Truyện ngắn dự thi: KHI PHỐ ĐÃ LÊN ĐÈN

LAO ĐỘNG |

"It’s not what you achieve, it’s what you overcome. That’s what defines your career" - Carlton Fisk (Tạm dịch: Đó không phải là những gì bạn đạt được, mà là những gì bạn vượt qua. Đó là điều xác định sự nghiệp của bạn).

Khi đất trời chuyển giao cái thời khắc thiêng liêng nhất, cũng là lúc Thanh cùng bao đồng sự của mình phải tất bật với công việc thường ngày. Chừng ấy con người vẫn đi, vẫn vui vẻ, vừa làm vừa nói, vừa chúc nhau những gì tốt đẹp nhất nhân ngày đầu của năm mới. Chừng ấy con người vẫn lặng lẽ đi về trong đêm giao thừa như bao nhiêu năm khác. Họ đã quen rồi. Với họ, giao thừa ngoài đường đẹp lắm. Muôn màu muôn vẻ. Và với họ,...

Khi những chùm pháo hoa cuối cùng hạ xuống, lời chúc Tết của Chủ tịch nước vừa xong, khúc nhạc mừng xuân vừa khép lại, cũng là lúc bắt đầu cho công việc của ngày đầu trong năm. Với họ,...

Không cần phải chọn lựa giờ tốt, ngày tốt, để xuất hành, khai việc đầu năm cho đại thành đại lợi.

Căn nhà nhỏ liu xiu của Thanh nằm ở sát bờ sông. Tại đây, ngắm nhìn về ngã ba sông đẹp lắm. Hướng Đông là Tam Tiến, hướng Tây là Tam Kỳ, chị ở Phú Bình nơi lưu giáp giữa ba miền nắng mưa và gió biển. Đêm đêm nghe tiếng làng chài đuổi cá ven sông, tiếng hò văng vẳng xa xa nghe sao mà da diết. Theo chồng thả lưới đánh cá nuôi con cũng đã gần chục năm. Người bắt cá đông dần, cá ngày càng ít lại.

Chiều hôm ấy, trời mưa dữ dội. Những cơn mưa đầu nguồn ở xứ sở miền trung tuôn ào như thác lũ. Nước từ đâu ào về, trở tay không kịp. Cả khu làng chị ở ngập chìm trong bể nước. Thấp thỏm lo âu chẳng biết thế nào. Từ ngày theo chồng làm nghề sông nước, cũng học được cách nổi cách chìm lúc giăng lưới, bủa câu. Chị liều mình sải tay bơi theo dòng nước lũ, men theo luỹ tre làng, về nhà. Căn nhà nhỏ tạm bợ giờ chỉ còn trơ lên khỏi mặt nước hai chỏm nhỏ phập phồng sóng nước lênh đênh. Nước vỗ vào cành tre, thả câu, buông mành níu lôi thằng bé. Nó cố điu lấy điu để, giữ chặt lấy như cố oằn mình treo ngược thác sông trôi. Còn con bé, ngồi trên nóc, người sụp xuống, được ba thả dây bơi về cõng địu lên lưng tìm nơi tránh lũ.

Chị gắng gượng cùng chồng, vật vã với dòng nước lũ, cố đưa được hai con lên đường lộ, thì lúc trời cũng vừa sập tối.

Chị không còn gì sau cơn đại hồng thuỷ ấy. Căn nhà phên tre vách nứa vốn dĩ liu xiu giờ lại thêm rệu rã. Lúa thóc không còn, sách vở của con trôi theo dòng nước. Chị trắng tay. Chồng ngồi rũ rượi, con đòi bỏ học ở nhà giúp ba mẹ làm kiếm tiền nuôi thân.

Cảnh đời tưởng chừng bế tắc. Ông trời nhiều khi cũng có mắt, thấy cảnh bần hàn của chị, nghĩ cũng thương tình. Nghe thông báo có đoàn cứu trợ từ TPHCM về giúp cho những gia đình bị lũ cuốn trôi vừa rồi, chị cũng lặn lội lên cầu may ơn trên phù hộ.

