Truyện ngắn dự thi: Tuổi trẻ đi tìm

Vũ Minh Phúc |

Tôi là một chàng sinh viên quê mùa luôn bị công việc đồng áng đày ải đến làm cho ngu độn. Vừa rời quê hương không có lấy một đồng xu két bạc trong tay cũng không cha không mẹ không quê hương không bạn bè thân thích và cũng chẳng có lấy một chốn trú ngụ cuối cùng.

Ngày đầu tiên, xa mẹ, xa cha, xa thầy, xa cô, nhớ lớp, nhớ trường, sau khi dốc sạch hầu bao tất tật những gì có thể bán được trên thân thể, ngoại trừ có vài cuốn sách hoặc chỉ độn có một vài bộ quần áo che nắng che mưa, tôi rời thành phố bé nhỏ, tới các khu công nghiệp phía ngoại ô thành phố, nơi có thể giúp tôi kiếm một công việc nhỏ bé, đủ sống qua ngày tháng. Ở đây, chính tại nơi đây, trên các khu xí nghiệp liên hợp ấy, đang diễn ra những cuộc tuyển mộ nhân công sôi nổi, một không khí lao động không ngừng nghỉ; còn đêm về thì lúc nào cũng vắng vẻ đến lạ kỳ. Lúc ấy đang là những giờ tăng ca...

Bước đi chao nghiêng trên mặt đất, mắt đắm đuối nhìn quanh quất, những mong nhặt được một chút gì đó bỏ vào bụng, tôi tìm đến những khu xóm trọ tồi tàn, những khu ký túc xá ngổn ngang và bừa phứa, nơi có rất đông người công nhân nghèo sinh sống, trí óc chợt lóe lên với cái ý định được một bữa no thì hạnh phúc xiết bao.

Lúc này, ngay chính lúc này thôi, khát vọng được thay đổi số phận được thỏa mãn tức tốc hơn là sự giàu có và thịnh vượng tột cùng. Tôi bới tìm một vài mẩu bánh mì trong các thùng rác đặt cạnh khu xí nghiệp, đi dò dẫm trên các con đường nhỏ trong khuôn viên xa lạ với hàng ghế đá nhẵn thín, xung quanh là những tòa nhà xếp sít nhau ngay ngắn, với các ống thông gió, các cột thu lôi nom cứ vươn dài ra mãi, và rất có thể chính chúng đã gợi cho tôi một sự tò mò nhất định đến nỗi chẳng muốn rời đi.

Hẳn là điều này sẽ đem lại cho tôi nhớ đến hình ảnh nơi quê nhà với sự khác lạ và thân quen quá đỗi. Tôi được làm quen với những con người có thân phận như tôi. Họ lịch duyệt, bao giờ cũng sẵn sàng đón tiếp tôi, vì lý do ý nhị, họ chẳng bao giờ muốn thổ lộ một sự thật là sự có mặt của tôi khiến họ trở nên vui vẻ. Lạy Chúa, ngay lúc này tâm hồn của tôi như đang được nuôi dưỡng trong một gia đình rộng lớn toàn những người yêu thích lao động và giàu lòng trắc ẩn, với những gương mặt nom bao giờ cũng đầy vẻ lạc quan.

Sau sự miêu tả đó có thể hiểu được rằng - như ai đó, sự sống nảy mầm từ cái chết, hạnh phúc hiện hữu từ trong khổ đau. Ở đời này, không có bước đường cùng, không có những ranh giới, chỉ có điều là người ta có dám can đảm đứng lên để thay đổi nó hay không, theo chiều hướng ngược lại...

Chiêm nghiệm từ trong luận điểm ấy có thể đi đến một kết luận xác đáng, không có gì vinh quang hơn trong cuộc đời này là lao động...

Đêm đêm, trời mưa rả rích, gió về giật từng cơn. Nó rống rít trong những gian phòng trọ, những quán ăn tiêu điều và những ký túc xá thưa thớt bóng người, dội vào vòm ô cửa ván ghép của các dãy nhà hoang vắng. Cái sức mạnh mà nó mang đến, khiến bụi bay mịt mù, rác cuộn lên khỏi mặt đất, ném vào những khoảng sân tơi tời và dồn đuổi nhau, đùa giỡn nhảy qua nhảy lại, đua nhau chạy suốt đến tận đường chân trời.

Dường như đời sống ở đây đang chào đón mùa thu tìm tới, thảng thốt trốn chạy không gian trống vắng mà cơn lốc tố có thể trùm lên toàn bộ khu xí nghiệp suốt ngày đêm. Cả bầu trời như nặng trĩu một bể nước. Mưa lây phây, chẳng bao giờ ngừng nghỉ. Các hàng cây lưu niên, như thân già lụ khụ và những chiếc xe chở hàng nằm sõng soài phía những phân xưởng cũng không làm mất đi không khí lao động sôi nổi ở nơi này.

