Truyện ngắn dự thi: Nước mắt đàn ông

Vũ Trường Anh |

“Những khó khăn trong cuộc sống là điều không tránh khỏi. Việc cần làm là chọn cách thức để vượt qua” - L.O.Baird

Lẽ thường, đàn ông ít khóc. Nước mắt thường chảy vào trong. Ngấn lệ chạy dài, lén quay mặt, chùi vội chùi vàng, không muốn vợ và con nhìn thấy. Đàn ông, ai rồi cũng vậy!

Bóng chiều đã rọi nghiêng qua đầu ngõ. Thường mọi khi, giờ này, Thủ mới dọn xong giàn giáo, rửa bay, rửa máng rồi ngồi nhâm nhi với mấy ông bạn thợ chưa về. Cái nghề cầm bay làm ngày nào lũm ngày đó, rớt bay thay việc. Nghỉ có mà nhe răng. Bạn hồ thường nói với nhau như thế!

Trước đây, chỉ có đàn ông mới theo nghề cầm bay xây cất. Giờ thì chồng cầm bay, vợ cầm xẻng. Phụ nữ tham gia phụ hồ cũng khá nhiều. Hiểu nỗi vất vả của nghề, mấy bả cảm thông dọn dẹp về trước, lo cơm nước, chu toàn nhà cửa, đón con đón cái để mấy ổng ở lại uống vài ly giải mỏi, nghe chủ thầu, chủ nhà cất đặt việc ngày mai. Cuối tháng, chủ nhà ứng cho vài ba trăm, chủ thầu tính toán phân chia, anh em bạn thợ cũng có chút rình rang rủ nhau về nhà làm thêm con gà, con vịt.

Cả tháng nay, buồn thúi ruột. Cái bay vứt bỏ trong bao đựng đồ nghề chẳng muốn cầm xem. Cửa đóng then cài, vợ ở buồng trên với thằng cu, hai cha con ở buồng dưới gần bếp tiện việc nấu ăn. Chợ búa nhờ người mua dắt bờ rào, đến hẹn ra lấy. Chặt khúc bằm ngang kho mặn ăn đỡ tốn, khỏi phải mua phải nhờ. Nghĩ cũng phiền, mà ở đời ít ai muốn nhờ vả. Hơn nữa trong cái cảnh kẻ trong kẻ ngoài bịt kín miệng, chẳng muốn nói, ái ngại gặp nhau. Có thân thiện đến mấy cũng phải cách xa ra huống chi là nhờ là cậy. Càng nghĩ Thủ càng buồn.

Đêm nằm lại thao thức...

Hai năm nay, dịch bệnh COVID-19 làm cánh thợ cũng phải nghỉ dịch theo. Việc mất, công không, khó đã rồi. Năm nay, trời xui đất khiến không biết thế nào, hậu họa lại đến với gia đình anh. Không cho con đi học thì không được. Nó không học lấy đâu theo bạn theo bè, mà cho đi thì dẫn theo COVID-19 về nghiệt ngã.

Vợ anh già đi trông thấy. Mọi khi dang nắng dầm mưa, tay lia gạch tay xúc hồ, vất vả là thế mà miệng vẫn cứ giòn tan, nhoẻn cười trông thương đáo để. Mấy hôm rày ở mãi trong buồng chị như lá chuối khô. Vừa lo cho con, vừa lo bao việc trong nhà, vừa ngay ngáy không biết mình có bị dương tính không. Hết test con rồi test mẹ. Nghĩ thương chồng cũng phải chịu cảnh gà què quanh quẩn cối xay.

cái COVID-19 này cổ mê người lớn ai dè cổ cũng mến trẻ con. Chúng nó đi học, cô giáo dặn đeo khẩu trang, thực hiện 5K. Nghe thì nghiêm thật, nhưng mẫu giáo mà. Sổ mũi, hắt xì hơi, uống sữa liên miên... ôi chao là chuyện. Khẩu trang người lớn đôi khi còn phải cởi hít thở chút không khí nữa là lũ nhóc lên bốn lên năm. Thế là cái COVID-19 cổ đánh hơi vào ẵm luôn thằng út nhà anh Thủ.

Chiều đi học về, nó ngủ, tối sốt rồi ho. Sáng, test nhanh, thế là ôi thôi, mẹ khóc, cô giáo khóc, cả trường nhốn nháo, kẻ chạy người đi. Chẳng ai bảo ai, mắt đỏ hoe, nhìn nhau như người tra hỏi. Cả lớp F1, cô giáo F1, cả nhà cũng F1. Hai mẹ con cách ly 14 ngày, thấp thỏm nhòm ra chờ cơm đưa cháo múc. Đêm đêm, Thủ né lên nhà trên, vợ xuống nhà sau đi tắm. Ỉa đái trong buồng, cả mẹ cả con. Nhà có một cái vệ sinh, không dám đi chung. Anh vừa đưa cơm vừa nhận quà đón đưa bô hậu thải.

