Năm học mới của "con nuôi" đồn biên phòng nơi biên cương Tây Bắc

Khánh Linh |

Sơn La - Thiệt thòi khi không được bố mẹ đồng hành chuẩn bị cho năm học mới như bạn bè cùng trang lứa, nhưng những học sinh "con nuôi Biên phòng" lại nhận được tình yêu thương của những cán bộ, chiến sĩ, nâng bước các em đến trường.

Sáng mùa thu Tây Bắc, trời cao và trong hơn. Nghe tiếng còi hiệu lệnh, ngay lập tức, 2 anh em Sồng Lao Cường (SN 2008) và Sồng Lao Việt (SN 2010) lập tức bật dậy, gấp gọn chăn màn, vệ sinh cá nhân và ra sân tập thể dục cùng các "bố", các chú trong đồn, rồi ăn sáng và sửa soạn đến lớp.

Năm học mới đã bắt đầu, đeo trên vai chiếc cặp sách mới do những người bố, người chú trong đồn tự tay đi sắm, khoác lên mình bộ quần áo được là lượt phẳng phiu, hai anh em cùng đèo nhau trên chiếc xe đạp đến lớp.

Đều đặn, đã gần 5 năm nay, kể từ khi được đón về làm "con nuôi" ở Đồn Biên phòng Chiềng On (xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La), 2 anh em Cường và Việt đã quen với nhịp sống ở đồn. Bây giờ, cả 2 đã như những chiến sĩ biên phòng nhỏ tuổi, cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với các cán bộ, chiến sĩ nơi đây.

Hai anh em Cường và Việt từ những ngày đầu về làm con nuôi biên phòng. Ảnh: NVCC
Hai anh em Cường và Việt từ những ngày đầu về làm "con nuôi" biên phòng. Ảnh: NVCC

Tiễn hai đứa con nuôi đi học ở ngôi trường cách đồn vài trăm mét, thượng tá Trần Duy Thường - Chính trị viên Đồn Biên phòng Chiềng On, cho biết: "Hai anh em Cường và Việt về đồn cũng đã được 5 năm nay. Gia đình ở bản Suối Cút, xã Chiềng On nhưng bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng nên hai con phải ở nhờ nhà bác ruột.

Ngặt nỗi, nhà người bác cũng đông con và rất khó khăn. Trong chuyến công tác về bản, cán bộ, chiến sĩ ở đồn được nghe nói đến hoàn cảnh của hai anh em nên đã xuống tận nơi xác nhận và đón về nuôi".

Theo thượng tá Thường, vào mỗi đầu năm học, các em sẽ được cán bộ, chiến sĩ tại đồn sắm sửa đầy đủ quần áo, sách vở, giày dép để chuẩn bị cho năm học mới.

Thiếu tá Nguyễn Văn Mạnh - Tổ trưởng Tổ công tác Pha Luông, Đồn BP Chiềng Sơn ân cần sửa soạn quần áo và đưa cháu Sồng A Tủa đến trường. Ảnh: NVCC
Thiếu tá Nguyễn Văn Mạnh - Tổ trưởng Tổ công tác Pha Luông, Đồn Biên phòng Chiềng Sơn sửa soạn quần áo và đưa cháu Sồng A Tủa đến trường. Ảnh: NVCC

"Ngoài những tiêu chuẩn con nuôi biên phòng được hưởng, đồn còn sắm thêm cho hai anh em chiếc xe đạp để chở nhau đi học. Buổi chiều những hôm nào không phải lên lớp thì sẽ tự học ở phòng. Ngoài giờ học thì sinh hoạt giống như cán bộ, chiến sĩ ở đồn, cũng tập thể dục và tăng gia sản xuất.

Đồn sẽ nhận nuôi các con đến khi học xong lớp 12, nếu sau này đi học ở các trường Cao đẳng, Đại học thì chúng tôi vẫn tiếp tục hỗ trợ" - Chính trị viên Đồn Biên phòng Chiềng On chia sẻ.

Được biết, hiện Đồn Biên phòng Chiềng On đang trực tiếp nuôi 2 em và hỗ trợ hàng tháng cho 3 em, trong đó có một bạn là người của nước CHDCND Lào, sinh sống ở huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, bên kia biên giới.

Cách Đồn Biên phòng Chiềng On không xa, những ngày này, các cán bộ, chiến sĩ ở Tổ công tác Pha Luông, Đồn Biên phòng Chiềng Sơn (xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) cũng thay phiên nhau mỗi sáng đến nhà Sồng A Tủa ở bản Pha Luông, xã Chiềng Sơn để sửa soạn cho Tủa bước vào năm học mới.

Đại diện Đồn Biên phòng Chiềng Sơn cho biết, Tủa không có cha, mẹ bị thần kinh, con ở với ông nội. Hiện nay, con đang được đồn trợ cấp hàng tháng và hỗ trợ học tập.