-  Xin lỗi, cho hỏi, chị có phải là Thanh không? Một người đàn ông vừa phát quà, vừa trố mắt nhìn chị, rồi hỏi.

-  Sao anh biết tôi. Chị cúi gằm mặt xuống, ấp úng.

-  Đúng rồi. Thanh. Nguyễn Thị Thuỳ Thanh. Sao lại ra nông nổi này?

Chị vùng chạy ra khỏi khu phát quà cứu trợ. Bước vội về nhà. Chị tủi phận vô cùng. Chẳng nói chẳng rằng, nằm li bì đến tối.

Mấy hôm sau, có người đến tìm nhà chị, họ đưa quà của lớp 12 C1, lớp chị học ngày trước, gọi là chút quà nhỏ giúp chị vượt qua cơn bĩ cực thái lai này. Chị run run mở quà. Lần đầu tiên trong đời chị nhận món quà lớn đến thế. Chị chạy ra ngỏ tìm anh đưa thư, anh đã đi mất.

Theo lời chỉ dẫn trong thư, chị tìm đến công ty môi trường. Chị chuyển nghề, làm công nhân, hằng ngày bước bộ trên những ngã đường quét rác.

Việc thì cũng không nặng nhọc gì đối với chị, tháng kiếm thêm dăm ba triệu đồng lo tiền sách vở cho con. Ngày chị đi dọn dẹp vệ sinh đường phố, đêm về phụ chồng đánh lưới. Với chị, không có nghề nghiệp nào cao quý cả mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp. Chị rất vui khi thấy con chị mỗi ngày mỗi lớn, ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành; thấy mọi ngã đường sạch sẽ khang trang, chị rất đỗi tự hào.

Chồng chị từ ngày nhận chân bảo vệ ở trường mầm non cũng thư thả dần, dẫu thời gian trực trường ngày cách ngày, đêm cách đêm, việc chài lưới ven sông cũng phải đổi theo lịch trực chung ấy. Dần rồi cũng quen. Dù gì cũng được gọi là viên chức. Ngày kỷ niệm ngành, cũng được nhận hoa, nhận những lời chúc mừng vui vẻ.

Thoáng cái, ngót nghét đã hơn mười năm, kể từ ngày mặc áo xanh lên đường dọn rác. Con chị, giờ đứa cuối cấp, đứa đầu cấp. Chúng ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, thầy cô ai ai cũng đều khen ngợi.

Chị cũng đã quen rồi. Năm nào mà chẳng thế. Khi cuộc sống của con người dư dã, người người mua sắm nhiều hơn. Nào hoa, nào đèn, nào pháo sáng, ... và hẳn nhiên càng đông người, đông cuộc vui thì càng nhiều rác rưởi trên công viên, trên khắp ngã đường, vì thế việc làm của chị lại càng phải căng kíp hơn. Để ngày mai, mọi ngã đường phải sạch, công viên phải đẹp. Ngắm thành quả của mình đêm qua, lòng tràn đầy hạnh phúc.

Mọi năm, sau tất bật của cái việc làm đẹp cho đường xong, chừng ấy con người lặng lẽ ấy lì xì nhau vài câu chúc, vài cái mỉm cười rồi vội vã về cùng gia đình chuẩn bị cho ngày đầu năm mới.

Năm nay, Thanh không về nhà. Chị vội vàng chạy lên bệnh viện, thay cho chồng chăm ba. Để anh về cúng giao thừa kẻo quá muộn.

Ba chị, tuổi đã ngoài chín mươi. Ông bị xuất huyết dạ dày, nhập viện chiều qua. Ngay chiều 30 Tết. Nhà vừa cũng tất niên xong, chuẩn bị dọn dẹp đi làm, thì ba đau phải cấp cứu. Giờ thì hai bố con đang đón giao thừa nơi “Ngã ba sống - chết” với bốn tường vôi trắng toát.

