Truyện ngắn dự thi: Chim non ra ràng

Lệ Hồng |

1.
Tôi nghĩ ba đứa tôi không hẳn là tệ! Cái nghèo cái khó sẽ đẩy cái tình nương tựa vào nhau, ba đứa cộp lại thừa hai cha hai mẹ. Thì cũng đủ bộ đấy thôi, ngó ngang gọi mẹ cha một tiếng chả ai giật thột. Mặc nhiên chúng tôi như ruột thịt, học một trường, cùng nhau lập nghiệp quyết chí nuôi thân. Chín tuổi, mười tuổi lên bờ xuống ruộng, đầy dấu hằn và những nỗi buồn mất mát, nó cứ na ná nhau đi qua.

Một đêm, vành trăng bàng bạc leo lên tàn cây vú sữa, trời mây đẫm khi mờ khi tỏ lấp cả một vạt sáng trước sân nhà Thương. Chúng tôi cắt móng tay ăn thề nguyện ước.

Cha của Thương - người chứng giám đang gà gật. Bóng ông lù lù ẩn dưới vòm cây thiên tuế. Một tay ôm chai rượu đế còn phân nửa, tay kia chĩa một ngón trỏ quấn tròn sợi tóc dài bạc xám, quán tính cứ buông rồi quấn. Đôi tay ông giờ đây thừa thãi, nó đã từng ẵm bồng đút móm cho mẹ Thương cả một quãng dài bà bệnh tật. Bà đi thanh thản trong vòng tay của gia đình và tình làng nghĩa xóm, người ở lại vẫn chưa hết ngậm ngùi.

Thương nói cứ để ông xả hơi, lâu lắm rồi ông mới thế này, khi nào cần tỉnh thì ông sẽ tỉnh. Con bé mười tuổi nghĩ như bà già, mẹ bệnh thì năm học năm nghỉ, coi Thương là cựu học sinh thôi chứ tướng bé tị.

2.
Ba đứa quỳ giữa sân, bọc quanh hàng rào là hàng vú sữa đã lưa thưa trái. Cái trái giúp nuôi sống gia đình Thương lắm khi cạn kiệt. Mùa nước lên quanh vùng đất trũng, cây và người đều ngập nước. Chỉ có dẻo đất nhà Thương là cao nhất, bà con ai ở gần thì cứ kéo qua trải chiếu bạt rồi nằm xếp lớp ngắm trăng, Ừ thì cứ nói thế cho nó sang, chứ lòng dạ nào mà ngắm nổi.

Nhà Thương có hai cái võng mắc vào cây vú sữa cũng làm nên chuyện. Ai đi qua mà mệt muốn nghỉ ngơi, thì cứ leo lên đánh một giấc đong đưa trưa hè. Rồi thì người để lại miếng bánh, vài con cá đồng, bịch gạo. Cứ làm bộ ghé vào để quà lại, hỏi thăm sức khoẻ mẹ Thương vài câu an lòng rồi đi.
Thương lấy chai rượu đế từ tay cha nó rót ra ba cái chung nhỏ, lấy kéo sạt ngang móng tay bỏ vô luôn. Xong, thục khủy tay tôi.

- Khấn tụi bây!

Biết thề thốt sao cho nó ra điệu bộ. Trước giờ cắm nhang bàn thờ mẹ có mỗi câu làm tới. Kiểu "mẹ an lòng siêu thoát nha, con với cha bình an lắm". Dẫu sao tôi lớn nhất bọn, nên khấn cũng phải văn vẻ một chút.

- Ông trời ông địa chứng giám cho tụi con, ba đứa luôn đùm bọc thương yêu nhau. Và nhất là học không thành người thành tài quyết không về quê.

Thương nghe thế thì run, nói nhỏ xíu.

- Thề gì mà lớn dữ vậy, lỡ tao đeo không nổi thì khỏi về thấy cha tao luôn à!

- Thề ngon lành vậy tụi mình mới ráng chứ, đã hứa với người khuất mặt là phải cố cho được.

Nhỏ Thương ờ à, miệng méo xẹo, hai đứa tôi khoái chí khà khặc.

Đến phần uống rượu thề mới ớn. Móng tay con nhà nghèo đen thui như móng heo, suốt ngày long nhong ngoài bờ đê đầy đất. Nhăn mặt nhắm mắt nuốt cho hết, móng dính cuống họng phun phèo phèo. Cả lũ ôm bụng cười sặc sụa, cha Thương ngẩng lên bảo.

- Còn móng tay của cha nữa nè tụi bây. Ba đứa trợn mắt lè lưỡi.

3.

