Sau bài “Bị treo lương 5 tháng, 3.700 công nhân sống vật vờ”: 120 tỉ tạm ứng như “gió vào nhà trống”

HUYÊN NGUYỄN |

Báo Lao Động số 65 (ra ngày 23.3.2017) có phóng sự điều tra về 3.700 công nhân sống vật vờ vì chậm lương 5 tháng. Sau khi bài báo đến tay bạn đọc, Lao Động nhận được thông tin TP.Hà Nội sẽ tạm ứng 120 tỉ đồng để giải quyết khó khăn trước mắt cho các Cty thuỷ nông trên địa bàn.

Tuy nhiên, số tiền này chỉ giải quyết được khó khăn trước mắt, hàng ngàn người lao động vẫn canh cánh nỗi lo lương giảm, bị truy thu tiền lương và nguy cơ tiếp tục bị chậm lương.

Tạm ứng 120 tỷ “giải nguy” cho 5 Cty thủy nông

Trước thực trạng bị chậm lương gần 5 tháng, tin vui đến với gần 3.700 CN thuỷ nông trên địa bàn Hà Nội là UBND TP Hà Nội vừa ra Quyết định số 1752/QĐ-UBND về việc ban hành quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá duy trì, vận hành hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn TP. Hà Nội. Đây là cơ sở để thanh, quyết toán chi phí đặt hàng dịch vụ thủy lợi của TP với các Cty thủy nông năm 2015 - 2016 và đặt hàng dịch vụ thủy lợi năm 2017.

Lý giải về việc hàng ngàn CN thủy nông bị “treo” lương suốt nhiều tháng qua, ông Chu Phú Mỹ - GĐ Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, UBND TP nhận thấy, chi phí đặt hàng dịch vụ thủy lợi trên địa bàn TP Hà Nội năm 2014 lên tới trên 700 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với các tỉnh xung quanh Hà Nội có diện tích đất nông nghiệp tương ứng. Bởi vậy, năm 2016, UBND TP Hà Nội đã đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán chi tiêu với 5 Cty thủy nông trên địa bàn TP năm 2015. Kiểm toán phát hiện ra một số điểm bất thường.

Ví dụ, định mức lao động của 5 Cty thủy nông được thành phố phê duyệt khoảng 5.100 lao động (với bậc lương trung bình 3,5/7), nhưng số lao động thực tế tại các Cty chỉ khoảng 3.700 người (tức ít hơn 1.400 người). Nguyên nhân bởi các Cty nỗ lực đẩy cao năng suất lao động, giảm số lượng nhân công để đảm bảo mức lương cao cho cán bộ, công nhân viên (khoảng 8 triệu đồng/người/tháng). Thực tế, dù giảm số lao động so với định mức được phê duyệt nhưng doanh nghiệp vẫn đảm bảo được khối lượng công việc mà TP đặt hàng. “Đúng lý ra, họ xứng đáng được hưởng tổng định mức lương (của 5.100 lao động như TP đặt hàng) khi thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất đạt kết quả cao.Nhưng quan điểm của kiểm toán thì như vậy là không đúng”, ông Mỹ cho hay.

Bên cạnh đó, con số thống kê diện tích phục vụ tưới, tiêu của các Cty thủy nông như kết luận kiểm toán cũng chưa chính xác. Có những diện tích đất nông nghiệp bà con gieo cấy hai vụ lúa và vụ đông (sản xuất rau, màu), Cty phải phục vụ tưới, tiêu đầy đủ. Tuy nhiên, cán bộ kiểm toán chỉ thống kê diện tích phục vụ tưới, tiêu cho hai vụ lúa (diện tích phục vụ tưới, tiêu cây vụ đông không được tính), dẫn đến kết quả kiểm toán chưa tính đủ hao phí về máy móc, điện và công lao động của các Cty. Sau khi có kết quả kiểm toán năm 2015, UBND TP Hà Nội đã giảm trừ cấp phát chi phí đặt hàng năm 2015 tổng cộng khoảng 100 tỷ đồng với các Cty thủy nông. Trong năm 2016, UBND TP Hà Nội chỉ có quyết định tạm thời đặt hàng năm 2016 bằng với mức chi phí cấp bù miễn, giảm thủy lợi phí (bằng 40% giá trị đặt hàng so với năm 2014), dẫn đến việc công nhân bị “treo” lương (chỉ được tạm ứng).

