếm dụng lề đường để kinh doanh. Việc chiếm dụng này đã đẩy người đi bộ xuống lòng đường, gây mất trật tự đô thị và an toàn giao thông.

Người lao động Haprosimex bức xúc về đề xuất chỉ được nhận 50% số lương bị nợ

Hà Anh |

Người lao động đã rất vui mừng khi được Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (22 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội) thông báo đến trụ sở để giải quyết “về việc thanh toán nợ lương cho người lao động đã nghỉ việc”. Tuy nhiên, lúc đi phấn khởi bao nhiêu, lúc về, người lao động thất vọng bấy nhiêu. Quá bức xúc, người lao động đã gửi “Đơn cầu cứu khẩn cấp” tới Báo Lao Động.

Gia đình liệt sĩ tố người phụ nữ giả hồ sơ nhận chế độ vợ liệt sĩ cô đơn

Khánh Linh |

Hà Nam - Gửi đơn đến Báo Lao Động, gia đình liệt sĩ Trần Đình Dũng (tức Dáy), tố bà Nguyễn Thị Hạnh (trú tại xã Trịnh Xá, TP Phủ Lý) làm giả hồ sơ, giấy tờ để nhận chế độ vợ liệt sĩ cô đơn.

Xét xử 9 bị cáo trong vụ án Sân bay Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau nhiều lần trì hoãn, sáng nay (2.8), Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 9 bị cáo trong vụ án Sân bay Điện Biên.

Mong giáo viên mầm non được đưa vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại

Tất Thảo |

Tại Diễn đàn người lao động năm 2023 vừa được tổ chức, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Đề xuất này được nhiều người trong cuộc là các giáo viên mầm non đồng tình, ủng hộ.

Đến Côn Đảo thăm nơi ra đời bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”

Lâm Điền |

Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” được Phan Châu Trinh sáng tác trong thời gian bị cầm tù tại trại giam Phú Hải, Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu).

PODCAST: Sinh viên ra trường làm trái ngành liệu có lãng phí?

Nhóm PV |

Tìm được một công việc phù hợp, đúng với chuyên ngành đã học sau khi ra trường là mong ước của hầu hết sinh viên, thế nhưng trong thời buổi thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay để tìm được công việc đúng ngành, đúng nghề với ngành học của mình là một việc không hề đơn giản. Chính bởi vậy, nhiều người buộc phải lựa chọn công việc làm trái với ngành học hoặc rẽ ngang sang một hướng hoàn toàn khác.

Doanh nghiệp chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, người dân bức xúc

Minh Hạnh |

Thái Nguyên – Một trang trại chăn nuôi tại xã Lương Phú nhưng lại xả thải sang địa phận xã Kha Sơn gây bức xúc cho người dân. Mặc dù đã nhiều lần người dân kiến nghị và hai địa phương cũng đã xử lý nhưng chưa dứt điểm được tình trạng “quýt làm cam chịu” này.

Hàng quán buôn bán tràn lề đường, không được xử lý triệt để khiến người dân bức xúc

Nhóm PV |

Hàng quán nhiều tuyến đường trên địa bàn Quận 4, TP Hồ Chí Minh đã ngang nhiên chiếm dụng lề đường để kinh doanh. Việc chiếm dụng này đã đẩy người đi bộ xuống lòng đường, gây mất trật tự đô thị và an toàn giao thông.

Người lao động Haprosimex bức xúc về đề xuất chỉ được nhận 50% số lương bị nợ

Hà Anh |

Người lao động đã rất vui mừng khi được Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (22 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội) thông báo đến trụ sở để giải quyết “về việc thanh toán nợ lương cho người lao động đã nghỉ việc”. Tuy nhiên, lúc đi phấn khởi bao nhiêu, lúc về, người lao động thất vọng bấy nhiêu. Quá bức xúc, người lao động đã gửi “Đơn cầu cứu khẩn cấp” tới Báo Lao Động.