Tôi bước vào phân xưởng đã quá nửa đêm và đôi mắt bơ phờ vì cứ phải tập trung vào các sản phẩm điện tử liên tục, trông ai cũng mệt mỏi và uể oải... Cảnh phân xưởng im lìm quá, kín đáo, các phụ kiện điện tử bày la liệt trên bàn, trên mặt đất nom như một công trường ngổn ngang, hỗn độn. Ba bề bốn bên không một tiếng động, cửa từ lớp lớp dày đặc được đóng kín, bảo vệ nghiêm ngặt, hình như nhịp độ lao động càng tăng dần, chẳng bao giờ nghĩ còn có thời gian rảnh rỗi, và nỗi vất vả dường như cũng tan biến.

Hồi ấy tôi mới độ hai mươi tuổi - thời thanh xuân đẹp nhất của cuộc đời tươi trẻ và đầy sức sống.

Tôi làm việc suốt ngày đêm, không ngớt, không bao giờ cảm thấy mệt mỏi. Vậy mà ngay cả trong lúc tăng ca dù có lúc đói lả rã rời, tôi vẫn thấy như được an ủi, và tôi nhìn đâu đâu cũng cảm nhận được một niềm hạnh phúc ngỡ ngàng, khoác chiếc áo bảo hộ lao động phủ kín toàn thân, mồ hôi ướt sũng, bó sát thân mình lúc nào cũng rủ xuống. Tôi cũng chẳng buồn nghĩ tới chuyện đó nữa làm gì. Dường như các bạn công nhân đang dùng mọi sức lực để tạo nên những sản mới.

- Bạn đang làm gì thế? - Tôi ngó sang bên cạnh và hỏi.

Cái gương mặt đó tươi vui và chẳng có chút gì tỏ ra mệt nhọc. Giờ đây, khi chúng tôi đang làm việc miệt mài và tất cả mọi người đều dồn hết sức lực vào sản phẩm, đầy nhiệt huyết, tôi mới nhận thấy đó là một điều ý nghĩa trong quãng đời tuổi trẻ của mình, trong lòng tôi có một cảm giác là lạ; nhưng chẳng bao giờ tỏ ra nuối tiếc về những chuyện đã qua, mặc dù áp lực công việc lúc nào cũng đổ dồn lên hai vai hay hai bán cầu não: Tay đầy vết bầm tím, chân tụ máu vì phải đứng quá lâu, còn đôi mắt thì lúc nào cũng rũ xuống như muốn ngủ, thậm chí phải làm từ ngày này qua ngày nọ, tháng này qua tháng khác mà hiếm có khi nào nghỉ. Sự hài hòa này trong đời sống chúng tôi là công trình của một kỹ sư trong việc kiến thiết các công trình đầy sáng tạo.

Cô nữ công nhân nhìn tôi và vẻ mặt bao giờ cũng ngự trị một niềm tin sâu kín... Cô nhanh tay làm sạch phụ kiện điện tử, sửa lại một vài chi tiết trong đó, nắn chỉnh, và nói như an ủi:

- Hình như anh cũng mệt phải không?... Không, chúng ta hãy tập trung vào công việc. Trong mỗi sản phẩm là đã có một niềm vui - Cô hướng ánh nhìn về phía các phụ kiện điện tử - gian phòng này vẫn còn làm việc...

Tôi bắt đầu chuyển sang tập trung vào sản phẩm khác. Cô nhìn tôi có vẻ như muốn hỏi, rồi tiến gần đến bên tôi cùng làm tiếp.

Tôi chìm vào trong đống sản phẩm với đầy rẫy dây tai nghe điện thoại, loa, phụ kiện lắp ráp. Bây giờ, tôi không còn buồn nhớ tới những áp lực, quy định nặng nề, tới lương bổng, chế độ nghỉ ngơi và tất cả những gì mà những người làm thợ cho rằng, bất cứ lúc nào trong đời sống lao động cũng cần có hay không. Đúng lý ra thì tôi phải thừa nhận rằng, tôi nên tập trung vào công việc nhiều hơn để quên phắt đi nỗi mệt nhọc ngự trị trong mình, tôi chỉ nghĩ tới một điều duy nhất lúc này là làm sao hoàn thành mỗi công đoạn trong từng sản phẩm ấy.

Đêm đã khuya. Bóng tối trùm lên toàn xí nghiệp và nhịp độ lao động mỗi lúc một trở nên hối thúc chúng tôi. Tiếng máy chạy mỗi lúc một mạnh hơn, các sản phẩm chảy trên mỗi băng chuyền mỗi lúc một nhiều hơn và dày đặc hơn... Tiếng bước chân của người gác đêm vọng lên vội vã...

- Phân xưởng còn người không? - Người phụ việc của quản đốc thẽ thọt nói. Tôi không hiểu cô cần điều gì nên cúi đầu im lặng.