Công nhân thủy nông đang tiến hành nạo, vét, vệ sinh kênh mương.

Vẫn chưa hết lo

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cũng cho hay các cơ quan hiện đang lúng túng với Thông tư 280 của Bộ Tài chính nên từ tháng 1.2017 đến nay, CN thủy nông chưa được hưởng lương. Cụ thể, điểm vướng hiện nay là do nhà nước đang thực hiện chính sách miễn, giảm thủy lợi phí theo Nghị định 67/2012/NĐ-CP. Trong khi đó, Luật Giá ban hành năm 2012 chưa tính đến đặc thù của dịch vụ thủy lợi và giá dịch vụ thủy lợi cũng chưa nêu rõ nội dung trợ giá, miễn, giảm tiền sử dụng dịch vụ thủy lợi cho người dân. Do vậy, TP không biết chi phí giá dịch vụ thủy lợi này sẽ được các tổ chức, cá nhân sử dụng nước chi trả hay nhà nước cấp ngân sách. Bởi vậy, số tiền 120 tỷ trong phân bổ dự toán đã nằm trong tài khoản của BQL dịch vụ thủy từ đầu năm nay, để tạm ứng cho các Cty thủy nông chi trả khấu hao dịch vụ thủy nông trong năm 2017 nhưng chưa dám chi tạm ứng cho các Cty thủy nông.

Bên cạnh đó, mới đây Bộ Tài chính ra Thông tư 280/2016/TT-BTC quy định giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Nếu chiếu mức giá trần dịch vụ thủy lợi như Thông tư trên, thì giá trị đặt hàng tối đa của TP Hà Nội chỉ khoảng 330 tỷ đồng (thấp hơn so với giá trị đặt hàng theo đơn giá của TP 220 tỷ đồng). Ông Mỹ khẳng định: Mức giá trần dịch vụ thủy lợi được quy định tại Thông tư 280 chưa xem xét kỹ đến các điều kiện đặc thù của từng vùng miền, nhất là thủ đô Hà Nội. Bởi địa hình của TP rất phức tạp (bao gồm cả miền núi, trung du và đồng bằng), diện tích tưới, tiêu bằng động lực cực lớn, có những khu vực phải bơm 4 cấp (ứng với mỗi cấp là 1 trạm bơm) mới đưa nước vào ruộng được. Bên cạnh đó, các công trình thủy nông không chỉ phục vụ tiêu cho diện tích đất nông nghiệp mà còn tiêu cho diện tích thổ cư, khu công nghiệp, thậm chí tiêu cả cho khu vực nội thành với hệ số tiêu cực lớn (do nguyên lý nước chảy chỗ trũng). Do đó, chi phí duy trì, vận hành công trình sẽ cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chi phí dịch vụ thủy lợi của các tỉnh đồng bằng.

Trước mắt, Sở NN&PTNT TP Hà Nội đã có văn bản đề nghị sử dụng kinh phí tạm ứng đặt hàng dịch vụ thủy lợi (120 tỷ đồng) để chi trả tiền lương cho cán bộ, CN thủy nông năm 2017 để CN ổn định đời sống, an tâm công tác. Bên cạnh đó, UBND TP Hà Nội cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT cho phép TP đặt hàng dịch vụ thủy lợi năm 2017 vượt mức giá trần theo quy định của Thông tư 280 với kinh phí lên tới 550 tỷ đồng (thay vì 330 tỷ đồng như quy định hiện hành).

Ông Chu Phú Mỹ cho hay, nếu áp dụng giá dịch vụ thủy lợi để đặt hàng các Cty Thủy nông theo Thông tư 280 của Bộ Tài chính (với mức 330 tỷ đồng) thì ngành thủy nông Hà Nội sẽ không thể duy trì tốt được. Bởi, riêng 3 khoản chi cứng gồm: lương cho người lao động tại các Cty thủy lợi (với mức lương tối thiểu vùng là 1.210.000 đồng) là 200 tỷ đồng + tiền BHXH khoảng 40 tỷ đồng + tiền hao phí điện năng khoảng 80 tỷ đồng = 320 tỷ đồng. Vậy thì làm sao có tiền để phục vụ công tác sửa chữa máy móc thường xuyên, duy trì, vận hành hệ thống và chi phí quản lý?