Thanh lại an ủi ba, ráng thôi ba, máu ra nhiều quá. Nhà có ba chị em gái, hai chị ở xa, Thanh ở gần bệnh viện hơn, vừa chăm ba nằm bệnh viện vừa chăm má già yếu nằm nhà, vừa phải đi làm. Chị vui vẻ, cảm ơn các bác sĩ, điều dưỡng đã chăm sóc cho ba chị. Chị lặng lẽ nắm tay chồng, tiễn anh ra cửa, anh đừng buồn. Cảm ơn chồng nhiều lắm.

Ba chị tuổi cao, rất minh mẫn, có điều khó tính. Ai mà làm trái ý ông, ông chửi. Mà đã chửi thì chửi rất nặng lời. Đêm nay cũng vậy. Đêm giao thừa, lẽ ra phải vui, mọi người phải được đón những lời tốt đẹp nhất, thì ông lại gửi vào hành trang kỷ niệm của các bác sĩ và mọi người trong phòng bệnh một tràng thanh âm cay đắng của đời người.

Giờ chắc anh đang soạn bày những mâm cỗ cúng giao thừa muộn. Ba mẹ anh mất sớm, anh vất vả chăm nom ba mẹ giúp chị nhưng lại phải chịu rất nhiều nỗi phiền từ những điều không ai muốn có.

Chị nghĩ thế, rồi đi làm những công việc của mình. Chị lau chùi, thay quần áo cho ba, dọn dẹp tất cả những gì rơi vải trong phòng để ngày mai, ít nhiều khang trang sạch sẽ.

Chị tắm rửa trong buồng vệ sinh bệnh viện. Chị cũng đã quen rồi. Chị thương con, giờ này chắc chúng cũng đã thức đón giao thừa, rồi soạn cúng cùng ba. Trước khi đi làm biết không về nhà, chị đã cất đặt đâu vào đấy, dặn con cẩn thận. Ba về, con giúp ba, mâm này soạn ngoài sân, mâm này soạn trên bàn thờ ông bà Nội. Con nhớ nhé.

Buồng bệnh lại râm ran. Những con người đang giằng co với tử thần kéo dài thêm tuổi dương gian lại động viên nhau gắng nhé. Lần ruột tượng, chị rút ra những bì lì xì của các chị em khi hôm và của Sếp, lì xì lại cho mọi người. Chị không nói với ai trong đội chị về chuyện ba chị nằm viện. Họ nhắn tin hẹn hò, sáng mai ra quảng trường ngắm thành quả chúng mình khi hôm nhé. Mặc đồ cho đẹp ra chụp hình nghe. Chị nhắn lại, ừ... Chúc vui nhé. Tạm dối mình, kẻo đánh mất cuộc vui người khác. Còn chị,...

Sáng mai cùng chồng đến nhà bác sĩ, trước là chúc Tết, cảm ơn bác đã cứu ba mình, sau là gửi lời xin lỗi đầu năm về những lời của ba chị.

Bác sĩ mỉm cười, cảm ơn chồng chị ấy, ông ấy giận nói thế mà hiệu quả. Chuyện là ba chị bị xuất huyết dạ dày, máu đọng trong bụng khá nhiều, phải luồn dây vào hút máu ra không thì chết. Cô y tá, luồng từ mũi vào đau quá, ông hất văng ra, chửi thề để ông chết. Suốt đêm giằng co, mọi người nói gì cũng không được. Bác sĩ giận dỗi bỏ đi. Chồng chị bực quá nói liều, ba ưng chết hông. Ra con chở về, con mua quan tài cho ba rồi đó. Nghe nói quan tài, ông sợ quá. Thế là ông cho bác sĩ luồn dây.

