Truyện ngắn dự thi: Ông Thạc

LAO ĐỘNG |

Vợ chồng nhà Thạc chỉ là công nhân lao động phổ thông thuộc Công ty than nằm sát thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh). Ông bà chỉ có một mụn con gái. Thuở đất nước đang chiến tranh, con Nhuần vẫn lớn ù ù bằng miếng cơm độn mì mạch. Ông bà lần lượt về hưu thì nó lấy chồng. Thôi thì chịu đủ mọi vất vả, bà chết khi mới thấy mặt cháu ngoại vài tháng. Hai vợ chồng nó ở một gian nhà cấp bốn lụp xụp. Từ ngày vợ chết, ông Thạc một mình lui cui nấu nướng, nuôi sống mình bằng tiền lương hưu.

Mấy đứa cháu ngoại ông lần lượt ra đời. Bố mẹ nghèo. Công việc ổn định nhưng thu nhập chỉ đủ trang trải giá cả đắt đỏ ở thành phố. Chúng hay sang ông. Ông có ăn chả nhẽ để cháu nhịn. Thế là quen mui. Không mấy khi nhà ông vắng mặt cháu. Ăn xong, chúng kéo nhau về để lại mình ông trước một chậu bát đĩa. Bọn nó còn trẻ dại ấy mà.

Đất nội thành ngày càng đắt giá, ông càng mừng. Đất cát như vàng thế này, sau khi chết, ông cũng để lại con cháu một tài sản mà không phải ai cũng có. Nó không lớn bằng ai nhưng so những người tay trắng ra mỏ làm công nhân vẫn còn tốt chán.

Ông giữ nhà, giữ đất như muốn dành chút tài sản cho con cháu. Khổ nỗi người tính không được kín nhẽ. Đứa con gái, công việc bấp bênh. Các cháu bắt đầu đi học. Bao nhiêu tiền cung cấp cho chúng ăn uống, sinh hoạt cũng không đủ. Không mấy khi sang nhà con rể nhưng qua từng đứa cháu, ông cũng nắm được đầy đủ thông tin. Hôm rồi còn nghe đâu, chúng đua đòi cá cược, nợ đầm đìa. Không chừng tan nát cửa nhà mà còn mất mạng.

Cùng trong thành phố, nửa năm trời ông mới đến thăm nhà chúng một vài lần. Thương các cháu, ông chắt bóp tiền lương hưu ít ỏi dấm dúi cho con gái để chúng thêm cặp, cho cháu vài ba miếng ăn.

Sự việc nếu thế cũng bình thường và chẳng có gì đáng nói. Nhưng ở đời, hình như trời không muốn cho những người tử tế yên lành. Cô con gái độ này thường hay đến thăm ông. Cô khóc lóc, tự dưng mua cho ông hôm nửa cân thịt nạc, dịp dăm ba con cá, ngày mớ rau mớ củ. Vừa nấu nướng, cô vừa nặng nhẹ chê trách ông. Già rồi mà còn phải sống khổ. Cơm nấu một bữa ăn hai. Tiền đút túi mà làm gì. Không chịu bồi bổ sức khỏe chẳng nhẽ già rồi còn dấm dúi tí dấm tí mẻ mang tật bệnh vào người.

Thương con, ông chẳng nói nhiều. Tiền mua gạo, mua thức ăn, thỉnh thoảng cho đứa cháu đầu, đứa cháu thứ. Có hôm, khớp đau nhức, có tuần không ngủ được, có ngày, ngực tức như có người đè, có tối, dạ dày đau như người chọc hút... Lại chắt gạn lấy đồng tiền mua thuốc của mấy bà lang vùng cao.

Đứa con gái xui ông bán đất. Bố cứ bán phứt đi. Chúng con chuẩn bị xây nhà. Bố về ở với chúng con. Có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Chả nhẽ bố ăn mà chúng con nhịn. Chúng con ăn chả nhẽ để bố...

- Nghe nói nợ đầm đìa ra như thế! Lấy đâu mà xây nhà?

- Chuyện vặt ấy mà. Cháo húp vòng quanh, công nợ trả dần. Mọi việc đều xong tất.

