Các nhà thầu phải bồi thường 460 tỉ ở vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Việt Dũng |

Giai đoạn 2 vụ án sai phạm cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, toà xác định, trách nhiệm đầu tiên thuộc về các nhà thầu gồm CC1, Lotte, Posco, Tập đoàn Sơn Đông và Giang Tô.

Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Ngày 27.10, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã tuyên phạt Mai Tuấn Anh - cựu Chủ tịch Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) 42 tháng tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Trần Văn Tám - cựu Tổng Giám đốc VEC bị tuyên 5 năm 6 tháng về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".

Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Quang Hào, cùng là cựu Phó Tổng Giám đốc VEC lĩnh mức án lần lượt là 4 năm và 2 năm; Hoàng Việt Hưng và Nguyễn Tiến Thành, cùng là cựu Giám đốc Ban quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi mức án lần lượt 2 năm và 2 năm 6 tháng về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".

16 bị cáo còn lại, toà tuyên phạt mức án từ 2 năm tù cho hưởng án treo đến 6 năm về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".

Theo Hội đồng xét xử, hành vi của các bị cáo là nguyên nhân khiến dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi ngay khi đưa vào sử dụng đã hư hỏng. Hành vi đó gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

"Để xảy ra sai phạm trước tiên trách nhiệm thuộc về nhà thầu thi công, rồi đến tư vấn giám sát, tiếp theo là các bị cáo khác", bản án nhận định.

Theo toà, Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là công trình trọng điểm quốc gia, có chi phí đầu tư hơn 34.500 tỉ đồng, do VEC làm chủ đầu tư, có chiều dài toàn tuyến hơn 139km, được chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 2 dự án, tuyến đường cao tốc dài hơn 72 km được chia làm 5 gói thầu: gói A1 giá trị 47,5 tỉ đồng do liên danh Tổng Công ty Xây dựng số 1 (viết tắt là CC1) và Lotte E&C (Hàn Quốc) cùng thực hiện.

Gói A2 giá trị 129 tỉ đồng, do Tập đoàn công trình giao thông tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) thực hiện; gói A3 trị giá 85 tỉ đồng, do Tập đoàn công trình giao thông tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) thực hiện.

Gói A4 trị giá 127 tỉ đồng, do Tập đoàn Lotte E&C (Hàn Quốc) thực hiện và gói A5 trị giá 71 tỉ đồng, do Posco (Hàn Quốc) thực hiện.

Gói thầu A1 lớp bê tông nhựa tạo nhám, lớp bê tông nhựa hạt mịn, bê tông nhựa hạt trung, lớp đá dăm gia cố nhựa ở 22 phân đoạn đều không đảm bảo chất lượng. Các gói thầu A2, A3, A4 chất lượng cũng đều không đảm bảo.

Kết quả kiểm tra hiện trường thi công của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước từ năm 2015-2018 xác định, có nhiều thiếu sót, vi phạm trong quá trình thi công, không tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế.

Tuy nhiên, VEC đã nghiệm thu, thanh toán cho các nhà thầu tổng số tiền hơn 460 tỉ đồng đối với các hạng mục công trình không đảm bảo chất lượng.

Trong vụ án, Hội đồng Nghiệm thu cơ sở dự án đã không nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công sau khi thi công xong lớp đất nền và lớp bê tông nhựa tạo nhám của các gói thầu để đánh giá chất lượng các hạng mục mà tổ chức ngay việc nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.

Ngày 17.7.2018, khi Hội đồng Nghiệm thu cơ sở chưa họp, đánh giá chất lượng công trình xây dựng các gói thầu, nhưng Trần Văn Tám đã thay mặt chủ đầu tư ký văn bản báo cáo Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước có nội dung đánh giá chất lượng các gói thầu thuộc giai đoạn 2 đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế.

Bị cáo Trần Văn Tám (tóc bạc) - cựu Tổng Giám đốc VEC. Ảnh: Quang Việt
Bị cáo Trần Văn Tám (tóc bạc) - cựu Tổng Giám đốc VEC. Ảnh: Quang Việt

Buộc 5 nhà thầu bồi thường

Đối với các nhà thầu thi công dự án, thực hiện hợp đồng, nhà thầu thi công đã bố trí nhân sự, thành lập các văn phòng, ban điều hành gói thầu tại hiện trường, bổ nhiệm giám đốc ban điều hành, giám đốc quản lý chất lượng, cán bộ chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, giám đốc tại các gói thầu đã có vi phạm.

Các bị cáo thuộc đơn vị tư vấn giám sát thi công dự án đã có các hành vi không tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng, dẫn đến cho tổ chức thi công, nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành không đảm bảo chất lượng.

Đối với bị cáo Mai Tuấn Anh - Tổng Giám đốc VEC từ năm 2015 đến ngày 1.6.2017, Trần Văn Tám làm Tổng Giám đốc từ ngày 1.6.2017 đến khi kết thúc dự án, đã buông lỏng quản lý, không kiên quyết chỉ đạo để kịp thời khắc phục các tồn tại trong quá trình thực hiện dự án, gây thiệt hại tài sản nhà nước đặc biệt nghiêm trọng.

Cùng với tuyên án, Hội đồng xét xử cũng công bố phần dân sự liên quan đến vụ án. Theo đó, toà tuyên buộc các nhà thầu phải bồi thường thiệt hại cho VEC tổng cộng khoảng 459 tỉ đồng. Cụ thể, CC1 bồi thường hơn 47 tỉ đồng; Lotte hơn 127 tỉ; Tập đoàn Sơn Đông hơn 129 tỉ; Giang Tô 85 tỉ; Posco 71 tỉ.

Đối với 27 người nước ngoài liên quan đến vụ án (hiện về nước), cơ quan điều tra đã tách rút hồ sơ chờ kết quả tương trợ tư pháp.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

4 vấn đề chờ phán quyết của toà án vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Việt Dũng |

Kết luận giám định, thiệt hại vụ án, tội danh và ai phải bồi thường trong vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là những vấn đề nổi cộm được tranh luận, chờ phán quyết của toà án.

Bác lý lẽ "không biết việc hư hỏng" trong vụ án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Việt Dũng |

Đại diện Viện KSND Hà Nội trong phần đối đáp nêu bật sai phạm của các bị cáo trong vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và cho rằng việc hư hỏng đường các nhà thầu "không thể nói không biết".

4 nhà thầu vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi nêu lý do không bồi thường

Việt Dũng |

Trong số 5 doanh nghiệp, chỉ duy nhất Tổng Công ty Xây dựng số 1 cho rằng, để nhà thầu chịu trách nhiệm với các thiệt hại nếu có của dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ hợp lý hơn.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

4 vấn đề chờ phán quyết của toà án vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Việt Dũng |

Kết luận giám định, thiệt hại vụ án, tội danh và ai phải bồi thường trong vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là những vấn đề nổi cộm được tranh luận, chờ phán quyết của toà án.

Bác lý lẽ "không biết việc hư hỏng" trong vụ án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Việt Dũng |

Đại diện Viện KSND Hà Nội trong phần đối đáp nêu bật sai phạm của các bị cáo trong vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và cho rằng việc hư hỏng đường các nhà thầu "không thể nói không biết".

4 nhà thầu vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi nêu lý do không bồi thường

Việt Dũng |

Trong số 5 doanh nghiệp, chỉ duy nhất Tổng Công ty Xây dựng số 1 cho rằng, để nhà thầu chịu trách nhiệm với các thiệt hại nếu có của dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ hợp lý hơn.