Kể từ ngày má chị xuống ở với chị, vui thì vui thật. Chị có diễm phúc chăm má. Nhưng cũng làm vất vả thêm cho chồng. Cảnh đèo bòng gánh nặng đôi bên, nhiều lúc cũng làm anh bực bội. Biết tính chồng, nóng nảy nhưng tốt bụng, không nhỏ nhen, ích kỷ tầm thường, chị càng cố gắng chăm lam chăm làm hơn. Được cái anh rất siêng năng. Ngoài giờ trực ở cơ quan, hết thả lưới giăng câu, anh lại ra vườn trồng rau nuôi gà tăng thêm thu nhập. Nhờ thế mà chị cũng đỡ lo phần nào chợ búa mắm muối, dưa cà, rau, tôm, cá, thịt. Con chị không đòi bỏ học nữa mà ngược lại chúng lại chí thú học hành hơn.

Thời gian thấm thoát trôi nhanh. Năm nay có lẽ là năm thứ mười lăm chị đón giao thừa ngoài đường, chúc Tết ngay vào giờ giao thừa, và đặc biệt nhất, chị và đồng sự của chị mãi mãi là người khai việc đầu tiên trong năm. Chị lẩm nhẩm đọc đôi câu thơ trong bài thơ “Tiếng chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu như tự an ủi mình và cũng để cho tâm hồn thanh thản.

“Nhớ em nghe

Tiếng chổi tre

Chị quét

Những đêm hè

Đêm đông gió rét

Tiếng chổi tre

Sớm tối

Đi về

Giữ sạch lề

Đẹp lối

Em nghe!”

Thời khắc giao thừa đã qua, việc vừa xong, trời cũng đã sáng. Sau lời chúc Tết, chị lại nhanh chân vội vã về nhà. Chắc giờ này, chồng và con đang chờ chị. Giá như năm nay không có dịch bệnh COVID, sáng mai chị sẽ ra quảng trường chụp ảnh cùng chị em, sau bao lần thất hứa. Quảng trường đẹp lắm. Chị nghĩ vậy,...

Mặt trời đã dậy hừng đỏ ở đằng đông.

VŨ TRƯỜNG ANH

(Tam Kỳ, 30/12/2021)

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn:

Gần 30 giải thưởng có tổng trị giá lên tới 2,4 tỉ đồng

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, Công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp một số ban Đảng trung ương và bộ liên quan chỉ đạo; Báo Lao Động phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam trực tiếp tổ chức thực hiện. Cuộc thi bước đầu đã nhận được một số tác phẩm có chất lượng của các nhà văn, của công nhân viên chức lao động.

Từ tháng 3.2022, Báo Lao Động sẽ tuyển chọn và đăng tải.

Các tác phẩm dự thi thuộc 2 thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn với cơ cấu giải thưởng gồm 15 giải cho thể loại truyện ngắn (tổng giá trị giải thưởng 860 triệu đồng) và 14 giải cho thể loại tiểu thuyết (tổng giá trị giải thưởng 1,51 tỉ đồng).

Ban tổ chức bắt đầu nhận tác phẩm từ ngày công bố phát động, và kết thúc nhận tác phẩm vào ngày 30.8.2023 (tính theo dấu bưu điện, email). Tổng kết và trao giải vào quý IV/2023.

Ban tổ chức rất mong nhận được sự hưởng ứng, tham gia của các nhà văn chuyên nghiệp và bạn đọc cả nước.

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi:

- Bản thảo giấy gửi bưu điện về địa chỉ: Báo Lao Động, số 6 Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

(Bì thư ghi rõ: Tham gia cuộc thi viết về đề tài công nhân, công đoàn 2021- 2023).