Theo ông Doãn Văn Kính - Chủ tịch kiêm TGĐ Cty Đầu tư phát triển thuỷ lợi Sông Đáy cho biết: Năm vừa qua, để đảm bảo mức tạm ứng “ít ỏi” cho người lao động trung bình khoảng 3,9 triệu đồng/tháng, Cty đã phải vay ngân hàng và cá nhân trong, ngoài Cty khoảng 4,5 tỷ đồng nhưng cũng chưa thể đảm bảo được hết. Ông Kính mong các cơ quan chức năng TP có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc hoàn thành các thủ tục để sớm giải quyết những khó khăn trước mắt.

Còn đại diện lãnh đạo một Cty thuỷ lợi nói rằng, với quy định mới trong việc giảm trừ cấp phát chi phí đặt hàng năm 2015 và mức giá áp dụng theo Thông tư 280 thì các Cty khó có thể hoạt động được. “Nếu không sớm có điều chỉnh thì việc tiếp tục chậm lương cho NLĐ là điều thấy rõ trước mắt”, vị này cho hay.

Ông Tạ Văn Dưỡng - Phó trưởng ban phụ trách Ban Chính sách Pháp luật LĐLĐ TP. Hà Nội cho biết, LĐLĐ TP. Hà Nội đã yêu cầu CĐ NN&PTNT Hà Nội phối hợp với Sở NN&PTNT TP. Hà Nội kiến nghị UBND TP. Hà Nội có chỉ đạo sớm giải quyết vấn đề nhằm đảm bảo tiền lương không dưới mức lương tối thiểu vùng và đảm bảo các chế độ chính sách khác cho NLĐ. LĐLĐ TP. Hà Nội cũng phối hợp với UBND TP. Hà Nội bàn biện pháp tháo gỡ; trong đó, sớm xác định đơn giá để kịp thời cấp kinh phí cho các DN thủy nông TP thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Thường trực LĐLĐ TP. Hà Nội sẽ chủ động, tích cực phối hợp với Sở NN&PTNT và UBND TP. Hà Nội sớm có giải pháp về vấn đề này theo hướng bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ. LĐLĐ TP. Hà Nội cũng đã chỉ đạo CĐ NN&PTNT Hà Nội và CĐ các Cty thủy nông của TP nắm bắt tình hình thực tế tại đơn vị, tâm tư, nguyện vọng của NLĐ để đề xuất ý kiến với Sở NNPTNT, các cơ quan chức năng kiến nghị UBND TP. Hà Nội sớm giải quyết tình hình. XUÂN TRƯỜNG

Công nhân bị truy thu lương trong hai năm

Mặc dù đang trong tình thế “nước sôi lửa bỏng” đã gần 5 tháng không có lương, thế nhưng toàn bộ NLĐ Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Tích lại càng thêm khốn đốn khi bị truy thu 5% tổng tiền lương của năm 2013 và 10% tổng tiền lương của năm 2014, riêng năm 2015 do chưa được phê duyệt quyết toán nên Cty sẽ thông báo sau. Lí do được Cty đưa ra là sau khi có kết luận kiểm tra của Thanh tra Sở Tài chính và kiểm toán Nhà nước, trong 2 năm 2013 và 2014, Cty chưa trích đủ 28% kinh phí sửa chữa thường xuyên (28% trên tổng số chi phí trực tiếp của tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí CĐ, tiền ăn ca, khấu hao tài sản cố định, nguyên vật liệu) theo quy định. Vì thế, để có kinh phí thực hiện theo kết luận trên, Cty thực hiện truy thu theo quy định. Anh Nguyễn Đăng Long (CN thủy nông Cụm Thuỷ nông số 2 - Xí nghiệp Thuỷ lợi Phúc Thọ) cho hay: Cuộc sống đã khó khăn, bây giờ lương giảm lại bị truy thu khoảng 14.000.000 đồng thì tôi biết lấy tiền đâu ra một nộp. Có được trả lương mấy tháng đã qua cũng không đủ để trả nợ và nộp truy thu”.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.