- Tôi bảo này, phân xưởng có gì mới không? Nếu chưa hoàn thành sản phẩm thì nhọc công vô ích. Mỗi sản phẩm hoàn thành ở đây là những bàn tay được ngơi nghỉ... làm thế nào hoàn thành công đoạn đó? Tốt hơn hết là xếp lại ngăn nắp, cái tai nghe điện tử kia cũng dễ dàng thôi...

Trong suy nghĩ mỗi người thợ chúng tôi, bao giờ cũng nảy sinh sáng tạo, vậy mà, như các bạn thấy đấy, ngay cả khi công việc một ngày khép lại, những ý nghĩ mơ hồ như vậy vẫn thi thoảng dội về trong trí óc đêm đêm. Tôi bao giờ cũng coi trọng và ấn tượng những ý nghĩ sáng suốt và dường như những cố gắng, những nỗ lực, những cống hiến lúc nào cũng được đền đáp xứng đáng.

Đắm mình trong phân xưởng, tôi tìm thấy hạnh phúc trong cuộc đời mình. Những công việc ấy, mỗi giây mỗi khắc trôi qua, thấm thoát qua từng sản phẩm, và rồi đây, người bạn công nhân, người cùng tôi đồng hành trong mỗi công đoạn sản phẩm, tổ truyền đã uốn nắn tôi như một thầy giáo dạy kỹ năng và nút bấm tai nghe điện tử này qua nút bấm tai nghe khác được thao tác như một dây chuyền thiết kế tự động. Cả phân xưởng vọng lên cái không khí lao động như chưa bao giờ hơn thế.

- Ồ, anh đã làm được và chúng ta đã làm được!

Một lời khen thầm kín của nữ quản đốc xinh xắn đối với tôi mà nó chẳng có gì quý hơn cả ngàn lời ca tụng ngoài kia, dù mỗi người phụ nữ nhỏ nhắn đó tài năng bằng tất cả những người trong phân xưởng cộng lại. Có những lúc tôi không được lịch duyệt, có những lúc tôi còn lơ đễnh trong công việc, chính vì lẽ đó mà tôi lúc nào cũng đón nhận lời khen, lời động viên của nữ quản đốc như một cái gì ân huệ, tôi thẹn thùng hỏi cô mà chính tôi sau này biết rằng, mình không nên hỏi:

- Cái này có được lắp ghép như thế không?

Chất giọng đặc sệt ngữ điệu địa phương, cô bắt đầu liệt kê ra những thứ mà cô cho là chúng có ý nghĩa với tôi cũng như mọi người.

- Một sản phẩm điện tử này... cách lắp ráp thế kia... cái tai nghe... cái dập ghim này...

Hầu hết những thứ đó được dùng trong dây chuyền sản xuất. Tôi luôn luôn cảm nhận rõ rệt có một sự khó khăn nào đó vẫn đến trong mỗi người. Từ phía cuối tổ chuyền, đột nhiên một người công nhân lên tiếng:

- Ồ, đã hoàn thành rồi!

- Ai là người tiêu biểu nhất?

- Tai nghe điện tử vuông... tai nghe điện tử tròn... mỗi thứ mỗi hình dáng chuyển động qua lại... trên tay mỗi người, từ băng chuyền này tới băng chuyền khác!

Chiếc tai nghe điện tử lăn thành vòng tới cuối băng chuyền và cứ mỗi lúc, nữ công nhân thành thục của tôi đón lấy như nâng niu. Tôi lấy một sản phẩm khác, ngắm nghía chúng, rồi khẽ đặt xuống chuyền cho nhân viên khác.

- Nào, đưa tôi thứ đó đi... chúng ta nên nhanh hơn nữa. Ta không có thời gian nhiều đâu?

- Có bạn tôi quan sát khắp cả căn phòng làm việc trong tranh tối tranh sáng... Ngoài kia trời vẫn tối mịt, âm u, tan lãng... Bỗng một chiếc xe chở hàng vào kho... ta đã sẵn sàng chưa nhỉ?

Nhanh nhanh! - Và tất cả chúng ta mỗi người một tay, vừa bước vừa nâng các thùng hàng, chất lên khoang xe... Không mưa, không nắng không có gió, chỉ có tiếng của cuộc sống lao động tràn trề, đầy vẻ tự tin, chẳng lúc nào tĩnh lặng. Hẳn là một người phu khuôn vác nào đó trong một thân hình lực lưỡng nhảy chân sáo nâng các thùng hàng khỏi mặt đất, thấy cả một thanh xuân trở lại, và cả chúng tôi nữa, những người trong phân xưởng, nhân viên của toàn xí nghiệp của cuộc sống ấy...

Tiếng chuông cảnh báo làm rung động tâm hồn mỗi người mạnh đến nỗi tôi vẫn không thấy có gì ám ảnh và cô nữ công nhân ngồi cạnh tôi cũng không cảm thấy mệt nhọc trong vị trí làm việc này.

- Tên cô là vì vậy? - Tôi không hiểu mình đang nói điều gì.