Tôi và Như là chị em bạn dì. Mẹ Như là chị mẹ tôi, nhưng tôi chưa từng biết mặt mẹ mình. Dì Thơm chăm tôi luôn cho cha đi làm ăn xa, lâu mới về nhà thăm con gái.

Tội nghiệp, thương con còn nhỏ ông không đi bước nữa, cứ làm lụng rồi gửi tiền về. Cho đến khi tôi được mười lăm tuổi, tôi và dì bắt ông lấy vợ. Nghe thì thấy hài chứ ông ngày càng già đi, thời gian đâu chờ nữa. Dì bảo tôi rồi cũng theo chồng, ông cần có vợ để còn hủ hỉ xế chiều. Lúc đầu ông giẫy nẩy ghê lắm, cứ như bị ép cung vậy, rồi ông làm thật. Tôi cắc cớ ghẹo.

- Bộ hết chịu nổi cảnh gà trống nuôi vịt bầu rồi hả tía?

Ông cười ha hả. Bảo đã chán cảnh phồn thị buồn tênh rồi, chỉ muốn về quê thôi. Bôn ba miết xứ người nhớ nhà nhớ con buồn thúi ruột. Vậy mà đến lúc ông về thì tôi lên phố học, cha con chẳng được ở gần lâu. Nói gì thì cha về quê tôi lại yên tâm hơn, nhất là khi ông đã có vợ. Mẹ kế là bạn của dì, cũng giữa đường gãy gánh, rỗ rá cạp lại thành đôi, vậy mà hên.

Chúng tôi gói ghém lên đường trong niềm vui tiễn đưa của xóm làng.

4.

Tôi chật vật kéo căng vạt áo xuống, cố che thêm được một chút cho hai cái cẳng nổi gân xanh. Người ngợm tôi hơi ngố mà áo xống thì ngắn quá cỡ. Mặc váy ngắn mà lượn qua vài bàn nhậu tiếp bia cảm giác khó chịu vô cùng, cứ như bị lột trần sao ấy.

Nhưng đầu năm học vô cái gì cũng tiền, kiếm được việc pastime đã là may lắm. Tôi định lãnh lương tháng này xong thì tìm việc khác. Cảm giác khổ sở mỗi ngày như thể bị hành hình, nó làm tôi trở nên cáu bẩn.

Đang cắm cẩu nhai đầy bọt trong miệng, thì một cái bóng to bè chắn ngang cửa. Bóng tối đổ sầm che mất đi vòm nắng chiều dần tắt. Ngước mắt lên, hai chân tôi chợt run lập cập, cơn thốc mùi thuốc lá ngai ngái xộc vào nghe ngạt thở.

Lão chủ nhà mặc cái quần sà lỏn ngắn ngủn, áo thun ba lỗ. Một tay lão xoa cái bụng mỡ, tay kia ve điếu thuốc vít ngay miệng. Lão lia mắt vào tôi xồng xộc, tôi cà lăm.

- Chuyện... gì vậy chú? Tụi cháu đâu thiếu tiền tháng chú... há Như.

Như đang cắm cúi với bếp ăn, khi tôi lên tiếng gọi nhỏ bật đứng lên tức thì. Tôi biết mình may mắn, thần hộ mệnh luôn kèm cặp, chuyện lớn bé gì Như cứ lạng người ra đỡ cho tôi hết.

- Đã ai nhắc chuyện tiền nong nào. Cưng này, cả tháng rồi anh mới thấy cưng đẹp lồng lộng vầy, anh mà không tạt ngang có mà phí ảnh.

Giọng lão tí tởn mồi chài. Như quơ cái vá cơm như tạt nước, hiên ngang bước tới trước lão.

- Không tiền chú vào đây chi. Đây con gái con lứa đâu tiếp chú được.

Lão ỡm ờ đong đưa.

- Này, anh thấy cưng ra dáng quá, anh tính vầy nè. Đi tàu bay với anh một chuyến nghe, anh giảm tiền nhà cho một năm. Oách chưa! Lứa sinh viên các em bay nhanh là chuyện thường, kiếm tiền dễ vậy mà không làm thì ngốc lắm!

Vèo! Cái vá bay thẳng vào đầu lão: “Ối”.

Có vẻ thấy chưa ăn thua gì, Như chộp cái nắp cơm quăng tiếp. Tiếng thét như tiếng heo bị chọc tiết, lão chồm tới cố chụp cho được vai Như. Lão đâu biết cha Như từng là võ sư, dở gì thì nhỏ cũng biết đá bành bạch. Một phát tống lão bay ra cửa nằm cạnh cái vá. Cái thân ì ạch không nhấc người lên nổi, chân lão vắt chéo qua một bên gần như nằm xấp. Cho đáng! Cái loại khinh người rẻ rúng.