Băn khoăn lắm rồi ông cũng phải bán căn nhà tuy nhỏ nhưng ở còn tốt chán và mảnh vườn hai trăm mét vuông. Cầm hơn tỉ đồng, ông thu xếp sang nhà vợ chồng chúng nó. Con rể con gái đón ông như đón người thân thiết từ sao Hỏa về. Ba hôm sau, ông gọi hai đứa vào, đưa ra bọc tiền:

- Đây là toàn bộ gia tài của tôi và bà ấy chắt bóp đã mấy chục năm. Giờ tôi giao lại cho anh chị. Tôi giờ ăn uống chả bao nhiêu. Bán nhà được tỉ mốt. Tôi đưa anh chị một tỉ. Số tiền còn lại, tôi chia cho mỗi đứa cháu hai chục triệu. Anh chị giữ cho chúng, gọi là của hương hỏa. Tôi giữ lại bốn chục triệu phòng khi trái gió trở giời.

Ông đưa cả số tiền cho hai người, chỉ giữ lại cho mình bốn mươi triệu.

Ăn ở vui vẻ được nửa năm, đứa con gái lân la ỏn thót, nằn nèo vay tiền bố. Ông nghe nó kể mà ái ngại. Đêm đêm, ông nằm trên giường, không ngủ được còn thở dài thườn thượt. Sáng dậy, ông chỉ sợ gặp đứa con gái đến phàn nàn, khóc lóc. Cuối cùng, cá chuối đắm đuối vì con, ông lại phải dúi cho nó bốn mươi triệu ấy.

Yên yên, chưa kéo dài được bao lâu, ông lại nghe tiếng khóc lóc của đứa con gái. Nó vừa mếu máo vừa nói với thằng chồng:

- Ông dạo này ăn uống cũng ít. Sổ hưu của ông, tôi cầm đây. Khổ thì vợ chồng cùng chịu chứ sao động tí là chửi mắng, ầm ĩ. Làng xóm người ta cười cho. Ông nghe thấy lại buồn.

Thằng chồng có lúc lặng im, có lúc bùng lên. Nó đã bùng lên thì trời còn bé. Thằng mất dạy ấy chửi tất cả tông ti họ hàng làng nước. Con vợ cũng không vừa. Mày đào mả ông cha tao thì tao cho mồ mả ông bà mày lộn tung lên. Không điếc nên ông nghe được. Lần đầu, ông khuyên nhủ chúng. Thằng chồng nghe xong, lầu bầu bỏ ra ngoài. Lần hai, lần ba, lần thứ x...

Con vợ thì đấm ngực thùm thụp, la như trời đất nhằm đầu nó ném vào bao nhiêu oan trái. Nó điên cuồng lục lộn, vứt ngay cuốn sổ lĩnh lương hưu hàng tháng ra trước mặt ông:

- Thật không biết bao giờ mới hết nợ cái nhà này. Đây sổ lương của ông đây. Ông cầm lấy. Tôi mệt rồi, không còn sức đâu mà hầu hạ bất cứ thằng nào con nào trong căn nhà này nữa!

Nó hằm hằm la lối, tức tưởi. Giận không để đâu cho hết, ông lặng lẽ cuộn lấy mấy bộ quần áo đầu giường, bỏ đi. Giá lúc ấy có ai chỉ đường về với tổ tiên, ông cũng lao theo chứ chẳng ngại.

Ông đến ở cùng nhà với ông già trong chung cư. Ông già này con giai đi thực tập bên tây rồi tìm cách định cư ở đấy. Vợ nó mấy tháng nay đã cùng thằng con chạy vạy giấy tờ gì đó, theo chồng. Vì đã biết hoàn cảnh của nhau từ trước, ông bạn cho ông ở nhờ. Nhà cũng rộng. Ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu.

Ông lúc nào cũng buồn bã, lủi thủi. Chỉ mấy ông cán bộ Công đoàn ngày còn làm với ông ghé đến. Các cháu đi học chẳng cần biết đến ông. Chúng non dại cả. Nhưng ông biết, từ ngày ông đi, cuộc sống của chúng dần dần khá hơn. Chúng học gần, học xa. Hàng năm, mỗi đứa ghé thăm ông một hai lần cho có.

Ngày ngày, ông lang thang chỗ này chỗ khác mong hết thời giờ. Nhiều hôm quanh quẩn qua lại nhà con mà ngại chả vào, chỉ nhìn rồi lặng lẽ bỏ đi.