- Thùy Trang! - Cô đáp, tay vẫn vân vê sản phẩm. Tôi từ phía ấy nhìn cô, trái tim tôi thắt lại, như không thở được nữa. Tôi nhìn khắp cả căn phòng làm việc trước mắt và cảm thấy số phận của mình như được chở che với tôi và mọi người trong một cuộc sống bí ẩn, lạ lùng...

Gió vẫn không ngớt đập vào khung cửa, tiếng máy ầm ào gợi lên một cuộc đời lao động lớn. Gió thi thoảng rống rít, lùa qua then cửa từ, lọt qua tấm rèm buông hờ tạo nên một cái gì mơ hồ lắm, các sản phẩm vẫn đều đều, trôi chảy và mạch lạc, truyền từ này người này sang tay người khác một cách nhịp nhàng. Không gian vẫn lặng lẽ và im bặt, gợi lên một cái gì đó buồn lắm, áp lực công việc có lúc tưởng như không chịu nổi, khiến chúng tôi ai cũng muốn nghỉ ngơi, khiến chúng tôi có lúc như muốn đào thoát khỏi nơi này, nhưng trong ý nghĩ sâu xa, vẫn cứ phải ký thác đời mình vào nó.

Một trận mưa rào gội rửa hàng cây trước phân xưởng, và phía trong gian phòng có một tiếng thở dài não ruột và nặng nề đến nỗi muốn thay đổi cuộc đời mình bắt đầu từ đó và ánh đèn phản quang vẫn chiếu sáng, lạnh lùng và ấm áp. Có bóng người nào đó đi nhanh ngang qua ô cửa từ, nom giống hệt một vị giám đốc và cất tiếng gọi thì thầm như muốn trò chuyện.

Nơi làm việc của chúng tôi luôn có đầy đủ tiện nghi, rộng rãi, sạch sẽ, thơm tho, những giọt nắng bóng bẩy lọt qua lớp cửa từ đầy kiêu hãnh, gió vẫn không ngớt gào gọi. Chúng tôi vẫn ngồi đó, mắt không rời sản phẩm một khắc. Có lúc tôi cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi rã rời. Thùy Trang không dám tựa lưng vào chiếc ghế, ngồi trong tư thế nghiêm trang. Hai tay gắn chặt sản phẩm và đầu gối buông lỏng, nữ công nhân nhìn vào chiếc tai nghe điện tử, mắt không lỡ rời đi. Cả gương mặt cô lúc này là một sự phản ánh đẹp đẽ của tình yêu lao động, những vết chai sạn trên khuỷu tay không làm cô trở nên mờ nhạt ở vị trị này.

Nữ công nhân không động đậy, còn tôi chẳng cảm thấy một sự khó chịu nào và thái độ im lặng của cô vẫn nổi bật, tôi và cô trở nên thân thiện, vì vậy tôi càng muốn gần gũi với cô nhưng không biết dùng lời nào để mở đầu câu chuyện.

Cô mở lời trước:

- Cuộc đời công nhân thật là đẹp!... Cô nói rành rọt, rõ từng âm tiết, giọng biểu lộ một niềm tin sâu sắc. Nhưng tôi không nghĩ đó là lời ca thán, than vãn. Tiếng nói quá đỗi ấm áp ấy không có chút gì là buồn bực cả. Cô lúc nào cũng dùng mọi tâm trí để suy nghĩ, suy nghĩ, sáng tạo và sáng tạo và, luôn dành thời gian cho công việc mà cô nhận thức được nó, cái hạnh phúc mà tôi không sao diễn tả nổi, vẫn chẳng có mâu thuẫn nào với chính mình. Bởi vậy, tôi im lặng. Còn cô, đôi lúc vẫn để ý đến tôi như một mối tình sắp đặt.

- Giá mà được làm việc mãi như thế này... Thùy Trang bỗng dưng lên tiếng, lần này cô nói nhẹ nhàng và trầm ấm, lần này giọng nói của cô vẫn không có chút gì tỏ ra mệt mỏi, ca thán. Rõ ràng đó là những suy nghĩ rất thật về cuộc sống, chính cô đã nhìn thấy điều ấy trong con người mình và bình tĩnh đi tới chỗ tin tưởng rằng, để hướng về một cuộc sống đủ đầy, chẳng có cách nào khác hơn là: “Phải làm việc bằng tất cả nỗ lực”.

Tôi không bao giờ tỏ ra ngỡ ngàng về những suy nghĩ có phần rành mạch ấy, tôi cảm thấy việc tuân thủ theo những quy định có phần nghiêm ngặt và khắc nghiệt ở đây cũng thật tốt cho bản thân... mà điều đó cũng thật tốt cho mỗi người công nhân, nhất là cô ta có lúc tỏ ra đôi chút mệt mỏi. Tôi tập trung vào câu chuyện mà cô nói:

- Có ai áp đặt cô không? - Tôi hỏi vì không nghĩ ra được một điều gì khôn ngoan hơn thế!

