2 nhà thầu nước ngoài không đồng ý bồi thường vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Việt Dũng |

Hà Nội - Hai nhà thầu nước ngoài tham gia dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đưa ra lý lẽ để phản đối việc VEC cho rằng nếu xác định họ sai phạm thì phải bồi thường.

Đại diện nhà thầu tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi trình bày trước Hội đồng xét xử. Video quay qua màn hình.

Chiều 17.10, đại diện của 5 nhà thầu thi công các gói thầu tại dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi bày tỏ quan điểm về vụ án và yêu cầu bồi thường.

Theo cáo trạng, giai đoạn 2 dự án, tuyến đường cao tốc dài hơn 72 km được chia làm 5 gói thầu: gói A1 giá trị 47,5 tỉ đồng do liên danh Tổng Công ty Xây dựng số 1 (viết tắt là CC1) và Lotte E&C (Hàn Quốc) cùng thực hiện;

Gói A2 giá trị 129 tỉ đồng, do Tập đoàn công trình giao thông tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) thực hiện; gói A3 trị giá 85 tỉ đồng, do Tập đoàn công trình giao thông tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) thực hiện;

Gói A4 trị giá 127 tỉ đồng, do Tập đoàn Lotte E&C (Hàn Quốc) thực hiện và gói A5 trị giá 71 tỉ đồng, do POSCO E&C (Hàn Quốc) thực hiện.

Trong phần phát biểu, đại diện nguyên đơn dân sự, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, nếu xác định được các nhà thầu thi công 5 gói thầu trên có sai phạm, vi phạm hợp đồng và pháp luật, gây thiệt hại cho VEC, thì các nhà thầu này phải bồi thường theo nguyên tắc thiệt hại đến đâu bồi thường đến đó.

Phản đối quan điểm này, đại điện hai nhà thầu Hàn Quốc đều cho rằng yêu cầu bồi thường của VEC là vô lý. CEO Lotte E&C cho biết, doanh nghiệp mình là nhà thầu của 2 gói, trong đó, gói A4, họ thực hiện toàn bộ, và gói A1, họ liên danh thực hiện với CC1 theo tỷ lệ Lotte E&C 45%, và CC 55%.

Để công việc suôn sẻ, Lotte sau đó có hợp đồng ủy nhiệm cho CC1 thực hiện toàn bộ phần thi công gói A1 này. Lotte không đồng ý bồi thường bất cứ gói thầu nào, với lý do "đã thực hiện toàn bộ theo đúng hợp đồng, có kiểm tra chất lượng từng giai đoạn.

Chính VEC sau đó cũng đã thuê một đơn vị kiểm tra chất lượng riêng biệt và đơn vị này đã kiểm tra quy trình tương tự như bên ban giám định, kết quả báo cáo là không có vấn đề gì.

Sau đó, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước cũng đã đánh giá đạt chất lượng theo yêu cầu và đã đưa đường vào sử dụng. Theo hợp đồng, Lotte sẽ bảo hành 2 năm sau khi đưa vào sử dụng.

"Trong thời gian 2 năm đó, chúng tôi không nhận được phản ánh gì về sai sót, hỏng hóc hay sửa chữa bảo trì phát sinh trên gói thầu chúng tôi đảm nhiệm", CEO Lotte giải thích.

Theo ông, thực tế đến thời điểm này, 5 năm từ khi thông đường, "con đường vẫn vận hành tốt, đảm bảo tốc độ 150 km/h", chưa từng bị tạm dừng để sửa, vẫn vận hành và thu phí.

"VEC có yêu cầu bồi thường và chúng tôi thấy không hợp lý", ông lần thứ ba khẳng định quan điểm không bồi thường. Vị này cho hay, ngày 12.10, Lotte đã nộp 3 video do họ thực hiện, 1 video vào tháng 10.2022 và 2 video tháng 5.2023.

"Nếu xem tình trạng đường trong 3 video, HĐXX có thể thấy con đường đang được vận hành không sai sót gì, đề nghị trình chiếu tại tòa 3 video chúng tôi cung cấp", ông đề nghị.

Với gói A1 liên danh với CC1, do Lotte đã có ủy quyền và ký kết nội bộ, nên nếu có sai phạm, CC1 sẽ chịu 100% trách nhiệm bồi thường.

Trong khi đó, đại diện POSCO E&C mở đầu phần trả lời bằng việc khẳng định "phản đối 100%" yêu cầu bồi thường của VEC. Vị này chủ yếu phản đối phương pháp tiến hành giám định không logic, không phù hợp dẫn đến kết quả giám định không chính xác.

Theo ông, bản thân POSCO và cả VEC có thuê đơn vị giám định độc lập, đều đưa ra kết luận con đường đạt yêu cầu, vận hành ổn định.