- Bản điện tử gửi qua mail về hộp thư: thivietvecongnhan@gmail.com hoặc thivietvecongnhan@laodong.com.vn

Chi tiết thể lệ cuộc thi xin xem tại: https://laodong.vn/cong-doan/the-le-cuoc-thi-sang-tac-van-hoc-ve-de-tai-cong-nhan-cong-doan-976767.ldo

Đồng hành cùng chương trình.
Đồng hành cùng chương trình.
LAO ĐỘNG
TIN LIÊN QUAN

CNLĐ nhận hỗ trợ xây Mái ấm Công đoàn: Muốn gắn bó lâu dài với công ty

Kiều Vũ |

Hà Nội - Ngày 31.5, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải đã đến thăm và trao quà cho công nhân lao động Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam được nhận hỗ trợ xây Mái ấm Công đoàn.

Công đoàn tham gia cải cách hành chính và xây dựng văn hóa công vụ

LƯƠNG HẠNH |

Hà Nội - Sáng 31.5, Công đoàn Viên chức Việt nam tổ chức Chương trình tọa đàm "Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam trong tình hình mới; Phát động Cuộc thi "Công đoàn tham gia cải cách hành chính và xây dựng văn hóa công vụ".

Thăm hỏi đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn

LƯƠNG HẠNH |

Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Phạm Văn Hải cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn Cảng Nghệ Tĩnh.

Giờ thứ 9: Bí mật của vợ tôi - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Có những định mệnh là do số phận, nhưng cũng có những định mệnh mà ngay từ đầu, đã có sự sắp đặt bởi chính con người. Mà trong đó, phần lớn là những sự lừa dối.

Hỏa hoạn thiêu rụi hơn 4.000 m2 rừng phòng hộ tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày 13.7, một vụ cháy rừng đã xảy ra (tại phường Nam Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình). Đám cháy không gây thiệt hại về người nhưng đã thiêu rụi hơn 4.000 m2 rừng phòng hộ.

Giám đốc trung tâm dạy lái xe ở Hải Phòng chiếm đoạt 22 tỉ đồng của học viên

Mai Chi |

Chiều tối 13.7, Công an TP Hải Phòng thông tin về vụ việc bắt giám đốc và nhân viên Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe thuộc Trường Cao đẳng Giao thông vận tải (GTVT) Trung ương II (huyện An Dương, TP Hải Phòng).

Tin 20h: Thời điểm người dân được nhận mức lương truy lĩnh tháng 7 và 8

Linh Trang - Vũ Linh |

Tin 20h: Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu xử lý vụ việc của Công ty Hưng Thịnh; Lương thấp, nhiều công nhân tằn tiện sống qua ngày; Lương hưu tháng 9 sẽ truy lĩnh tháng 7 và tháng 8; Vụ sạt lở biệt thự làm 2 người chết ở Đà Lạt: Khởi tố, bắt tạm giam 2 bị can;...

Nợ vay vượt 18 tỉ USD, EVN ngốn hơn 39 tỉ đồng/ngày để trả lãi

Đức Mạnh |

Năm 2022, nợ phải trả của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lên tới 440.814 tỉ đồng, tương đương 18,6 tỉ USD. Điều đáng chú ý là trong số 324.265 tỉ đồng nợ vay tài chính, tập đoàn này hoàn toàn không vay từ ngân hàng.

CNLĐ nhận hỗ trợ xây Mái ấm Công đoàn: Muốn gắn bó lâu dài với công ty

Kiều Vũ |

Hà Nội - Ngày 31.5, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải đã đến thăm và trao quà cho công nhân lao động Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam được nhận hỗ trợ xây Mái ấm Công đoàn.

Công đoàn tham gia cải cách hành chính và xây dựng văn hóa công vụ

LƯƠNG HẠNH |

Hà Nội - Sáng 31.5, Công đoàn Viên chức Việt nam tổ chức Chương trình tọa đàm "Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam trong tình hình mới; Phát động Cuộc thi "Công đoàn tham gia cải cách hành chính và xây dựng văn hóa công vụ".

Thăm hỏi đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn

LƯƠNG HẠNH |

Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Phạm Văn Hải cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn Cảng Nghệ Tĩnh.