Không chỉ trợ cấp tiền, cần đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Các chuyên gia cho rằng, hỗ trợ cho người lao động cần chú trọng nhiều hơn vào đào tạo, duy trì việc làm bền vững, tăng khả năng chống chịu trước các “cú sốc”, chứ không chỉ là trợ cấp tiền.

Hệ lụy khi lao động thất nghiệp

Từ thực tế công tác kết nối cung – cầu lao động tại thị trường Hà Nội, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đánh giá trong thời điểm này, cả doanh nghiệp và người lao động đều khó khăn.

“Khi doanh nghiệp bị ảnh hưởng thì người lao động bị liên đới nhiều nhất. Đặc biệt, trong lĩnh vực như dệt may, da giày, chế biến gỗ…, người lao động trong các ngành này bị sa thải, đột ngột thất nghiệp”, ông Thành thông tin.

Ông
Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam). Ảnh: Văn Thắng.

Còn ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng, bên cạnh đối diện khủng hoảng của thế giới thì với các doanh nghiệp, môi trường sản xuất kinh doanh còn nhiều rào cản, như vướng mắc về thủ tục hành chính, tiếp cận vốn.

“Với khó khăn như vậy thì rất khó cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt để mở rộng việc làm. Doanh nghiệp muốn tuyển lao động có tay nghề, nhưng nhiều lao động mất việc lại không đáp ứng được yêu cầu, không có kỹ năng doanh nghiệp cần”, ông Quảng nhìn nhận.

Ngoài ra, với những người lao động mất việc, thì đằng sau họ là cả gia đình, con cái, nên việc di chuyển đến địa phương khác để có công việc mới gặp rất nhiều khó khăn, liên quan đến an sinh xã hội.

Theo ông Quảng, những tháng đầu năm 2023, thị trường lao động gặp nhiều khó khăn, trên 500.000 người bị ảnh hưởng (mất, giảm việc làm), trong đó trên 54% người lao động mất việc làm, trên 40% giảm giờ làm.

Đáng lo ngại là thu nhập của người lao động không cao, hầu như đi làm chỉ đủ trang trải cuộc sống, nên giảm giờ làm thì càng gặp nhiều khó khăn hơn. Việc người lao động bị mất, giảm việc làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, chính sách an sinh xã hội, như vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần hay nạn tín dụng đen.

Hoàn thiện các chính sách

Đưa các giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động, ông Thành phân tích với nhóm lao động lớn tuổi, trình độ thấp, đơn vị này đã tiếp cận để hỗ trợ họ ngay từ khi doanh nghiệp thông báo cắt giảm.

Với những lao động nghỉ việc vì lương thấp đến làm thủ tục nhận chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đơn vị đã tư vấn, giới thiệu họ đến các doanh nghiệp tuyển dụng vị trí việc làm phù hợp. Với lao động giản đơn, trình độ thấp sẽ được tư vấn để có thể học nghề, trang bị nghề nghiệp phù hợp.

Ở góc độ rộng hơn, theo ông các chính sách hỗ trợ người lao động trong bối cảnh này cần sát hơn, cũng như cần các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu nội địa… để hỗ trợ doanh nghiệp. Ngoài ra, vốn, giá nguyên vật liệu đầu vào cũng rất quan trọng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi. Từ đó, người lao động sẽ có công ăn, việc làm.

Ông Vũ Quang Thành
Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: Văn Thắng.

Công tác định hướng, dự báo cũng rất quan trọng, giúp dần định hướng lại, hỗ trợ trong công tác phát triển nhân lực, phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, từng bước phục hồi thị trường lao động, việc làm bền vững.

Dù thời gian qua Nhà nước đã có nhiều chính sách kịp thời hỗ trợ người lao động, song ông Lê Đình Quảng cũng cho rằng cần hoàn thiện theo hướng hỗ trợ nhiều hơn nữa, chú trọng vào đào tạo, duy trì việc làm cho người lao động một cách bền vững, chứ không chỉ trợ cấp tiền cho họ khi mất việc làm. Bên cạnh đó, chính sách bảo hiểm thất nghiệp cũng cần hướng tới đảm bảo việc làm, hỗ trợ nâng cao tay nghề cho người lao động. Vẫn cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp để người lao động bị mất việc làm có điều kiện đảm bảo cuộc sống, đặc biệt là chính sách về tiền lương, thu nhập, tránh tình trạng khi mất việc không đủ tiền duy trì cuộc sống, họ buộc phải rút bảo hiểm xã hội một lần.

“Mất việc, tìm việc làm đã khó, việc làm có thu nhập như cũ thì càng khó khăn hơn. Trong khi chi phí đời sống phục vụ sinh hoạt gia đình càng ngày càng cao. Nhiều người trong số họ buộc phải hưởng bảo hiểm xã hội một lần, nhận trợ cấp thất nghiệp mà không đủ thời gian, điều kiện để học nghề mới" - ông Quảng nhận định.