Ngoài giờ học, các em còn được tham gia tăng gia sản xuất cùng các cán bộ, chiến sĩ. Ảnh: NVCC
Ngoài giờ học, các em còn được tham gia tăng gia sản xuất cùng các cán bộ, chiến sĩ. Ảnh: NVCC

Trò chuyện với PV, Sồng Lao Cường chia sẻ: "Ban đầu vừa vào đơn vị, hai anh em ai cũng nhớ nhà, nhớ mẹ, nhiều đêm cứ ôm lấy nhau mà khóc. Nhưng dần dần, nhận được sự quan tâm của các bố, các chú nên cũng quen với cuộc sống ở đây, thỉnh thoảng thì xin các bố cho về thăm nhà".

Nói về ước mơ, cả hai anh em đều chia sẻ, mong muốn sau này sẽ trở thành quân nhân, được cùng các bố, các chú bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Chương trình "Nâng bước em tới trường" và "Con nuôi đồn Biên phòng" do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng triển khai từ năm 2014 với mục đích giúp đỡ những mảnh đời nghèo khó, các em học sinh mồ côi hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở khu vực biên giới có điều kiện đi học.

Thông tin từ Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La, trong năm học 2023 - 2024, Chương trình “Nâng bước em tới trường" và "Con nuôi đồn Biên phòng” đang trực tiếp hỗ trợ, nuôi dưỡng 59 em. Trong đó, có 7 học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở nước CHDCND Lào. Từ những hỗ trợ nói trên, đã có không ít học sinh hỗ trợ vươn lên, đạt điểm cao và thi đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Năm học mới, giáo viên mong ước sống được bằng lương

Vân Trang |

Bước vào năm học mới, giáo viên có chung mong ước đồng lương được cải thiện, để thầy cô có thể "sống được bằng lương".

Trao tặng 18.722 bộ sách giáo khoa cho học sinh dịp khai giảng năm học mới

Trang Hà |

Ngày 5.9, nhân dịp khai giảng năm học mới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã trao tặng 18.722 bộ sách giáo khoa cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh.

Tặng quà con của người lao động nhân dịp năm học mới

Minh Hương |

Ngày 5.9, Công đoàn VNPT cho biết, Công đoàn VNPT Hà Nội cùng Công đoàn Đội viễn thông Đan Phượng đã đến thăm, động viên gia đình người lao động có hoàn cảnh khó khăn khi năm học mới vừa đến.

Kế hoạch phân luồng giao thông phục vụ đón đoàn Tổng thống Biden

Tô Thế |

Trong các ngày 10, 11.9, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động đón đoàn Tổng thống Biden sang thăm Việt Nam. Công an TP Hà Nội vừa có thông báo về kế hoạch phân luồng giao thông phục vụ sự kiện này.

Lao động không mặn mà học nghề, chỉ muốn nhận tiền trợ cấp khi thất nghiệp

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Ước kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm 2022 chuyển sang năm 2023 là hơn 59.000 nghìn tỉ đồng. Song, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp chủ yếu tập trung vào nhóm nhận tiền trợ cấp, số tham gia học nghề còn chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn.

Thu hồi đất Nhà máy Sứ Hải Dương xây khu đô thị trung tâm quy mô dân số hơn 3.000 người

Mai Chi |

Tháng 11.2021, UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt điều chỉnh cục bộ Khu vực 1 (phía Bắc đường Phạm Ngũ Lão) thuộc Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vực trung tâm phường Phạm Ngũ Lão, tỉ lệ 1/500. Khu vực điều chỉnh này nằm trọn trong khuôn viên của Nhà máy sứ Hải Dương và một số đơn vị.

Hồ Biển Lạc ở Bình Thuận là hồ tự nhiên, không phải hồ thủy lợi

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Ngày 8.9, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận (thuộc UBND tỉnh Bình Thuận) có báo cáo nội dung liên quan đến hồ Biển Lạc ở huyện Tánh Linh mà dư luận quan tâm.

Ở đâu có người dân, ở đó phải có hoạt động báo chí, truyền thông thật tốt

Vương Trần |

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, báo chí không được bỏ trống trận địa thông tin, ở đâu có người dân, ở đó phải có hoạt động báo chí, hoạt động truyền thông thật tốt.

Năm học mới, giáo viên mong ước sống được bằng lương

Vân Trang |

Bước vào năm học mới, giáo viên có chung mong ước đồng lương được cải thiện, để thầy cô có thể "sống được bằng lương".

Trao tặng 18.722 bộ sách giáo khoa cho học sinh dịp khai giảng năm học mới

Trang Hà |

Ngày 5.9, nhân dịp khai giảng năm học mới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã trao tặng 18.722 bộ sách giáo khoa cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh.

Tặng quà con của người lao động nhân dịp năm học mới

Minh Hương |

Ngày 5.9, Công đoàn VNPT cho biết, Công đoàn VNPT Hà Nội cùng Công đoàn Đội viễn thông Đan Phượng đã đến thăm, động viên gia đình người lao động có hoàn cảnh khó khăn khi năm học mới vừa đến.