Xin đừng “quay mặt” với “người quay lưng”!

LỤC TÙNG |

Với việc “quay lưng” lại cú đá phạt đền trên sân Thống Nhất ngày 19.2, thủ môn Nguyễn Minh Nhựt (CLB Long An) đã bị cấm thi đấu 2 năm. Án phạt này, người cho là “quá nặng” với cầu thủ đã ở tuổi “xế chiều” và là trụ cột trong gia đình nghèo có mẹ già phải chạy thận từng ngày... Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, không nên lấy đó làm “cảm thông” vì thủ môn quê An Giang này rất giàu với cuộc sống theo công thức “1 vợ - 2 con - nhà 3 tầng - xe 4 bánh”...

Nhà dột, mẹ xiêu...

Trước những thông tin trái chiều, chúng tôi quyết định đến tận nơi để tìm sự thật. Nhưng nhiều người thân của Nhựt viện dẫn trăm ngàn lý do để “né”. Liên lạc trực tiếp qua điện thoại, có vẻ Nhựt hơi... “tả tơi” sau trận “cuồng phong” mang tên “truyền thông” nên nói năng rất “vòng vèo”. Lúc đầu Nhựt cho biết anh đang chở vợ đi chùa cầu an, nhưng hỏi chùa nào thì Nhựt lại hẹn gặp vào dịp khác. Thế nhưng khi nghe chúng tôi hỏi địa chỉ nhà mẹ ruột, Nhựt sốt sắng lạ thường: “Mẹ em đang bệnh nặng, sợ mấy anh đến, mẹ lo, ảnh hưởng sức khỏe...”.

Nghe lời nói “ruột gan”, chúng tôi không khỏi giật mình về Nhựt. Thì ra đằng sau chân dung cầu thủ tưởng chừng như “góc cạnh” này là cả tấm lòng... Chính điều này đã giục chúng tôi quyết tâm hơn, và phát hiện ra sự thật đắng lòng và đầy cảm động.

Sau buổi sáng chỉ nhận được những lời từ chối, đến chiều chúng tôi mới lần ra ngôi nhà số 425 (tổ 14, ấp Bình Thành, xã Bình Mỹ, Châu Phú, An Giang) - nơi “chôn nhau cắt rốn” của Nhựt. Căn nhà gỗ tạp đã xuống cấp, đồ đạc gần như chẳng có gì, ngoài những thứ thiết yếu đã cũ, rẻ tiền. Căn nhà trên nửa thế kỷ này trống trải đến nao lòng khi nắng chiếu qua mái thiếc cũ lỗ chỗ, xuyên xuống nền ximăng tráng vội.

Thấy có khách, người phụ nữ cao tuổi nằm trên chiếc võng nặng nhọc ngồi dậy. Nước da sạm đen, khô quắt đến quăn queo, bụng trương to khác thường..., - dấu hiệu người đang trong giai đoạn bệnh rất nặng. Qua những câu nói đứt quãng yếu ớt, bà hỏi với vẻ lo sợ: “Các chú là ai, tìm tôi có việc gì?”. Sau khi chúng tôi giới thiệu là nhà báo muốn tìm hiểu sự thật về gia cảnh của Minh Nhựt, bà mới lấy lại sự bình tĩnh. Vẫn giọng yếu ớt, bà tự giới thiệu: “Tôi là Nguyễn Thị Kim Chi, sinh năm 1958, là mẹ của Nguyễn Minh Nhựt”.

Theo lời bà Chi, gia đình có 4 người con trai, theo xưng hô Nam Bộ, Minh Nhựt thứ 4. Người anh hai (con cả - PV) tên Nguyễn Minh Tâm, đang công tác trong ngành công an huyện Châu Phú, đã lập gia đình và sống riêng. Người thứ ba tên Nguyễn Minh Tuấn, trước đây cũng là thủ môn của đội tuyển An Giang, nhưng đã nghỉ chơi bóng và đang làm Phó Trưởng ấp Bình Thành. Tuấn có vợ và hai con nhỏ, vẫn đang ở nhờ nhà mẹ. Người con út là Nguyễn Tứ Quý chưa có công ăn việc làm, chính xác hơn là không thể đi làm bất cứ việc gì do phải lo việc chở mẹ chạy thận.

