Cuộc thi viết về công nhân công đoàn

Không được viết

trần bá hải |

Nhận được thông báo từ tòa soạn mà Hoàng mừng quýnh. Vậy là bài viết của hắn cuối cùng cũng được báo chấp nhận đăng lên. Chính xác đó là một truyện ngắn, cái thứ đã khiến hắn mất bao thời gian và công sức suy nghĩ đến nát cả óc, rồi soạn thảo, sửa đi sửa lại, đánh máy muốn mòn cả mấy đầu ngón tay.

Văn học về công nhân, công đoàn trước vận hội mới

Mi Lan |

Cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn và người lao động giai đoạn 2021 - 2023 do Báo Lao Động tổ chức, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam được đánh giá là bước ngoặt lớn, đánh dấu vận hội mới, tầm vóc mới cho dòng văn học này trên văn đàn Việt Nam.

Nhà văn Dương Hướng: Với văn chương, dưới mọi lớp vỏ chữ nghĩa phải là thân phận con người

Mộc Uyển (thực hiện) |

Dương Hướng là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học hậu chiến Việt Nam. Hiện ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi - Hội Nhà văn Việt Nam. Trong không khí năm mới Giáp Thìn, phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với ông về dư âm phía sau cuộc thi “Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, Báo Lao Động phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Trong cuộc thi này, nhà văn Dương Hướng tham gia Hội đồng giám khảo chung khảo.

Cây xương rồng Nguyễn Trí

HÀ ANH CHIẾN |

Nhà văn Nguyễn Trí chia sẻ, tác phẩm “Hoa xương rồng” của ông đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác văn học về Công nhân - Công đoàn do Tổng LĐLĐVN và Báo Lao Động tổ chức, bởi ông có vốn quý là 5 năm rưỡi làm công nhân trong các nhà máy ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch (Đồng Nai)…

Truyện ngắn dự thi: Điều ước đêm giao thừa

Nguyễn Thị Trúc Ly |

Gần mười giờ, hai đứa nhỏ vừa ngủ, chị lại cặm cụi ôm bó lác và nhúng vội bó lục bình vào nhà, bật YouTube nghe bộ phim truyền hình Việt Nam “Tình yêu còn lại”, bộ phim chị đã xem từ hồi còn học cấp ba đến giờ hơn cả chục năm mà vẫn không chán.

Truyện ngắn dự thi: Nước mắt đàn ông

Vũ Trường Anh |

“Những khó khăn trong cuộc sống là điều không tránh khỏi. Việc cần làm là chọn cách thức để vượt qua” - L.O.Baird

Truyện ngắn dự thi: Hồn gốm

Nguyễn Thị Khánh Liên |

Từ tuổi bảy mươi, năm nào bà nội cũng làm một lọ gốm mừng sinh nhật. Bà làm với tâm thế đó là lọ gốm cuối cùng. Những lọ gốm bà làm được trưng bày trên chiếc kệ đầy bụi. Gần chục lọ.

Truyện ngắn dự thi: Chuyến xe Tết

Đinh Văn Luyện |

Chả còn mấy ngày nữa là đến Tết. Tết mà, phải vui chứ! Nhưng Tuấn cứ ngẩn ngơ, lạnh băng, chẳng có nhiều cảm xúc hân hoan như người ta vẫn nghĩ. Đôi khi nằm một mình trong căn phòng trọ bé xíu, chỉ hơn chục mét vuông, Tuấn như thấy cơ thể mình rệu rã. Cái thân thể rã rời đang trôi về chầm chậm với muôn vàn suy tưởng mông lung. Có lẽ vì nửa bánh mì tôm với nước lõng bõng đã được cơ thể Tuấn ngốn hết, nhưng phần nhiều thì hẳn là vì sự mỏi mòn đợi chờ.

70 năm văn học công nhân Việt Nam

Huyền Chi |

Không gian trưng bày “Sách văn học công nhân và những tác phẩm tiêu biểu đã được giải thưởng của Tổng LĐLĐVN, Báo Lao Động và Hội Nhà văn Việt Nam 1953-2023” giới thiệu những tác phẩm đã được xuất bản trong khoảng từ năm 1953 đến 2023 của các tác giả viết về văn học công nhân.

Trưng bày các tác phẩm văn học công nhân là hoạt động cần thiết và có ý nghĩa

Huyền Chi (thực hiện) |

Ngày 25.12 tới đây, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trưng bày các tác phẩm “Văn học công nhân và những tác phẩm tiêu biểu đã được giải thưởng” tại Thư viện Quốc gia. Tại đây, các tác phẩm đã giành giải trong Cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn sẽ được giới thiệu, lan tỏa đến công chúng. PV Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn Kiều Bích Hậu về vấn đề này.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Điểm cực hạn (phần 2)

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi "Điểm cực hạn" của tác giả Nguyễn Hiệp: Tôi hơi tiếc cho sự định hướng nội tâm một thời gian chưa rõ ràng lắm và quyết tâm hơi muộn màng này! Tôi vẫn là tôi nhưng vai trò Công đoàn, tình cảm Công đoàn đã giúp tôi hóa thân, thấu hiểu, nối kết và song hành cùng vô vàn mảnh đời kia. Họ cống hiến hết sức, tại sao chúng ta không hết lòng?! Tôi đã hơn một lần đặt câu hỏi ấy trong những cuộc họp nội bộ Công đoàn cơ sở, hỏi cũng chính là trả lời, là dứt khoát, là định hướng.

Truyện ngắn dự thi: Người giữ mỏ

Vũ Trường Anh |

Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.

Thằng Nhỏ đi hỏi vợ. Tôi chạy xe đưa họ nhà nó đi. Nó đi hỏi vợ tuổi mới vừa tròn mười bảy, vợ nó mười lăm. Ai cũng bảo, hỏi vợ chi sớm thế! Mẹ nó nói, nhà gái họ hối.

Truyện ngắn dự thi: Chim non ra ràng

Lệ Hồng |

1.
Tôi nghĩ ba đứa tôi không hẳn là tệ! Cái nghèo cái khó sẽ đẩy cái tình nương tựa vào nhau, ba đứa cộp lại thừa hai cha hai mẹ. Thì cũng đủ bộ đấy thôi, ngó ngang gọi mẹ cha một tiếng chả ai giật thột. Mặc nhiên chúng tôi như ruột thịt, học một trường, cùng nhau lập nghiệp quyết chí nuôi thân. Chín tuổi, mười tuổi lên bờ xuống ruộng, đầy dấu hằn và những nỗi buồn mất mát, nó cứ na ná nhau đi qua.

Truyện ngắn dự thi: Hồi sinh

Lê Tuyết Lan |

Nhung dắt tay Mi vào phòng làm việc và giới thiệu với các trưởng nhóm dưới cô. Hai cô gái đội chiếc nón khác với mọi người trong phòng nhìn Mi với đôi mắt sắc lẹm và không hề muốn giấu đi sự khó chịu của mình. Một trong hai người phàn nàn với Nhung rằng, Mi là người thừa thãi của nhóm kiểm hàng bên kia, tại sao Nhung đem về nhóm mình làm gì. Người còn lại cũng thêm vào rằng, chắc hẳn cô ta làm không được việc hay thế nào ấy, nhìn gương mặt lơ ngơ thể nào cũng lại gây phiền phức cho chúng ta.

Truyện ngắn dự thi: Chị Thoàn

Phạm Xuân Hậu |

Chị Thoàn nổi tiếng ở làng tôi vì một lẽ: Chị nghiện thuốc lào nặng mà lại có rất nhiều người yêu. Trong số những người yêu chị có vài người rất đẹp trai.