Thấm thoắt cũng đã gần hết con trăng, hai mắt tròn đỏ hoe mòng mọng nước. Âu cũng là thế sự. Ngày trước, vì nghèo Thủ chọn học trường quê, gần nhà đỡ tốn kém. Ra trường, không kiếm được việc, gặp Nhàn cả hai chạy đáo chạy đôn, xin việc. Nhưng rồi cái số nó xui, xin đâu trật đó. Thủ và Nhàn cưới nhau. Hai vợ chồng chí thú, lo làm ăn. Quần quật sớm hôm, mua đất làm nhà, sinh con đẻ cái, trông mong con học hành đến nơi đến chốn.

Cái Đủn giờ đã lớp 5, thằng út mẫu giáo lớn. Nghĩ cho cùng, nghỉ học đôi tháng cũng chả sao. Nhưng trường vẫn học, họ bảo sống chung với dịch, chẳng lẽ mình lại không cho đi. Thế là, vợ đón vợ đưa, cả nhà F1. Tội cô giáo ở điểm cách ly tập trung đêm đêm cũng điện về hỏi thăm tình hình cháu. Cô giáo cũng để con thơ ở nhà chồng vừa đi làm vừa chăm. Nhớ chồng, thương trò, điện chồng, điện cả phụ huynh. Cảnh đời nghiệt ngã. Trông mong mọi sự an bình, đêm nằm vái nhỏ vái to. Thỉnh thoảng dậy thắp hương bàn thờ ông bà, cầu mong ơn trên phù hộ, thằng út tai qua nạn khỏi, mẹ nó đừng có F zê rô.

Đói thì đói chung, thiên hạ còn mình. Tết ngó chừng vài con vịt xiêm với mấy con gà trông đừng dịch bệnh. Mấy kẻ chôm đêm cũng tránh, thương tình để lại mà lo cho con. Ngấn lệ chảy vào trong Thủ lầm rầm cầu khẩn. Ngoài ao, ếch nhái đáp lời ồm ộp, lũ chuột chù chẳng hiểu sự tình cũng cắn đuổi chít vang Thủ quen rồi, cảnh đồng quê với anh từ nhỏ gắn kết như nhạc với lời, như ca với dao không thể nào tách biệt. Tội bọn trẻ giữa thời dịch bệnh bị cách ly không được ra khỏi nhà trẫm mình xuống ao hay thò tay bắt bướm.

***
Thoắt cái đã 4 giờ, đêm nào mà chả vậy. Thủ lại thoăn thoắt xuống dưới nhà, ra ngoài múc nước rửa hai con mắt cho tỉnh ngủ, bật điện, nấu nước, nấu cơm. Ở buồng trên, nghe tiếng sột soạt, biết chồng xuống bếp, chị Thủ lên tiếng:
- Ngủ đi anh, còn sớm mà. Sáng mai rồi hẵng nấu.
- Em không ngủ à, ngủ đặng lấy sức chăm con - Thủ đáp lại.

Ngoài ao tiếng côn trùng gọi bạn tình rỉ rả. Thoảng bên tai tiếng sụt sùi nhỏ giọt. Thủ lẳng lặng ra vườn, mắt nhìn vào một cõi xa xăm...

***
Ngày ấy, Thủ và Nhàn quen nhau trong một đêm dạ hội. Chàng sinh viên Khoa Văn gặp cô nữ sinh Khoa Sử. Nhàn đẹp nhất khóa, năm nào cũng đoạt vương miện Á khôi nữ sinh thanh lịch. Họ tốt nghiệp ra trường với bằng tốt nghiệp loại giỏi, bao hy vọng tràn trề, nhiệt huyết sục sôi. Ngặt nỗi giữa thời buổi thương trường đang lấn sân vào giáo dục. Thầy đông trường ít, Thủ và Nhàn tìm không ra chỗ dạy.

Giấu cất giấc mơ vào dĩ vãng, bục giảng trang xưa nghẽn bước giữa đường. Tự an ủi mình, phận đời đen đủi không làm thầy đành đi làm thợ. Không cầm được phấn thì phải cầm bay. Bụi phấn bụi xi măng, bụi nào cũng bụi. Thủ an ủi Nhàn, thôi thì chúng mình học đại cho biết còn trường đời mới là đại học chính thức của hai ta.

Thủ và Nhàn nộp đơn xin vào công ty xây dựng. Lúc đầu Thủ làm thợ xây, Nhàn nhận nấu ăn cho anh em thợ. Thấy chồng dãi nắng dầm mưa, nhiều lúc muốn rót nước bưng cơm cho chồng cũng không được, Nhàn xin ra công trường làm thợ phụ để cùng chồng chia sẻ lúc gian nan.