“Cứ cách ngày là Quý phải chở tôi đi xuống BVĐK An Giang để chạy thận” - bà Chi lạc giọng nghẹn ngào. “Tuy đoạn đường chỉ 30 cây số, nhưng để kịp giờ theo lịch, phải thức dậy đi từ 3-4h sáng để bắt số thứ tự... Rồi 2-3h chiều mới quay về”. Cứ thế, suốt 8 năm qua, đều đặn như mặt trời mọc-lặn, cứ cách ngày là Quý chở mẹ chạy thận. Thậm chí ngay cả khi bà Chi vào BVĐK Châu Phú cấp cứu, điều trị nội trú 40 ngày đầu năm nay, Quý vẫn đều đặn chở mẹ chạy thận. “Không chạy thận là tôi mệt, đứt hơi...” - bà Chi giải thích. Đặc biệt, bà Chi nhắc đến Nhựt với tất cả tình thương yêu: “Nó có vợ ở Long Xuyên, thường xuyên thi đấu xa nhà, nhưng mỗi khi có dịp là về thăm nhà, chăm mẹ...”.

Người con hiếu thuận

Theo hồ sơ bệnh lưu tại nhà, bà Chi bị thận mãn tính hơn 10 năm nay. 2 năm sau khi chồng mất (2005) bà phát hiện bệnh thận, mỗi tuần phải đi chạy thận 1 lần. Nhưng chỉ 2 năm sau, bệnh trở nặng, cách ngày phải chạy thận 1 lần. Chi phí chạy thận khoảng 400.000 đồng/lần do BHYT chi trả. Nhưng do sức khỏe ngày một yếu, ăn không được, nên mỗi tuần bà phải truyền 1 chai đạm khoảng 1,2 triệu đồng, rồi tiền xăng, xe... “Toàn bộ số tiền này, một tay Nhựt lo hết. Hằng tháng nó gửi cho tôi trung bình khoảng 10 triệu đồng” - bà Chi đưa hai tay lên che mặt như giấu đi dòng lệ chảy tràn từ hai khóe mắt hằn sâu vết chân chim. “Bây giờ nó bị cấm thi đấu, không biết lấy đâu 
ra tiền...”.

Nhìn những vết u nần bám đầy trên cánh tay gầy guộc, khô quắt của bà - dấu tích của những người “thâm niên” chạy thận, chúng tôi không khỏi ái ngại. Chiều, cái nắng quái khiến ngôi nhà lợp thiếc thấp của bà thêm ngột ngạt. Chia tay chúng tôi, bà Chi mệt nhọc lấy nồi nấu thuốc Nam để uống “cầu may” với bệnh. Nhìn dáng bà liêu xiêu trong nắng chiều, chúng tôi không ai kìm được nước mắt...

Dù rất xúc cảm với “những điều tai nghe, mắt thấy”, nhưng với tất cả sự thận trọng, chúng tôi cất công tìm đến chính quyền địa phương để xác tín thông tin. Rất tình cờ, người đầu tiên chúng tôi gặp là ông Phan Hữu Hiệp - Phó Bí thư Đảng ủy xã Bình Mỹ. Vừa nghe trình bày, ông Hiệp nói ngay: “Gia đình bà Chi khó khăn lắm. Bà Chi sống chung với 2 người con trai là Tuấn và Quý. Quý thì lo chở mẹ chạy thận, còn Tuấn làm phó trưởng ấp, thu nhập chẳng là bao...”.

Nói xong, ông cho mời cô Trần Thị Anh Khoa - cán bộ lao động thương binh xã hội xã Bình Mỹ - đến trình bày cụ thể hơn. Rất nhanh gọn và thuộc chuyện gia cảnh hộ dân trên địa bàn như lòng bàn tay, không cần mở sổ sách, cô Khoa nói ngay: “Bà Chi thuộc diện hộ nghèo từ nhiều năm nay rồi. Xã đã nhiều lần tính toán và rất quan tâm vì bệnh bà Chi ngày thêm trầm trọng”. Theo lời cô Khoa, từ lúc bà Chi phát hiện, điều trị bệnh đến nay, toàn bộ chi phí đều do Nhựt chu cấp. “Tôi vừa là cán bộ chuyên trách, vừa là hàng xóm nên hiểu rất rõ...” - cô Khoa nhấn mạnh.

Nỗi oan nhà... sang

Trước lúc chúng tôi lên đường thực hiện bài viết này, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin rằng Nhựt đang sống rất giàu có với công thức đẹp như mơ: “1 vợ - 2 con - nhà 3 tầng - xe 4 bánh”. Theo thông tin này, Nhựt sống ở Long Xuyên, cụ thể là ở khu dân cư cao cấp Sao Mai ở TP.Long Xuyên (An Giang). Tuy nhiên, khi chúng tôi liên lạc với Sở VHTTDL và Trường Nghiệp vụ thể thao An Giang - nơi Nhựt từng gắn bó với tư cách là vận động viên năng khiếu và tuyển thủ của tỉnh, thì cả hai nơi đều bất ngờ với thông tin Nhựt có nhà riêng ở Long Xuyên.