- Quản đốc chứ còn ai... Cô nói có chút gắt gỏng, giọng buồn buồn.

- Nhưng người ấy là ai?

- Người yêu... giữ vị trí quản lý phân xưởng.

- Anh ấy áp đặt lên cô sao?

Rồi, đột nhiên, cô tiến lại gần tôi, bắt đầu kể về mình, về cuộc đời mình, về quản đốc, về mối quan hệ giữa chúng tôi trong một tập thể toàn những người yêu mến. Cô là “một trong những người công nhân chịu nhiều gánh nặng”, còn anh ta, lúc bấy giờ là một chàng kỹ sư quê mùa, gương mặt trẻ trung, bộ ria mép màu hung hung tối, có sở thích yêu âm nhạc. Những ngày rảnh rỗi, anh ta thường tìm đến “xóm trọ” của cô, và cô cảm mến anh ấy vì sự hài hước, vui tính, phong thái chỉn chu và bao giờ cũng ăn mặc ngay ngắn.

Anh ấy có một chiếc xe Hon-đa đời mới trị giá 20 triệu đồng và đồng hồ đeo tay. Vì thế mà cô mê anh và anh trở thành "một nửa" của đời cô. Họ sống bên nhau ấm áp ở khu xóm trọ nghèo, chia nhau từng bát cơm, nhường nhau từng bộ quần áo, giúp nhau những việc nhà. Đôi lúc anh cũng tỏ ra lạnh nhạt với cô, thậm chí nóng giận, hững hờ, nhưng tình yêu trong họ bao giờ cũng bền chặt.

Ở khu xóm trọ ấy, những người cùng sống đều bảo rằng họ là một cặp đôi trời sinh, một hình mẫu lý tưởng mà không phải môi trường tập thể nào cũng có được. Nhưng nếu chỉ thế thôi thì chưa hết; họ còn thay phiên nhau "tăng ca" để có thêm thu nhập.

- Tuy bảo rằng cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng chẳng có hạnh phúc nào hơn thế được? Tôi có lúc cảm thấy phát ghen với niềm hạnh phúc mong manh ấy của họ. Có một lần, tôi xin phép quản đốc phân xưởng nghỉ vì cảm thấy có chút trục trặc với sức khỏe. Tôi đến ngôi nhà họ ở, thấy căn phòng nhỏ bé, đồ đạc ít quá, con cún con ngồi ở đó, một cuộc sống giản dị, một ngôi nhà mơ ước, điều ấy khiến tôi cảm thấy dâng lên trong mình một sự thán phục ghê gớm.

Tôi nói với anh ta: “Hạnh phúc, anh là một người may mắn, trong cuộc đời này!”. Anh ấy nắm tay tôi rất chặt, ôm chặt, như an ủi... Cuộc sống công nhân chỉ có thế! Nhưng còn phải bươn chải và phấn đấu nhiều nữa. Làm sao có thể thay đổi được bây giờ? Tôi sẽ vì điều đó mà tập trung làm việc? Anh ta đưa cho tôi một bộ quần áo lao động, có vài chỗ bị rách, áo tay, cánh tay vẫn còn nguyên vẹn. Anh đưa cho tôi cả một đôi găng tay nữa... Trời ơi! Tôi biết làm sao cảm ơn ân huệ này bây giờ? - Đột nhiên cô kêu lên, tiếng nói đồng cảm, truyền cho tôi một nhiệt độ cảm xúc nồng nàn không biết bao nhiêu mà tả xiết.

Cảnh lao động trên phân xưởng, mỗi lúc một nhanh hơn và cường độ mạnh hơn. Tất cả mọi người, trong đó có tôi lại bắt đầu cảm thấy phấn chấn. Cô nữ công nhân dùng hết lực, xâu lại những sản phẩm đưa cho mỗi người và cho tôi nhanh đến nỗi tôi có cảm giác rằng những sản phẩm đó đi xuyên qua không gian, thời gian, đi qua các lớp cửa từ dày đặc ấy.

- Đời người công nhân toàn những lo lắng. Tôi muốn mọi người thoát khỏi mệt nhọc, làm cho tất cả mọi người thoát khỏi đói nghèo và được sống đủ đầy. Nếu có một điều ước nhỏ nhoi trong cuộc đời thì tôi sẽ ước lương của họ cao hơn, được chăm sóc tốt hơn, chứ chẳng thèm một sự thương hại vờ vịt nào đó.

Những giờ làm việc... ngày càng dày, đều đặn, hăm hở như những ngày hội lớn, nhưng chẳng có ai ca thán, tỏ ra mệt nhọc mà bao giờ cũng muốn tăng ca nhiều hơn thế nữa, để có thể thu nhập chăm lo cho mình, cho gia đình và thêm một hộp sữa cho con nhỏ. Bây giờ mỗi người đều đến làm việc, đông như không thể đông hơn được nữa, nó là niềm hạnh phúc, an ủi vĩnh hằng trong cuộc đời họ.

