Truyện ngắn dự thi: Chị Thoàn

Phạm Xuân Hậu |

Chị Thoàn nổi tiếng ở làng tôi vì một lẽ: Chị nghiện thuốc lào nặng mà lại có rất nhiều người yêu. Trong số những người yêu chị có vài người rất đẹp trai.

Khi chúng tôi lớn lên thì chị Thoàn vẫn chưa có chồng. Khi đó, chị đã gần ba mươi và đang yêu một anh thợ xây người Huế. Anh này là công nhân công ty xây dựng đang thi công ngôi trường cao tầng của xã. Đó là ngôi trường hai tầng đầu tiên của huyện và cũng là một trong số ít ngôi trường hai tầng đầu tiên của tỉnh. Trong đám thợ xây trường có anh Thành dáng thư sinh, da trắng lại ăn nói nhỏ nhẹ, có duyên. Chị Thoàn là đoàn viên được đoàn xã điều đi sàng cát cho công trường và hai người yêu nhau.

Khi chị Thoàn giới thiệu người yêu với gia đình để hai người nên duyên vợ chồng thì ông Ký bác ruột chị Thoàn phản đối. Lý do ông Ký đưa ra là không rõ lai lịch anh Thành như thế nào? Ông Ký còn yêu cầu anh Thành về quê đưa cha, mẹ hoặc anh ruột hay chú bác gì đó đến ra mắt thì mới chấp nhận mối nhân duyên này. Sau đó, ngôi trường xây xong và người ta không thấy anh Thành quay lại. Chị Thoàn khi đó đã bước sang tuổi ba mươi. Thời đó, con gái ba mươi đã toan về già và thế là chị Thoàn lại thêm một lần lỡ bước.

Mẹ chị Thoàn mất khi chị mới chưa đầy hai mươi tuổi. Thủa nhỏ, chúng tôi thường thấy mẹ chị Thoàn vác rá đi vay gạo hoặc cầm bát tô đi xin nước muối cà về ăn với khoai lang luộc. Thời bao cấp, làng tôi cũng như nhiều làng quê khác, cái đói luôn rình rập nhiều gia đình và nhà ông Kấu cha chị Thoàn là một trong số những gia đình thiếu ăn nhiều nhất.

Cha chị Thoàn đã chết hụt một lần. Năm đó, ông Kấu yếu đến nỗi người ta đã làm lễ để chuẩn bị an táng. Nhưng rồi thấy cái khăn màn để trên mặt ông Kấu bỗng dưng phập phồng. Vậy là người ta bón cháo và đổ thuốc bổ cho ông và ông sống thêm mười năm nữa, khi chị Thoàn 25 tuổi thì ông Kấu mất.

Năm mà ông Kấu chết hụt cũng là năm quê tôi có một trận lụt lớn nhất trong vòng một trăm năm qua. Gạo cứu đói lũ lụt đã hết, khoai cũng không còn, ông Kấu phải chặt cây thủ đủ (đu đủ) rồi muối lên ăn dần.

Nghèo khó là vậy mà ông bà cũng nuôi được năm người con trưởng thành, trong đó có một chị là giáo viên và một chị là cán bộ ngành thương nghiệp. Chị Thoàn là con út, trên chị còn có chú Hanh. Chú Hanh là thương binh chống Mỹ, sau về làm đội trưởng đội sản xuất. Khi chị Thoàn học hết lớp bảy ở nhà làm ruộng thì chú Hanh làm đội trưởng.

Có lần, chị Thoàn hẹn với anh Tiệu người cùng làng ngồi tâm sự ở đoạn sông vắng. Gần đó có cái lều chăn vịt bỏ hoang, chị Thoàn và anh Tiệu vào lều chăn vịt yêu nhau thì bắt gặp chú Hanh đi qua. Biết là em gái mình đang làm chuyện dại dột, chú Hanh gọi Thoàn về nẹt cho một trận. Sau đó, anh Tiệu đi bộ đội rồi mất lên lạc luôn với chị Thoàn.

Đó là hai mối tình thời thanh niên của chị Thoàn mà chúng tôi biết được. Những chuyện tình khác của chị thì chỉ nghe nói. Ít nhất, đời chị Thoàn đã trải qua 5 mối tình, từ người bằng tuổi chị cho đến người hơn chị hai mươi tuổi. Mối tình nào cũng sâu đậm và ai cũng muốn đi đến hôn nhân với chị. Nhưng rồi, những lý do rất trớ trêu ngăn cản họ và cho đến năm ngoài 40 tuổi thì chúng tôi vẫn thấy chị Thoàn ở một mình.