Tối đến, ông xuống sảnh chung cư ngồi ngắm trời ngắm đất rồi lan man nghĩ tới cảnh mình. Ông có gây thù chuốc oán với ai đâu mà cuộc đời ông khổ thế. Ước muốn những ngày cuối đời bên gia đình, người thân nơi mảnh đất hương hỏa tổ tiên mà sao khó khăn đến không ngờ. Bao nhiêu dằn vặt, ân hận vì ngu dại thường xuyên dằn vặt ông.

Những ngày cuối đời của ông thật cực. Bệnh viện gần nhưng không ai đưa ông đi. Sau khi nhắn gọi mấy lần chẳng có con cháu thăm nom. Ông nằm góc nhà, quay mặt vào tường, nói chỉ muốn chết.

Đến khi không chờ được nữa, bạn ông đưa ông lên bệnh viện rồi về tận nhà gọi con cháu ông lên. Chúng còn làu bàu phàn nàn, kêu bận rộn, sao lại ốm đau vào lúc này. Ông bạn ông điên tiết, chửi thốc chửi tháo cho một tua.

Khi chúng ào ào kéo nhau lên viện thăm ông thì ông đã không còn. Vì thế, thi thể ông đang nằm yên vị trong nhà xác! Người nói mới mất, lại có kẻ nói tới nửa ngày rồi...

TRẦN TÂM

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn:

Gần 30 giải thưởng có tổng trị giá lên tới 2,4 tỉ đồng

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, Công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp một số ban Đảng trung ương và bộ liên quan chỉ đạo; Báo Lao Động phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam trực tiếp tổ chức thực hiện. Cuộc thi bước đầu đã nhận được một số tác phẩm có chất lượng của các nhà văn, của công nhân viên chức lao động.

Từ tháng 3.2022, Báo Lao Động sẽ tuyển chọn và đăng tải.

Các tác phẩm dự thi thuộc 2 thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn với cơ cấu giải thưởng gồm 15 giải cho thể loại truyện ngắn (tổng giá trị giải thưởng 860 triệu đồng) và 14 giải cho thể loại tiểu thuyết (tổng giá trị giải thưởng 1,51 tỉ đồng).

Ban tổ chức bắt đầu nhận tác phẩm từ ngày công bố phát động, và kết thúc nhận tác phẩm vào ngày 30.8.2023 (tính theo dấu bưu điện, email). Tổng kết và trao giải vào quý IV/2023.

Ban tổ chức rất mong nhận được sự hưởng ứng, tham gia của các nhà văn chuyên nghiệp và bạn đọc cả nước.

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi:

- Bản thảo giấy gửi bưu điện về địa chỉ: Báo Lao Động, số 6 Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

(Bì thư ghi rõ: Tham gia cuộc thi viết về đề tài công nhân, công đoàn 2021- 2023).

- Bản điện tử gửi qua mail về hộp thư: thivietvecongnhan@gmail.com hoặc thivietvecongnhan@laodong.com.vn

Chi tiết thể lệ cuộc thi xin xem tại: https://laodong.vn/cong-doan/the-le-cuoc-thi-sang-tac-van-hoc-ve-de-tai-cong-nhan-cong-doan-976767.ldo

Đồng hành cùng chương trình.
Đồng hành cùng chương trình.
LAO ĐỘNG
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Chuyến tàu đêm

LAO ĐỘNG |

1. Mười bảy giờ. Trong căn phòng tập thể của công nhân cung đường Sông Phan, một người đàn ông tuổi ngoài ba mươi đang kiểm tra lần cuối mấy món đồ nghề trong giỏ xách. Khi chắc chắn mấy món cờlê, búa, cờ, pháo hiệu, đèn pin đầy đủ, anh bước vội lên phòng cung trưởng nhận lệnh, ký lên ban, bắt đầu hành trình tuần đường ca đêm kéo dài đến ba giờ sáng. Người dân ở Sông Phan thường gọi anh bằng tên thân mật: Độ đường ray - gắn liền với công việc, hoặc Độ đi bộ, nếu họ gọi tếu táo để trêu anh. Mà dù có gọi anh với biệt danh nào thì anh cũng nở nụ cười thật hồn hậu. Nước da ngâm, khuôn mặt sạm đen vì dãi dầu mưa nắng, cách anh cười để lộ hàm răng trắng sáng nhìn như nụ cười tỏa nắng. Mà Độ lại hay cười, có lẽ công việc tuần đường cô độc và thầm lặng nên anh luôn trân trọng những phút giây được gần gũi mọi người.