Không một người nào ca thán, không có ai chống đối hoặc tỏ ra mệt mỏi, giận dữ: Tôi không cảm thấy có chút gì là tỏ ra tức tối “những bài ca lao động tuyệt vời”. Nói chung, nữ công nhân tỏ ra điềm nhiên, giọng nói đầy sự ủng hộ, cái chất giọng quê mùa ấm áp, đều đều, nhưng những điều đó tác động đến tôi mạnh mẽ đến nỗi còn hơn các cuốn sách và những bài diễn văn hùng tráng, giàu tính chiến đấu và có sức thuyết phục lạ kỳ, mà trước đó, sau này, cũng như cho đến tận hôm nay...

Tôi đã từng được nghe và đọc thuộc mỗi ngày. Bởi vì, các bạn có biết không, nỗi cơ cực của một người công nhân bao giờ cũng đến từ sự tự nhiên phấn đấu rõ ràng và công việc cao cả mà họ làm dễ gây xúc động mạnh hơn nhiều so với những gì được người ta miêu tả và nghệ thuật của sự tưởng tượng.

Tôi cảm thấy có chút khó chịu trong người, chắc vì phải ngồi quá lâu trong phòng kín, hoặc không chịu được mùi điều hòa bay lửng lơ trong không trung. Tôi khẽ kêu lên, hai hàm răng va đập vào nhau như gió quấy.

Lúc đó, chính lúc đó thôi, tôi cảm thấy đôi bàn tay nhỏ bé lạnh giá của cô như chạm vào tâm hồn tôi. Một bàn tay đặt lên ngực, lên cổ, tay kia sờ lên trán, lên mặt, đồng thời với cái giọng lo lắng, an ủi, âu yếm của cô khẽ hỏi:

- Anh bị làm sao thế?

Tôi, vào lúc đó, đã nghĩ rằng có một người nào khác hỏi tôi, chứ không phải Thùy Trang, cô gái vừa tuyên bố rằng, đời sống công nhân là một sự đọa đày và cô cầu mong cho những ai đang làm việc ở đây luôn luôn có sức sống, mắt sáng, tay cứng, chân vững, để hoàn thành các sản phẩm mang đầy tính sáng tạo và khó hiểu. Nhưng cô nói nhanh và thúc giục:

- Anh làm sao thế? Lạnh phải không? Có cần uống nước không? Ồ, anh lạnh thật! Được rồi, hãy cứ ngồi im trong tư thế này nhé... Chờ thêm chút nữa? Đáng lẽ phải báo cho quản đốc biết là từ lâu anh cảm thấy mệt chứ... Nào, nằm xuống đất... hai tay thả lỏng... Tôi cũng sẽ nằm xuống... Nào, bây giờ thì hãy nắm chặt tay ôm lấy tôi... gần chút nữa nhé, thế đấy! Giờ thì hẳn là anh đã thấy ấm lên chưa, rồi chúng ta sẽ được nghỉ chứ... miễn sao cho qua đêm nay... Sao, không cần tăng ca nữa hả? Muốn nghỉ việc phải không?... Không hề hấn gì!...

Cô nói như an ủi tôi... Cô khuyến khích tôi, động viên tôi, lời nói nơi cô giống tỏa ra một nhiệt lượng khiến tôi như muốn chìm vào giấc ngủ.

Làm công nhân mới thật hạnh phúc biết bao! Thật tự hào cho chúng ta biết chừng nào? Các bạn phải phấn đấu lên chứ? Hồi ấy, tôi thực sự quan tâm đến số phận của mỗi người thợ, mơ ước làm giàu cho xí nghiệp, nhà máy, công ty, xã hội, mơ ước cải thiện các khoản thu nhập, lương bổng, ít tăng ca, có thêm nhiều phúc lợi mà khát khao mạnh mẽ đến nỗi hẳn là còn muốn đời sống của mỗi người công nhân trở nên giàu có, đủ đầy - chính lúc ấy tôi đang cố gắng bằng mọi cách để chuẩn bị cho mình “trở thành một lực lượng tiên phong lớn của nước nhà”, ấy thế mà cô nữ công nhân vẫn có một cuộc sống dưới mức đói nghèo, bị quát nạt, bị đuổi ra khỏi phân xưởng, bị thất nghiệp không chỗ đứng trong cuộc sống và bị khinh rẻ nay đã lấy thân thể mình sưởi ấm lòng tôi, còn tôi thì nghĩ tới việc giúp cô như một người tốt bụng, mà nếu như có nghĩ tới thì chưa chắc tôi đã giúp gì cho cô.

Tôi luôn sẵn lòng cho những chuyện có thể xảy đến trong một giấc mơ đời thợ, vất vả, khó khăn, vất vưởng, thiếu thốn...