Chuyện chị Thoàn nghiện thuốc lào cũng để lại nhiều giai thoại cho người làng như chuyện tình của chị. Nghe nói rằng, thời thanh niên, chị hút thuốc lén lút vì sợ người đời dị nghị. Nhưng khi đã ngoài 40 thì chúng tôi thấy chị cầm điếu hút như đàn ông thực sự. Chị ngồi bên cửa sổ và rít một điếu thật kêu, bỏ điếu cày xuống chõng tre, chị hà khói ra như một người thợ cày thanh thản nghỉ ngơi sau buổi làm đồng vất vả.

Chị còn thường xuyên uống nước chè xanh. Buổi sáng, sau điếu thuốc lào, chị cầm bát nước chè xanh ngụm một hớp thật ngon rồi mới bắt đầu một ngày đi làm.

Người ta nói miệng chị Thoàn hôi vì nghiện thuốc lào nhưng chưa ai ngửi mồm chị. Cũng có người nói hơi thở chị có mùi thuốc lào hăng sặc nhưng cũng chưa ai tỏ ra khó chịu vì điều đó. Còn những người đàn ông đã yêu chị thì chưa ai chê chị vì cái mùi thuốc lào (mà có chê thì cũng chưa thấy ai nói ra). Vậy là, chị Thoàn cứ hút thuốc lào, uống nước chè xanh và yêu đương từ thủa mười tám đôi mươi cho đến khi chị đã ngoài 50 tuổi.

Năm chị Thoàn 32 tuổi thì chị rời làng đi làm công nhân ở miền tây quê tôi. Chị làm ở công ty khai thác khoáng sản. Trong thời gian làm công nhân xa nhà, không biết chị có mấy mối tình nhưng chị vẫn không chồng, không con.

Lần nọ, chị về quê ăn Tết với gia đình chú Hanh, người anh ruột duy nhất của chị. Ngày mồng hai, gia đình tôi đang ăn bữa cơm chiều cúng tiễn ông bà thì thấy chị Thoàn bước vào nhà, tay chị cầm một túi quà và đi bên cạnh là một anh bộ đội đeo quân hàm trung tá. Sau khi mời hai người cùng ngồi vào mâm cơm uống chén rượu Xuân thì bất ngờ anh trai tôi thốt lên:

- Kiên, có phải Kiên C1 đó không?

Rồi hai người ôm choàng lấy nhau sau phút giây ngỡ ngàng. Thì ra, người yêu chị Thoàn và anh trai tôi là đồng đội cùng một đơn vị ở Campuchia vào năm 1979.

Hai người bạn bất ngờ gặp nhau rồi cùng ngồi hàn huyên không biết bao nhiêu là chuyện. Chuyện xưa chuyện nay, ai còn ai mất? Ai còn ở trong quân ngũ và ai đã ra quân? Ai thường xuyên gặp được nhau và ai còn chưa liên lạc được?

Sau khi chờ cho hai người bạn lâu ngày gặp lại nhau qua đi giây phút bịn rịn bất ngờ, chị Thoàn bèn giới thiệu:

- Báo cáo với hai bác và các anh chị. Đây là anh Kiên đóng quân ở gần công ty cháu. Chúng cháu định ra năm thì tổ chức hôn lễ, chúng cháu mời hai bác và các anh chị đến chung vui với chúng cháu vào ngày...

Xét về vai vế họ hàng, chị Thoàn là em con chú cùng chung lòng can với chúng tôi. Chị Thoàn gọi tôi là anh nhưng vì chị lớn tuổi hơn tôi nên tôi vẫn gọi là chị. Chị Thoàn thì vẫn gọi tôi bằng anh theo phép tắc họ hàng, nhưng đôi khi chị vẫn gọi tôi bằng tên. Nhất là khi gặp nhau nơi không có bà con họ hàng thân thích.

Anh Kiên là phó trung đoàn trưởng. Anh Kiên góa vợ đã hơn ba năm. Trong một lần hai cơ quan tổ chức giao lưu văn nghệ, chị Thoàn và anh Kiên quen nhau rồi chị dẫn anh về ra mắt họ hàng.

Nhưng rồi, sự đời lại thêm một lần nữa trêu ngươi chị. Anh Kiên mất đột ngột trong một lần dẫn đoàn cán bộ chiến sĩ đi cứu hộ đồng bào sạt lỡ đất ở một công trình thủy điện. Sau đau thương đột ngột đó, chị Thoàn xin về làm công nhân tại công ty gần nhà. Năm đó, chị Thoàn ngoài 40 tuổi.

Gần công ty của chị Thoàn có một khu du lịch sinh thái của một đại gia tầm cỡ. Vị đại gia này ngoài nổi tiếng vì thương hiệu và danh tiếng của một người làm ăn lớn ra thì ông còn nổi tiếng vì thường xuyên hút thuốc lào.