Sau nhiều lần liên lạc, cuối cùng chúng tôi được giới thiệu đến ông Nhan Thiện Nhân - Giám đốc Trung tâm Bóng đá An Giang, người có nhiều năm gắn bó với Nhựt trên sân bóng lẫn ngoài đời. Sau khi nghe chúng tôi trình bày mục đích là muốn làm rõ trắng-đen, ông Nhân khẳng định: “Nhựt đang sống với gia đình bên vợ trên đường Nguyễn Thái Bình phía sau bến xe Bình Khánh (cũ) thuộc phường Bình Khánh, nhưng không rõ số nhà và cũng không nhớ khóm mấy”.

Sau khi rà hỏi, chúng tôi được biết căn nhà nằm trên địa bàn khóm Bình Khánh 2. Dù đã xế chiều, nhưng khóm Bình Khánh 2 vẫn nhộn nhịp. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Phát - nguyên thượng tá quân đội, Trưởng khóm Bình Khánh 2 - khẳng định: “Trên địa bàn không có chủ hộ tên Nguyễn Minh Nhựt là cầu thủ”. Tuy nhiên, khi nghe chúng tôi mô tả vị trí căn nhà theo lời ông Nhan Thiện Nhân, ông Phát nhiệt tình đưa chúng tôi đi tìm. Sau một hồi loanh quanh, ông Phát dẫn chúng tôi đến nhà số 620D/31 đường Nguyễn Thái Bình. Căn nhà mới sửa chữa với kiến trúc 1 trệt 2 lầu do ông Hà Học Huê làm chủ hộ. Theo tài liệu quản lý hộ khẩu của khóm, gia đình này có nhiều người sống chung, gồm: Ông Huê và vợ là Lê Thị Hồng, các con lần lượt là Hà Trung Huấn, Hà Thị Tuyết Oanh và Nguyễn Minh Nhựt với chú thích là rể (chồng của Tuyết Oanh).

Chiều muộn, Nhựt hẹn gặp tại quán cà phê vắng người trên phường Bình Khánh. Giải thích về chuyện nhà lầu, xe hơi, Nhựt không chút né tránh khi cho rằng, lúc còn thi đấu cho Sài Gòn - Xuân Thành, tích cóp tiền thưởng, có sắm chiếc xe hiệu KIA đã qua sử dụng. Nhưng khi mẹ trở bệnh, Nhựt đã bán lo liệu... “Oan và buồn quá anh à. Ở nhờ bên vợ lại bị tung tin nhà riêng, rồi giàu có. Nếu giàu, em đã cất nhà riêng rước mẹ sống chung để tiện điều trị rồi” - giọng Nhựt chùng xuống. “Nhưng điều em lo nhất hiện nay là chuyện được xem xét giảm án. Đó không chỉ là cơ hội cuối cùng cho người ngoài 30 tuổi như em, mà còn là “con đường sống” duy nhất của mẹ...”.

Rời Long Xuyên trong ánh chiều nhập nhoạng cuối ngày, lòng chúng tôi canh cánh nỗi lo của Nhựt về người mẹ già bệnh tật...

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Tiêu điều vì... điều!

NHIỆT BĂNG - K’LIỆP |

Thay vì già trẻ kéo nhau ra vườn thu hoạch điều, thu về hàng trăm triệu đồng như mọi năm, người trồng điều ở 3 huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng là Đạ Huoai, Đạ Terh và Cát Tiên... chỉ biết ở nhà đi vào đi ra, hoặc vào rừng bứt mây... kiếm sống. Chưa bao giờ, làng trên xóm dưới đều cùng chung nỗi buồn điều không kết trái, cháy lá hàng loạt như vậy.

“Hoa hồng” và “lá chắn thép” trên mặt trận chống ma túy

HOÀNG VĂN MINH - LÊ TUYẾT |

Ma túy đã cướp mất của bà Lê Thị Kim Chung người con trai, dù bà đã dùng hết cách. Từ nỗi đau đó, bà đã phát tâm, làm một “lá chắn thép” ngăn chặn những “cái chết trắng”, để những bà mẹ khác không lâm vào cảnh mất con như mình. Với những nỗ lực không mệt mỏi trong cuộc chiến chống ma túy và giúp người nghiện hòa nhập cộng đồng, các “cựu con nghiện” và những mảnh đời khó khăn ở khu phố 6 (phường 3, quận Bình Thạnh, TPHCM) đã dành cho bà tên gọi thân mật “Má Chung”.