Nhưng chao ôi! Tôi đã không hề nghĩ như vậy được, bởi vì những áp lực bộn bề vẫn dội xuống thân tâm mỗi người, và tôi, bởi vì trên mỗi phân xưởng mỗi người gắn chặt tay vào sản phẩm điện tử, nhiệt huyết sôi nổi của mỗi người trở nên mạnh mẽ, lòng nhiệt huyết tuy có chút trùng xuống nhưng chẳng bao giờ tắt... cho tôi thêm phần hạnh phúc và củng cố vững chắc một niềm tin là ngày mai sẽ trở nên đầy đủ.

Phân xưởng nhà máy vẫn sáng đèn, sáng điện, các sản phẩm điện tử vẫn chạy trên băng chuyền, từ tổ chuyền này sang tổ chuyền khác, một người làm việc bằng hai, tay gần tay, mắt gần mắt, tất cả chúng tôi làm việc như quên hết ngày mai, nguyện gắn chặt đời mình vì sự phát triển, vẫn làm việc như thể chẳng có khó khăn nào lay chuyển nổi. Tất cả đều hiển hiện ở nơi đây và tôi tin chắc rằng, chưa có ai muốn bỏ cuộc dù cái áp lực nặng nề và khắc nghiệt với bao thứ lo lắng như cái sự chạy đua với cơm, áo, gạo, tiền.

Thùy Trang vẫn ngồi đó, như một pho tượng, không nói gì. Cô nói với một tình cảm chắc chắn và âu yếm, chỉ công nhân chúng ta, mới có thể có một ý chí nhiệt huyết đến như thế! Những lời lẽ có phần ngây thơ và trìu mến của cô gái nhen nhóm lên trong tôi và tất cả mọi người trong phân xưởng một ngọn lửa yêu nghề da diết và một cái gì đó dội về chảy tràn trong tim tôi.

Nghĩ về tương lai huy hoàng phía trước, lúc bấy giờ nước mắt tôi tuôn xối xả, rửa sạch mọi khó khăn, tị hiềm, buồn bực, áp lực, giận giữ, nổi loạn và trốn chạy tích tụ trong suy nghĩ tôi, trong trái tim mỗi người trước mỗi ngày, mỗi giờ làm việc. Thùy Trang an ủi tôi:

- Thôi được rồi, mọi chuyện rồi sẽ qua, đừng cố tạo áp lực cho mình, anh bạn thân mến ạ! Đủ rồi, Chúa sẽ phù hộ cho anh, cho chúng ta, rằng chúng ta sẽ bước qua khó khăn, sẽ lại có thêm việc làm... Cô còn nói nhiều câu khác thí dụ như thế!

Và vẫn an ủi tôi nhiều, không so đo, không tính toán thiệt hơn, nồng nhiệt, sôi nổi... Đó là những món quà tuyệt đẹp, như ân phước, như một nụ hôn đầu đời của người phụ nữ ban tặng mà cuộc sống đã ưu ái tôi, những giây phút hạnh phúc nhất, bởi vì tất cả những khoảnh khắc được làm việc trên phân xưởng đều đáng trân trọng và hầu như chẳng có một nơi nào trên đời này tôi được gặp.

Thôi đừng lo lắng nữa, anh chàng yếu mềm của tôi ơi! Ngày mai tôi sẽ tăng ca giúp anh, nếu anh không có tiền lương, không có chỗ nương náu... Tôi nghe thấy tiếng thì thầm chầm chậm như vừa trải qua một giấc mơ đẹp... Chúng tôi cùng làm việc trên phân xưởng cho đến sáng rõ mặt người.

- Khi trời sáng, ánh bình minh ló rạng, chúng tôi rời khỏi phân xưởng, trở về ngôi nhà trọ thân thuộc... rồi chúng tôi nấu cho nhau ăn vài món ăn đạm bạc để đủ an ủi lòng nhau như một gia đình họp mặt, mặc dù trong suốt thời gian cùng làm một công ty, tôi đã bị chính đức hạnh cô cảm hóa, cô Thùy Trang đáng yêu và có duyên ấy, cô gái đã từng vỗ về tôi, dành cho tôi một ân huệ trong ngày đầu đi tìm việc, vào quãng đêm thu mà tôi đã có cơ duyên gặp được.

Nếu như sau này cô không còn làm việc ở đây nữa - ấy là sự nuối tiếc cho cô - thì tôi, ở đây, trong lúc này, cầu cho cô có được một gia đình hạnh phúc. Nếu cô còn làm công nhân: Cầu cho tâm hồn cô được neo đậu vững chắc nơi cuộc sống còn thiếu thốn này. Mong sao những ý nghĩ nông nổi, những áp lực công việc nặng nề, những mưu toan rối ren không bao giờ còn làm phiền đến tâm hồn cô... Bởi vì đó là hình mẫu lý tưởng về người công nhân chân chính - bài ca lao động đẹp nhất về lực lượng tiên phong của nước nhà.

Vũ Minh Phúc
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Màu xanh hoài niệm

Nguyễn Thị Nguyệt |

Quỳnh cho con ăn trong khi bé Phúc vẫn đang mải chơi xếp hình.