Truyện ngắn dự thi: Trăng ngoài bản Trăng

LAO ĐỘNG |

Nhà Nan ở bản Trăng. Cậu mang họ Mai của mẹ. Từ nhỏ Nan không biết họ ba vì cậu là kết quả của cuộc tình chớp đêm giữa công nhân cầu đường người Tày và cô gái Thủy xinh đẹp có tiếng xã Liên Quỳ làm nghề nấu cao sim trị bỏng. Không biết cha con trai mình tên gì, mẹ sinh Nan vừa đầy tháng đã đem về bỏ cho ngoại nuôi. Một ngày tháng sáu gió Lào hấp chảo lửa, cậu chưa một tuổi mà mẹ đi vội bước nữa. Ngoại nói khi ấy để lấy chồng mới theo phong tục mẹ phải cạo trọc đầu, tóc mọc lại mới theo người ta rời bản Trăng. Chín năm sau ngày tóc mẹ dài ra bà mới có được duy nhất một mụn con gái với cha dượng. Đứa trẻ Thủy bỏ lại đó bà đỡ nói rất khó nuôi. Cháu ở với bà ngoại tên Tám, đám bạn với dân làng thường gọi Nan Tám.

Truyện ngắn dự thi: Bốc thăm trúng thưởng

LAO ĐỘNG |

Mùng 5 tết còn khướt mới đến nhưng cái mốc quan trọng đó cứ lấp lánh trong đầu Nhã. Chị giở cuốn lịch mới mua khoanh tròn dấu đỏ, lòng háo hức chờ mong.

Truyện ngắn dự thi: Cái chổi

LAO ĐỘNG |

Dựng chân chống xe chắc chắn cẩn thận, dựng ngược cả cái chổi rễ vào góc hiên. Còn cái thùng nước rác to tổ chảng, đầy ứ ự vẫn nguyên trên xe, mùi chua thum thủm sực lên, chị hẵng kệ, ngồi bệt xuống bậc tam cấp trước cửa nhà. Mệt không buồn thở. Trời mới bước vào đầu hè đã oi ả muốn thiu thối cả người. Nhoài người vớ cái quạt nhựa chỏng chơ ngay cạnh cửa, chị vừa quạt vừa giựt giựt ngực áo cho gió luồn vào trong. Mồ hôi tướp táp.

Truyện ngắn dự thi: "Máu MỎ"

LAO ĐỘNG |

Hai giờ sáng, tôi chợt giật mình tỉnh giấc bởi tiếng chuông điện thoại của người nhà báo tin bác tôi đang cấp cứu tại bệnh viện. Tôi cũng đã quen với việc này vì bác tôi làm công nhân ở mỏ đã lâu rồi và bác có sức khỏe không được tốt, hai đứa con bác làm ăn xa nhà nên tôi thường xuyên chăm sóc bác, nhiều lần phải đi cấp cứu vì bệnh phổi ở bệnh viện do mắc bệnh mãn tính.

Truyện ngắn dự thi: KHI PHỐ ĐÃ LÊN ĐÈN

LAO ĐỘNG |

"It’s not what you achieve, it’s what you overcome. That’s what defines your career" - Carlton Fisk (Tạm dịch: Đó không phải là những gì bạn đạt được, mà là những gì bạn vượt qua. Đó là điều xác định sự nghiệp của bạn).

TPHCM đón lượng khách quốc tế tăng hơn 300% trong nửa đầu năm 2023

Di Py |

Theo thông tin từ Sở Du lịch TPHCM, 6 tháng đầu năm 2023, du lịch thành phố có lượng khách ghé thăm tăng và du lịch thành phố cũng mở rộng thêm nhiều loại hình du lịch mới.

Vụ chuyến bay giải cứu: Cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự bất ngờ "quay xe" nhận tội

Việt Dũng |

Hà Nội - Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan - cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao bất ngờ "quay xe", xác nhận về số tiền các doanh nghiệp hối lộ vụ chuyến bay giải cứu.