Theo POSCO, cơ quan giám định "áp đặt" các tiêu chuẩn của vật liệu xây dựng ở trạng thái nguyên sinh cho cả vật liệu đã qua xử lý vào thi công và sử dụng là không logic.

"Tiêu chí vật liệu tại trạng thái nguyên sinh sẽ không giống trạng thái khi thi công và vận hành, điều này kỹ sư vật liệu và những người có kiến thức cơ bản về khoa học vật liệu cũng thấy nó không phù hợp", vị này nêu quan điểm.

CC1 là nhà thầu Việt Nam duy nhất tham gia thực hiện 5 gói thầu, song cũng cho rằng kết kết luận giám định không hợp lý. Theo người đại diện doanh nghiệp này, dự án đã bàn giao từ tháng 9.2018, đến nay là 5 năm, song họ chưa từng bị VEC yêu cầu bồi thường, tu sửa hỏng hóc, do đó mới được VEC thanh toán đầy đủ.

Đại diện CC1 khẳng định, nếu có sai phạm, công ty sẽ bồi thường, không yêu cầu các bị cáo liên đới trách nhiệm.

Ngày mai, phiên tòa bước sang ngày xét xử thứ ba.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, VEC không yêu cầu các bị cáo bồi thường

Việt Dũng |

Hà Nội - Ngoài đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo trong vụ án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đại diện VEC cũng không yêu cầu họ phải bồi thường.

Nhiều bị cáo trong vụ án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cho rằng bị truy tố là quá nặng

Việt Dũng |

Hà Nội - Nhiều bị cáo là nhà thầu trong dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cho rằng, việc truy tố quá nặng nề, các sai sót trên tuyến đường "chỉ cục bộ".

Vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Cựu Tổng Giám đốc VEC thừa nhận sai phạm

Việt Dũng |

Hà Nội - Cựu Tổng Giám đốc VEC Trần Văn Tám bị cáo buộc thiếu trách nhiệm trong dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và gây thiệt hại 45 tỉ đồng trong tổng số hơn 406 tỉ đồng.

Bê tông Duyên Hải phớt lờ yêu cầu dừng sản xuất của cơ quan chức năng Lào Cai

Tiến Nguyễn |

Trong khi đang thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thu hồi đất để thực hiện Dự án “Nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm, cấu kiện đúc sẵn bê tông và gạch không nung chất lượng cao”, Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Duyên Hải (Công ty Duyên Hải) đã có hành vi vi phạm hành chính, bị huyện Bảo Thắng ra quyết định xử phạt, yêu cầu dừng sản xuất… nhưng công ty không chấp hành.

Tổ chức ăn bán trú, cần trách nhiệm thay vì gây khó cho phụ huynh

Vân Trang |

Phụ huynh Trường THCS Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) đồng loạt cho rằng, khi nhà trường đã tổ chức bếp ăn bán trú cho học sinh, cần trách nhiệm thay vì "thách thức" phụ huynh bằng cách đóng cửa bếp ăn khi có ý kiến phản ánh.

Định mức biên chế sự nghiệp lạc hậu, đặc biệt lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Vương Trần |

Định mức biên chế sự nghiệp lạc hậu, ban hành từ lâu (trước Hội nghị Trung ương 6 khóa XII) nhưng chưa được các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực sửa đổi, đặc biệt ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo (chiếm tỷ trọng gần 80% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

Ra quân xử lý tình trạng "giăng thiên la địa võng”bẫy chim trời ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Trước tình trạng nhiều người dân ở một số xã ven biển của TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) “giăng thiên la địa võng” đánh bẫy chim trời, lực lượng chức năng đã ra quân xử lý và ngăn chặn tình trạng trên.

Nợ thuế, một doanh nghiệp bị đề nghị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản

QUANG ĐẠI |

Nợ thuế kéo dài với số tiền hơn 11 tỉ đồng, Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng (địa chỉ trụ sở tại TP Vinh) bị Cục Thuế tỉnh Nghệ An đề nghị thu hồi giấy phép.

Vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, VEC không yêu cầu các bị cáo bồi thường

Việt Dũng |

Hà Nội - Ngoài đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo trong vụ án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đại diện VEC cũng không yêu cầu họ phải bồi thường.

Nhiều bị cáo trong vụ án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cho rằng bị truy tố là quá nặng

Việt Dũng |

Hà Nội - Nhiều bị cáo là nhà thầu trong dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cho rằng, việc truy tố quá nặng nề, các sai sót trên tuyến đường "chỉ cục bộ".

Vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Cựu Tổng Giám đốc VEC thừa nhận sai phạm

Việt Dũng |

Hà Nội - Cựu Tổng Giám đốc VEC Trần Văn Tám bị cáo buộc thiếu trách nhiệm trong dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và gây thiệt hại 45 tỉ đồng trong tổng số hơn 406 tỉ đồng.