Truyện ngắn dự thi: Một gia đình thợ mỏ

Nguyễn Thanh Bình |

Từ quê lúa ra đất mỏ cái gì Nhàn cũng thấy lạ lẫm và thích thú, từ dòng suối nước trong veo cuồn cuộn chảy mà vẫn nhìn rõ những viên đá cuội đủ màu sắc dưới lòng suối, rồi đến những quả đồi như bát úp được phủ kín những dãy nhà tập thể công nhân với mái ngói đỏ tươi nhấp nhô tầng tầng, lớp lớp như những thửa ruộng bậc thang kéo dài từ dưới thung lũng lên tận đỉnh đồi, xa hơn kia là những dãy núi trùng điệp bao quanh Mông Dương.

Truyện ngắn dự thi: Trầm tích trên da

Nguyễn Duy Chuông |

Hắn kéo hết ga, tiếng rung lắc của mấy vòng sắt treo ở móc sau yên xe, phát ra tiếng kêu lèng xèng, tạo nên một thứ âm thanh nghe chói tai, vào cái giờ mà mọi người chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, sau một ngày lao động. Thật là khó chịu... Gần như ngày nào cũng vậy, chẳng ngày nào mà kết thúc xong công việc, hắn về nhà ngay. Tới lúc bước chân vô nhà, thì hắn đã xỉn bèo nhèo. Rồi! Bữa nay cũng...! Lại xỉn rồi chứ đâu!...

Nghỉ lễ 30.4 du khách từ Hà Nội đi đâu không lo vé máy bay đắt đỏ?

Đan Thanh |

Kỳ nghỉ lễ 30.4 kéo dài 5 ngày, du khách vẫn có một chuyến du lịch tuyệt vời mà không lo vé máy bay đắt đỏ, khi đến với Sơn La, Quảng Ninh, Thanh Hóa...

“Tuýt còi” vụ bùn nạo vét lên được đổ thẳng xuống ao hồ

PHÚC ĐẠT |

Đại diện Phòng Tài Nguyên và Môi trường TP Huế cùng các bên liên quan khẳng định, bùn thải được nạo vét lên từ công trình khơi thông hói (kênh) Phát Lát (TP Huế) được kiểm nghiệm không nguy hại môi trường mới được đổ thẳng ra ao hồ, tuy nhiên, sau khi Báo Lao Động phản ánh, việc đổ bùn thải này đã được tạm dừng để kiểm định lại chất lượng bùn.

Liverpool thua Crystal Palace, Jurgen Klopp nói về khả năng đua vô địch của đội nhà

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Jurgen Klopp không thể giải thích được lí do, khi Liverpool có trận thua 0-1 trên sân nhà trước Crystal Palace.

Dự báo năm 2024 trong top 5 mùa bão khốc liệt nhất kỷ nguyên vệ tinh

Thanh Hà |

Theo các dự báo bão mới nhất, mùa bão năm 2024 là mùa bão khốc liệt thứ 5 trong kỷ nguyên vệ tinh kể từ năm 1966.

Khởi công cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu trong quý II/2024

Minh Nguyễn |

Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn qua tỉnh Hòa Bình có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng. Dự kiến trong tháng 4.2024 sẽ hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng và triển khai thực hiện các gói thầu theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Truyện ngắn dự thi: Màu xanh hoài niệm

Nguyễn Thị Nguyệt |

Quỳnh cho con ăn trong khi bé Phúc vẫn đang mải chơi xếp hình.

Truyện ngắn dự thi: Một gia đình thợ mỏ

Nguyễn Thanh Bình |

Từ quê lúa ra đất mỏ cái gì Nhàn cũng thấy lạ lẫm và thích thú, từ dòng suối nước trong veo cuồn cuộn chảy mà vẫn nhìn rõ những viên đá cuội đủ màu sắc dưới lòng suối, rồi đến những quả đồi như bát úp được phủ kín những dãy nhà tập thể công nhân với mái ngói đỏ tươi nhấp nhô tầng tầng, lớp lớp như những thửa ruộng bậc thang kéo dài từ dưới thung lũng lên tận đỉnh đồi, xa hơn kia là những dãy núi trùng điệp bao quanh Mông Dương.

Truyện ngắn dự thi: Trầm tích trên da

Nguyễn Duy Chuông |

Hắn kéo hết ga, tiếng rung lắc của mấy vòng sắt treo ở móc sau yên xe, phát ra tiếng kêu lèng xèng, tạo nên một thứ âm thanh nghe chói tai, vào cái giờ mà mọi người chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, sau một ngày lao động. Thật là khó chịu... Gần như ngày nào cũng vậy, chẳng ngày nào mà kết thúc xong công việc, hắn về nhà ngay. Tới lúc bước chân vô nhà, thì hắn đã xỉn bèo nhèo. Rồi! Bữa nay cũng...! Lại xỉn rồi chứ đâu!...