Nhàn sinh ra ở thành phố, bố mẹ Nhàn quen nghề buôn bán, quán xá làm bạn đường nào biết con chữ lắm gian truân. Còn Nhàn, cô gái thư sinh chưa hề phơi sương trải gió, giờ cầm xẻng cầm bay, bàn tay chai sần Thủ thương Nhàn vất vả cùng anh. Đứng trên giàn cao, ái ngại nhìn vợ tay xúc tay quăn mà nước mắt oặn lòng thấm vào gan ruột, đau đáu cõi lòng, phận đời nghiệt ngã cất tấm bằng đại học để cầm bay.

Rồi cũng dần quen, Nhàn không còn đưa bàn tay lên soi tóc, chị nhoẻn miệng cười khoe chiếc răng khểnh như muốn nhắn cùng chồng cuộc sống chúng mình vẫn đẹp anh ơi!

Mỗi lần sinh con, Nhàn càng xinh thêm. Hai lần ở cữ, hai lần thay da. Vốn trước đây Nhàn nổi tiếng bởi làn da trắng hồng và nụ cười duyên dáng, giờ sau lúc sinh con làn da ấy được dịp tô hồng trên trang giấy mịn mà của giấc mơ xưa. Thủ lặng lẽ nắm tay Nhàn, giờ em là cô giáo của hai đứa con.

Nhàn bày con đọc thơ, những bài thơ anh viết để tặng Nhàn ngày hai đứa mới yêu nhau. Lũ trẻ ngẩn ngơ. Chúng nào biết chi chuyện tình yêu của người lớn. Nhàn e thẹn với mối tình đầu đẹp tựa trong mơ.

***
Năm nay là năm thứ hai của mùa dịch bệnh. Nhàn chăm con trong phòng mà ngậm ngùi cảm thương ba chồng vĩnh biệt ra đi mà không được nhìn con cháu.

Cũng ngày này, ông vào thăm bà con ở Bình Dương, không ngờ bị nhiễm bệnh. Người ta đưa ông đi cách ly và rồi đi mãi không về. Hơn một tháng sau gia đình mới được tin lên nhận hài cốt. Giữa thời buổi cách ly cấm đường cấm chợ ai vào được mà lo chôn cất ma chay.

Thủ đêm đêm một mình sụt sùi hai dòng nước mắt. Thắp nén nhang trầm lầm rầm khấn vái khóc mẹ thương cha. Mẹ Thủ mất sớm, Thủ chỉ còn ba. Ngày ông mất đi, Thủ không được nhìn thấy ba. Hủ tro cốt không đưa được về quê. Nấm mồ ba vẫn nằm nơi đất khách. Thủ không đắp nắm cỏ xanh, không cúi lạy ba mình lúc hạ huyệt đưa ông về đất mẹ.

Thủ nén nỗi đau trong lòng, xót xa cho đời mà lo cho thằng bé mới tròn tuổi lên năm. Nó bị dương tính COVID-19 mà như chính anh đang bị nhiễm loài vi khuẩn ác. Anh đếm từng ngày từng giờ cầu mong thằng bé chóng đuổi được COVID-19 bay ra.

***
Mười bốn ngày trôi qua nặng nề hơn cả mười năm ròng Thủ xin không được việc. Ngày mai, Thủ cùng vợ đưa con đi test lại lần chốt. Nếu âm tính thì mọi chuyện trở lại bình thường. Cả anh và vợ hồi họp lắng chờ kết quả nơi bàn cô y tá.
Vạch đỏ lại nổi. Nước mắt của Nhàn lại tuôn rơi.

Giờ thì Thủ phải đi, anh phải cầm bay đi xây nhà, xây trường, xây cuộc sống.

Bác chủ tịch công đoàn mang tiền hỗ trợ xuống tận nhà, nói với Thủ rằng:

- Có vắc-xin rồi. COVID-19 rồi cũng sẽ qua đi.

- Dạ! Cảm ơn bác. Cháu cũng hy vọng là như thế!

Thủ đáp lại. Rồi cùng với bác chủ tịch công đoàn cưỡi xe máy vượt đường xa.

Vũ Trường Anh
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Chim non ra ràng

Lệ Hồng |

1.
Tôi nghĩ ba đứa tôi không hẳn là tệ! Cái nghèo cái khó sẽ đẩy cái tình nương tựa vào nhau, ba đứa cộp lại thừa hai cha hai mẹ. Thì cũng đủ bộ đấy thôi, ngó ngang gọi mẹ cha một tiếng chả ai giật thột. Mặc nhiên chúng tôi như ruột thịt, học một trường, cùng nhau lập nghiệp quyết chí nuôi thân. Chín tuổi, mười tuổi lên bờ xuống ruộng, đầy dấu hằn và những nỗi buồn mất mát, nó cứ na ná nhau đi qua.