Truyện ngắn dự thi: Chuyến tàu đêm

LAO ĐỘNG |

1. Mười bảy giờ. Trong căn phòng tập thể của công nhân cung đường Sông Phan, một người đàn ông tuổi ngoài ba mươi đang kiểm tra lần cuối mấy món đồ nghề trong giỏ xách. Khi chắc chắn mấy món cờlê, búa, cờ, pháo hiệu, đèn pin đầy đủ, anh bước vội lên phòng cung trưởng nhận lệnh, ký lên ban, bắt đầu hành trình tuần đường ca đêm kéo dài đến ba giờ sáng. Người dân ở Sông Phan thường gọi anh bằng tên thân mật: Độ đường ray - gắn liền với công việc, hoặc Độ đi bộ, nếu họ gọi tếu táo để trêu anh. Mà dù có gọi anh với biệt danh nào thì anh cũng nở nụ cười thật hồn hậu. Nước da ngâm, khuôn mặt sạm đen vì dãi dầu mưa nắng, cách anh cười để lộ hàm răng trắng sáng nhìn như nụ cười tỏa nắng. Mà Độ lại hay cười, có lẽ công việc tuần đường cô độc và thầm lặng nên anh luôn trân trọng những phút giây được gần gũi mọi người.

Truyện ngắn dự thi: Trăng ngoài bản Trăng

LAO ĐỘNG |

Nhà Nan ở bản Trăng. Cậu mang họ Mai của mẹ. Từ nhỏ Nan không biết họ ba vì cậu là kết quả của cuộc tình chớp đêm giữa công nhân cầu đường người Tày và cô gái Thủy xinh đẹp có tiếng xã Liên Quỳ làm nghề nấu cao sim trị bỏng. Không biết cha con trai mình tên gì, mẹ sinh Nan vừa đầy tháng đã đem về bỏ cho ngoại nuôi. Một ngày tháng sáu gió Lào hấp chảo lửa, cậu chưa một tuổi mà mẹ đi vội bước nữa. Ngoại nói khi ấy để lấy chồng mới theo phong tục mẹ phải cạo trọc đầu, tóc mọc lại mới theo người ta rời bản Trăng. Chín năm sau ngày tóc mẹ dài ra bà mới có được duy nhất một mụn con gái với cha dượng. Đứa trẻ Thủy bỏ lại đó bà đỡ nói rất khó nuôi. Cháu ở với bà ngoại tên Tám, đám bạn với dân làng thường gọi Nan Tám.

Truyện ngắn dự thi: Bốc thăm trúng thưởng

LAO ĐỘNG |

Mùng 5 tết còn khướt mới đến nhưng cái mốc quan trọng đó cứ lấp lánh trong đầu Nhã. Chị giở cuốn lịch mới mua khoanh tròn dấu đỏ, lòng háo hức chờ mong.

Truyện ngắn dự thi: Cái chổi

LAO ĐỘNG |

Dựng chân chống xe chắc chắn cẩn thận, dựng ngược cả cái chổi rễ vào góc hiên. Còn cái thùng nước rác to tổ chảng, đầy ứ ự vẫn nguyên trên xe, mùi chua thum thủm sực lên, chị hẵng kệ, ngồi bệt xuống bậc tam cấp trước cửa nhà. Mệt không buồn thở. Trời mới bước vào đầu hè đã oi ả muốn thiu thối cả người. Nhoài người vớ cái quạt nhựa chỏng chơ ngay cạnh cửa, chị vừa quạt vừa giựt giựt ngực áo cho gió luồn vào trong. Mồ hôi tướp táp.

Truyện ngắn dự thi: "Máu MỎ"

LAO ĐỘNG |

Hai giờ sáng, tôi chợt giật mình tỉnh giấc bởi tiếng chuông điện thoại của người nhà báo tin bác tôi đang cấp cứu tại bệnh viện. Tôi cũng đã quen với việc này vì bác tôi làm công nhân ở mỏ đã lâu rồi và bác có sức khỏe không được tốt, hai đứa con bác làm ăn xa nhà nên tôi thường xuyên chăm sóc bác, nhiều lần phải đi cấp cứu vì bệnh phổi ở bệnh viện do mắc bệnh mãn tính.

Truyện ngắn dự thi: KHI PHỐ ĐÃ LÊN ĐÈN

LAO ĐỘNG |

"It’s not what you achieve, it’s what you overcome. That’s what defines your career" - Carlton Fisk (Tạm dịch: Đó không phải là những gì bạn đạt được, mà là những gì bạn vượt qua. Đó là điều xác định sự nghiệp của bạn).