Tam thập lục kế... giết rừng

NHÓM PV THỜI SỰ |

Theo tìm hiểu, điều tra của chúng tôi trong dăm năm qua, khắp các vương quốc nghiến lừng danh từ VQG Ba Bể, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Cạn), cho đến Na Hang (Tuyên Quang), sang khu bảo tồn, rừng đặc dụng ở Bắc Mê, Phong Quang, Bát Đại Sơn (Hà Giang), sang các huyện Thông Nông và Nguyên Bình của Cao Bằng, tiếp mãi đến vùng Tủa Chùa, Điện Biên... - tất cả các vựa nghiến được xếp vào hàng báu vật thiên nhiên đều bị khai thác trái phép.

“Vương quốc” nghiến khổng lồ cuối cùng bị tàn phá

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Vào tháng 3.2017, chúng tôi có mặt tại những cánh rừng nghiến của Tuyên Quang và Hà Giang, mọc trên những vùng núi đá rộng nhiều nghìn hécta, cao vời, vô cùng hiểm trở; xếp hàng, nối vòng tay đi quanh gốc nghiến, như những con chuột nắm đuôi nhau bên cây cột đình sừng sững. Dễ phải mất cả nghìn năm gạn chắt, chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, mới có được “vương quốc” nghiến này. Vậy mà, kho báu đó vẫn từng ngày bị rút ruột, làm vơi đi, với trăm phương ngàn kế, vừa tinh vi, vừa ngang ngược.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Tiêu điều vì... điều!

NHIỆT BĂNG - K’LIỆP |

Thay vì già trẻ kéo nhau ra vườn thu hoạch điều, thu về hàng trăm triệu đồng như mọi năm, người trồng điều ở 3 huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng là Đạ Huoai, Đạ Terh và Cát Tiên... chỉ biết ở nhà đi vào đi ra, hoặc vào rừng bứt mây... kiếm sống. Chưa bao giờ, làng trên xóm dưới đều cùng chung nỗi buồn điều không kết trái, cháy lá hàng loạt như vậy.

“Hoa hồng” và “lá chắn thép” trên mặt trận chống ma túy

HOÀNG VĂN MINH - LÊ TUYẾT |

Ma túy đã cướp mất của bà Lê Thị Kim Chung người con trai, dù bà đã dùng hết cách. Từ nỗi đau đó, bà đã phát tâm, làm một “lá chắn thép” ngăn chặn những “cái chết trắng”, để những bà mẹ khác không lâm vào cảnh mất con như mình. Với những nỗ lực không mệt mỏi trong cuộc chiến chống ma túy và giúp người nghiện hòa nhập cộng đồng, các “cựu con nghiện” và những mảnh đời khó khăn ở khu phố 6 (phường 3, quận Bình Thạnh, TPHCM) đã dành cho bà tên gọi thân mật “Má Chung”.

Tam thập lục kế... giết rừng

NHÓM PV THỜI SỰ |

Theo tìm hiểu, điều tra của chúng tôi trong dăm năm qua, khắp các vương quốc nghiến lừng danh từ VQG Ba Bể, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Cạn), cho đến Na Hang (Tuyên Quang), sang khu bảo tồn, rừng đặc dụng ở Bắc Mê, Phong Quang, Bát Đại Sơn (Hà Giang), sang các huyện Thông Nông và Nguyên Bình của Cao Bằng, tiếp mãi đến vùng Tủa Chùa, Điện Biên... - tất cả các vựa nghiến được xếp vào hàng báu vật thiên nhiên đều bị khai thác trái phép.

“Vương quốc” nghiến khổng lồ cuối cùng bị tàn phá

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Vào tháng 3.2017, chúng tôi có mặt tại những cánh rừng nghiến của Tuyên Quang và Hà Giang, mọc trên những vùng núi đá rộng nhiều nghìn hécta, cao vời, vô cùng hiểm trở; xếp hàng, nối vòng tay đi quanh gốc nghiến, như những con chuột nắm đuôi nhau bên cây cột đình sừng sững. Dễ phải mất cả nghìn năm gạn chắt, chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, mới có được “vương quốc” nghiến này. Vậy mà, kho báu đó vẫn từng ngày bị rút ruột, làm vơi đi, với trăm phương ngàn kế, vừa tinh vi, vừa ngang ngược.