Dù thuê nhà ở đâu chúng tôi cũng dính chùm, nhưng lại rất biết thân phận, cứ lặng lẽ đến rồi đi như chiếc bóng. Mục tiêu của chúng tôi là sống cho ra hồn, mình không tiền bạc thân thế gì thì cái sự phấn đấu phải gấp đôi ba người ta chứ.
Chúng tôi lặng lẽ gom đồ di cư.

5.

Bươn chải tạm đủ, chúng tôi hăm hở vào đời. Với thẻ hành nghề trong tay thì chuyến phiêu lưu tới thế giới thành đạt lượn lờ trước mắt. Tích cóp cả đời được bốn mươi triệu, con số không nhiều nhặn gì, nhưng cứ từng bước nhỏ dần đến lớn.

Chúng tôi tìm được một nơi đặt văn phòng trên một quán cà phê lịch thiệp. Tiện cho khách vào quán ngó ngang cầu thang có tấm biển "Văn phòng tư vấn luật" rất tiện cho ai có nhu cầu thì bước lên vài bậc. Cảm xúc hưng phấn tăng dần trong suốt thời gian chúng tôi trang trí. Mua máy in, văn hóa phẩm sơ bộ vừa đủ cho một phòng làm việc nhỏ tinh tươm. Nhìn cơ ngơi thanh lịch đầy dấu ấn, tôi thấy đời mình mới đẹp làm sao.

Tôi nghĩ mới ra làm ăn thì phải biết lấy lòng, Ngày nào cũng ráng gọi hai ly trà sữa của chị chủ quán dưới nhà, bóp bụng, bởi nó không hề rẻ như cà phê cóc. Làm ăn mà!

Những tưởng hoa hồng đã trải thảm, mộng ước tương lai đang khởi sắc. Bỗng nhiên, chủ nhà cho thuê và chủ quán cà phê lục đục. Cuộc khẩu chiến tanh bành ám khói lên tầng của chúng tôi. Chị chủ quán giận ai mà cấm cửa không cho lên xuống, giao dịch đóng băng. Chúng tôi ngơ ngác!

Đừng hỏi chúng tôi học gì. Làm luật mà để luật lọt nia xuống sàng. Trong hợp đồng không ghi khoản làm khó nào của người thuê chung, được thì ở không thì đi. Mất toi khoản tiền máu thịt, tiếc cho niềm tin bị vụn gãy. Mà sao ruồi muỗi đá nhau trâu bò lãnh đủ vậy trời! Cùng cảnh kiếm cơm mà sao người thì lạnh lùng, người không chịu nhả bớt một nửa tiền đặt cọc ba tháng. Chúng tôi năn nỉ, ca đủ sáu câu vọng cổ mà họ cứ dửng dưng, bỗng thấy đời đắng chát. Ngậm ngùi cảnh "qua sông thì phải luỵ đò" cái giá thiệt quá đắt.

6.
Nhỏ Thương khóc sưng cả mắt, ừa ựa nhừa nhựa rỉ cả đêm. Ba đứa bó gối ngồi dọc giường, lưng dựa tường bần thần. Không thể nói gì, đành nuốt nỗi buồn vào trong mà bước tiếp.

Mỗi sáng chúng tôi chia ra ba ngã đường. Đứa chạy giấy tờ lên các phòng ban, đứa ngồi đóng dấu ở phòng công chứng, là tôi đây. Chỉ Như là bảnh nhất vì còn có mùi tiền tươi mỗi ngày. Nhỏ giỏi chạy hàng, nên mò đâu được một chỗ trước công ty may. Mỗi chiều ra đó, trải tấm bạt rồi bày rau củ xằm bà lằng mỗi món một tí. Vì đồng cảnh nên nhỏ bán giá rất mềm, gọi là lấy công làm lời nên buôn may bán đắt.

Chúng tôi lại bắt đầu lập nghiệp từ đây. Đường còn xa ngái...

Lệ Hồng
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Thu ngân viên ngành điện

Anh Thơ |

“Thu thu cái con mẹ mày, tao bảo 28 cơ mà”. “Câm mồm! Biến đi đừng để bà mày điên”. “Mẹ mày, sao không đến thu sớm thì tao đã được ăn đề không. Mất mẹ cái tiền đề rồi thì lấy gì mà đóng. Sang tháng tao đóng”. “Đ... mẹ, tiền điện gì giờ này, bố mày đang ăn cơm, mất ngon”...