Vì vậy, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cần hoàn thiện để hỗ trợ thêm cho người lao động, giúp họ có điều kiện quay trở lại thị trường lao động khi mất việc làm.

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI
TIN LIÊN QUAN

Nấu “bữa ăn giám đốc” cho người lao động

LÂM ĐIỀN |

“Bữa ăn ca ở đây được nấu chung cho cả Ban Giám đốc và người lao động (NLĐ) cùng ăn” - lời chia sẻ của chị Phan Thị Bửu Châu - Phó Giám đốc Công ty CP Chí Công - thể hiện sự quan tâm chăm lo dinh dưỡng cho NLĐ của doanh nghiệp (DN) tại Khu Công nghiệp Bình Hòa (tỉnh An Giang).

Lao động có được bảo lưu số dư khi đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm?

LƯƠNG HẠNH |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam có công văn gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với trường hợp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng.

3 khoản tiền lao động nữ được hưởng khi nghỉ chế độ thai sản

Quế Chi (T/H) |

Bạn đọc Nguyễn Thị Thuỷ (Nam Định) hỏi: Tôi sắp sinh con. Trong thời gian nghỉ thai sản, tôi sẽ được hưởng những khoản tiền nào?

Trường hợp làm thêm giờ phải thông báo cho cơ quan chuyên môn về lao động

Quế Chi (T/H) |

Bạn đọc Đoàn Thị Hiền (Thái Bình) hỏi: Khi tổ chức làm thêm, trường hợp nào người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản tới cơ quan chuyên môn về lao động.

Chuyển đổi số trong đào tạo nghề, giảm tỉ lệ thanh niên thất nghiệp

LƯƠNG HẠNH |

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cứ 10 thanh niên thì có 1 người bị thất nghiệp. Do đó, nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số trong tất cả lĩnh vực, bao gồm cả giáo dục nghề nghiệp sẽ góp phần cải thiện khả năng làm việc và năng suất lao động của dân số trong độ tuổi lao động.

Các chiêu trò của người vi phạm nồng độ cồn đối phó với lực lượng chức năng

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Theo chân lực lượng chức năng ra quân xử lý nồng độ cồn, phóng viên Lao Động gặp nhiều trường hợp vi phạm cố ý trây ỳ, to tiếng... khiến các chiến sĩ gặp nhiều khó khăn và mất thời gian trong quá trình làm nhiệm vụ.

Nổ ống nghiệm trong giờ thực hành Hoá, 5 học sinh ở Cần Thơ bị thương

Yến Phương |

Trong buổi học thực hành Hoá tại Trường THPT Châu Văn Liêm (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), sự cố nổ ống nghiệm xảy ra khiến 5 học sinh bị thương nhẹ.

Xử phạt người đàn ông livestream rao bán 7.000 xe tang vật ở TPHCM

Anh Tú |

Ngày 23.1, Công an Quận 11 (TPHCM) đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt hành chính ông Đ.V.T. (35 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) 7,5 triệu đồng về việc livestream trên mạng xã hội rao bán 7.000 xe thanh lý trong bãi xe vi phạm của Đội CSGT - Trật tự Công an Quận 11.

Nấu “bữa ăn giám đốc” cho người lao động

LÂM ĐIỀN |

“Bữa ăn ca ở đây được nấu chung cho cả Ban Giám đốc và người lao động (NLĐ) cùng ăn” - lời chia sẻ của chị Phan Thị Bửu Châu - Phó Giám đốc Công ty CP Chí Công - thể hiện sự quan tâm chăm lo dinh dưỡng cho NLĐ của doanh nghiệp (DN) tại Khu Công nghiệp Bình Hòa (tỉnh An Giang).

Lao động có được bảo lưu số dư khi đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm?

LƯƠNG HẠNH |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam có công văn gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với trường hợp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng.

3 khoản tiền lao động nữ được hưởng khi nghỉ chế độ thai sản

Quế Chi (T/H) |

Bạn đọc Nguyễn Thị Thuỷ (Nam Định) hỏi: Tôi sắp sinh con. Trong thời gian nghỉ thai sản, tôi sẽ được hưởng những khoản tiền nào?

Trường hợp làm thêm giờ phải thông báo cho cơ quan chuyên môn về lao động

Quế Chi (T/H) |

Bạn đọc Đoàn Thị Hiền (Thái Bình) hỏi: Khi tổ chức làm thêm, trường hợp nào người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản tới cơ quan chuyên môn về lao động.

Chuyển đổi số trong đào tạo nghề, giảm tỉ lệ thanh niên thất nghiệp

LƯƠNG HẠNH |

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cứ 10 thanh niên thì có 1 người bị thất nghiệp. Do đó, nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số trong tất cả lĩnh vực, bao gồm cả giáo dục nghề nghiệp sẽ góp phần cải thiện khả năng làm việc và năng suất lao động của dân số trong độ tuổi lao động.