Truyện ngắn dự thi: Hồi sinh

Lê Tuyết Lan |

Nhung dắt tay Mi vào phòng làm việc và giới thiệu với các trưởng nhóm dưới cô. Hai cô gái đội chiếc nón khác với mọi người trong phòng nhìn Mi với đôi mắt sắc lẹm và không hề muốn giấu đi sự khó chịu của mình. Một trong hai người phàn nàn với Nhung rằng, Mi là người thừa thãi của nhóm kiểm hàng bên kia, tại sao Nhung đem về nhóm mình làm gì. Người còn lại cũng thêm vào rằng, chắc hẳn cô ta làm không được việc hay thế nào ấy, nhìn gương mặt lơ ngơ thể nào cũng lại gây phiền phức cho chúng ta.

Truyện ngắn dự thi: Chị Thoàn

Phạm Xuân Hậu |

Chị Thoàn nổi tiếng ở làng tôi vì một lẽ: Chị nghiện thuốc lào nặng mà lại có rất nhiều người yêu. Trong số những người yêu chị có vài người rất đẹp trai.

Công ty cổ phần Đệ Tam vi phạm quy định huy động vốn ở Dự án VSIP Bắc Ninh

TRÍ MINH |

Ngày 21.12, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành kết luận thanh tra phần dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh, do Công ty cổ phần Đệ Tam làm nhà đầu tư.

Sẽ kiểm tra ngẫu nhiên phương tiện vừa đăng kiểm tại Hà Nội

KHÁNH AN |

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội sẽ chọn ngẫu nhiên trong số các phương tiện đang có mặt tại đơn vị đăng kiểm và đã được kiểm định để thực hiện việc kiểm tra đánh giá lại, sau đó so sánh với kết quả kiểm tra trước đó của đơn vị đăng kiểm.

Quốc lộ nhỏ hẹp chạy qua gây mất ATGT ở thị trấn sầm uất bậc nhất Hòa Bình

Minh Nguyễn |

Quốc lộ 21 đoạn qua thị trấn Chi Nê được nhận định là khu vực tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao.

Tháo chạy khỏi đất nền vùng ven để đầu tư nhà ngõ cho thuê

ANH HUY |

Từng là phân khúc bất động sản "hái ra tiền", đất nền vùng ven Hà Nội đang được nhiều nhà đầu tư tìm cách cắt lỗ, thoát hàng. Không ít nhà đầu tư quyết định bán sạch đất nền để trả nợ, sau đó rót tiền tỉ mua nhà ngõ chia phòng cho sinh viên thuê.

VPF có chưa đến 2 tháng chuẩn bị cho V.League 2024-2025

DIỆU LINH |

V.League cùng các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia 2024-2025 dự kiến khởi tranh từ tháng 8.2024.

Truyện ngắn dự thi: Chim non ra ràng

Lệ Hồng |

1.
Tôi nghĩ ba đứa tôi không hẳn là tệ! Cái nghèo cái khó sẽ đẩy cái tình nương tựa vào nhau, ba đứa cộp lại thừa hai cha hai mẹ. Thì cũng đủ bộ đấy thôi, ngó ngang gọi mẹ cha một tiếng chả ai giật thột. Mặc nhiên chúng tôi như ruột thịt, học một trường, cùng nhau lập nghiệp quyết chí nuôi thân. Chín tuổi, mười tuổi lên bờ xuống ruộng, đầy dấu hằn và những nỗi buồn mất mát, nó cứ na ná nhau đi qua.

Truyện ngắn dự thi: Hồi sinh

Lê Tuyết Lan |

Nhung dắt tay Mi vào phòng làm việc và giới thiệu với các trưởng nhóm dưới cô. Hai cô gái đội chiếc nón khác với mọi người trong phòng nhìn Mi với đôi mắt sắc lẹm và không hề muốn giấu đi sự khó chịu của mình. Một trong hai người phàn nàn với Nhung rằng, Mi là người thừa thãi của nhóm kiểm hàng bên kia, tại sao Nhung đem về nhóm mình làm gì. Người còn lại cũng thêm vào rằng, chắc hẳn cô ta làm không được việc hay thế nào ấy, nhìn gương mặt lơ ngơ thể nào cũng lại gây phiền phức cho chúng ta.

Truyện ngắn dự thi: Chị Thoàn

Phạm Xuân Hậu |

Chị Thoàn nổi tiếng ở làng tôi vì một lẽ: Chị nghiện thuốc lào nặng mà lại có rất nhiều người yêu. Trong số những người yêu chị có vài người rất đẹp trai.