Truyện ngắn dự thi: Rời khỏi thành phố

An Mi |

1.
Tháng ba.
Vậy là cuối cùng ngày ấy cũng đến. Tiến và Lan đều bị sa thải trong đợt thứ hai này. Tôi biết điều đó dù cả hai người không ai nói lời nào.
Hơn tuần nay, lần lượt những hàng xóm của hai người họ trong khu trọ đã chọn về quê để bớt nặng đầu. Công việc bị mất, chẳng còn lương nữa, mà chịu thêm tiền trọ thì chắc chết đói.

Truyện ngắn dự thi: Con đường của Hạ

Phương Trà |

Ngày Hạ tới xóm Cây Xoài, trời ngập gió. Gió cuộn từng đợt, ào ạt, ngang tàng, ở quê người ta kêu là gió Nam cồ. Chỉ có gió với chị là quen, còn lại tất thảy đều xa lạ. Lạ nhứt là cái giọng bẳn hẳn, nặng nặng của bà chủ nhà trọ: “Một triệu đồng! Giá rẻ bèo cho nên đừng có trả. Tháng nào đóng tháng nấy, thong thả thì sáu tháng đóng một lần”.

Thủ tướng Chính phủ dự diễn tập chiến thuật có bắn đạn thật của Quân đoàn 12

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ đạo diễn tập của Quân đoàn 12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, sát với đối tượng tác chiến, phù hợp với vũ khí, trang bị; xác định diễn tập, huấn luyện là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên.

Trời lạnh thấu xương, người dân Hà Nội vẫn ngâm mình dưới nước sông Hồng

NGỌC THÙY |

Cứ vào sáng sớm hoặc đầu giờ chiều mỗi ngày, một số người dân Thủ đô lại tìm đến khu vực bờ sông Hồng (đoạn chân cầu Long Biên) để bơi lội, bất chấp trời lạnh thấu xương.

Bảo Hân phim "Về nhà đi con": 19 tuổi, tôi choáng ngợp vì sự nổi tiếng

NHÓM PV |

Trong chương trình "Cà phê chiều thứ 7" của báo Lao Động, diễn viên Bảo Hân từng nổi tiếng từ bộ phim "Về nhà đi con" chia sẻ về hành trình va vấp, trưởng thành khi nổi tiếng ở tuổi 19. Hiện, Bảo Hân đang lên sóng với phim "Không ngại cưới chỉ cần một lý do".

Nhiều yếu tố hỗ trợ cải thiện thanh khoản thị trường chứng khoán năm 2024

Gia Miêu |

Nếu như mặt bằng lãi suất liên tục duy trì ở mức thấp trong phần lớn thời gian của năm 2024 thì có thể sẽ kích thích dòng tiền từ các nhà đầu tư trong nước chảy vào thị trường chứng khoán dồi dào hơn.

Cận cảnh nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Ninh Bình khiến người dân bức xúc vì ô nhiễm

DIỆU ANH - QUÁCH DU |

Ninh Bình - Từ nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân tại xã Sơn Lai, huyện Nho Quan (Ninh Bình) phải hứng chịu mùi hôi thối, nguồn nước bẩn, ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng do hoạt động sản xuất của Nhà máy chế biến tinh bột sắn ELMACO Ninh Bình.

Truyện ngắn dự thi: Thu ngân viên ngành điện

Anh Thơ |

“Thu thu cái con mẹ mày, tao bảo 28 cơ mà”. “Câm mồm! Biến đi đừng để bà mày điên”. “Mẹ mày, sao không đến thu sớm thì tao đã được ăn đề không. Mất mẹ cái tiền đề rồi thì lấy gì mà đóng. Sang tháng tao đóng”. “Đ... mẹ, tiền điện gì giờ này, bố mày đang ăn cơm, mất ngon”...

Truyện ngắn dự thi: Rời khỏi thành phố

An Mi |

1.
Tháng ba.
Vậy là cuối cùng ngày ấy cũng đến. Tiến và Lan đều bị sa thải trong đợt thứ hai này. Tôi biết điều đó dù cả hai người không ai nói lời nào.
Hơn tuần nay, lần lượt những hàng xóm của hai người họ trong khu trọ đã chọn về quê để bớt nặng đầu. Công việc bị mất, chẳng còn lương nữa, mà chịu thêm tiền trọ thì chắc chết đói.

Truyện ngắn dự thi: Con đường của Hạ

Phương Trà |

Ngày Hạ tới xóm Cây Xoài, trời ngập gió. Gió cuộn từng đợt, ào ạt, ngang tàng, ở quê người ta kêu là gió Nam cồ. Chỉ có gió với chị là quen, còn lại tất thảy đều xa lạ. Lạ nhứt là cái giọng bẳn hẳn, nặng nặng của bà chủ nhà trọ: “Một triệu đồng! Giá rẻ bèo cho nên đừng có trả. Tháng nào đóng tháng nấy, thong thả thì sáu tháng đóng một lần”.