Lần nọ, chị Thoàn và đồng nghiệp của mình đi tham quan ở khu du lịch sinh thái của vị đại gia đó. Chị Thoàn bắt gặp vị đại gia đang ngồi hút thuốc lào và chị mạnh dạn lại xin hút một điếu. Gần chỗ hai người đang ngồi hút thuốc lào là chiếc Rolls Royce màu thuốc lào. Vâng, thuốc lào, người hút thuốc lào và chiếc xe màu thuốc lào trị giá hàng chục tỉ. Tất cả cùng chung một màu như hòa quyện trong một buổi chiều mùa thu màu trời ong ong sắc nắng.

Trong chuyến tham quan đó, chị Thoàn quen rồi tiếp tục yêu một người. Anh này hơn chị Thoàn hai mươi tuổi. Hai người về sống với nhau như vợ chồng. Anh là thương binh, vợ mất và các con thì đã trưởng thành. Mỗi lần anh đến với chị Thoàn là mang theo một bó củi, một bó chè xanh và tất nhiên là một gói thuốc lào loại ngon.

Quê anh này ở miền trung du, chè xanh nhiều, thuốc lào trồng được và chị Thoàn cũng không cần phải dấu người yêu chuyện hút thuốc lào nữa.

Hai người tổ chức lễ cưới và về sống với nhau trong ngôi nhà nhỏ của chị Thoàn ở bên cạnh nhà chú Hanh, họ sống với nhau thật tình cảm, hạnh phúc.

Hồi này, chị Thoàn đã 50 tuổi. Anh Thống chồng chị có 5 người con riêng. Trong đó có bốn người đã lập gia đình còn mỗi người con út mới vào đại học. Thỉnh thoảng, người làng lại thấy các con riêng của chồng đến thăm hai người tại nhà mẹ kế.

Chị Thoàn cứ đi đi về về, khi thì ở nhà mình khi thì ở nhà chồng. Chồng chị không có lương nên hai vợ chồng họ phải xoay xở chắt bóp lắm mới đủ tiền nuôi đứa con út học xong đại học. Anh này này học xong về làm giáo viên ở gần nhà. Nhận tháng lương đầu tiên, anh mua tặng cha và mẹ kế mỗi người một bộ quần áo. Chị Thoàn mặc chiếc áo mới được con tặng, gặp ai cũng khoe. Khuôn mặt chị rạng ngời hạnh phúc.

Người con thứ của chồng chị Thoàn đang làm công nhân ở công ty may gần nhà thì bị mất việc do cô này sức khỏe yếu. Chị Thoàn đã làm đơn đề nghị liên đoàn lao động huyện can thiệp và cô này được ở lại làm bộ phận khâu tay nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe hơn.

Cuộc sống êm đềm trôi đi và người ta mừng cho chị tuy không có con nhưng hạnh phúc với một người chồng rất mực yêu thương vợ và các con riêng của chồng coi chị như mẹ ruột.
Nhưng rồi một ngày mùa đông mưa phùn gió bấc, chị Thoàn đã vĩnh viễn ra đi. Chị Thoàn mất sau khi phát hiện ung thư phổi mấy tháng. Không biết, có phải do chị nghiện thuốc lào mà mắc chứng ung thư hay không nhưng chị đã ra đi mãi mãi.

Công ty kết hợp với địa phương làm lễ an táng cho chị thật chu đáo. Lễ tang chị Thoàn diễn ra trong ngôi nhà do công đoàn công ty tặng chị vẫn còn còn thơm mùi sơn và màu ngói mới.
Những người con riêng của chồng chị cũng đau buồn chẳng khác nào ngày mẹ ruột của các cháu ra đi.

Khi tôi viết những dòng này thì chị Thoàn mất đã ba năm.

Chị Thoàn ơi, bát nước chè xanh tôi mới rót ra vẫn đang tỏa khói. Bóng chị vẫn còn ẩn hiện ở đâu đây...

Phạm Xuân Hậu
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Thu ngân viên ngành điện

Anh Thơ |

“Thu thu cái con mẹ mày, tao bảo 28 cơ mà”. “Câm mồm! Biến đi đừng để bà mày điên”. “Mẹ mày, sao không đến thu sớm thì tao đã được ăn đề không. Mất mẹ cái tiền đề rồi thì lấy gì mà đóng. Sang tháng tao đóng”. “Đ... mẹ, tiền điện gì giờ này, bố mày đang ăn cơm, mất ngon”...

Tác giả đoạt giải Nhất truyện ngắn chia sẻ chuyện phía sau tác phẩm về nữ lao công quét rác

Phạm Huyền |

Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn Phương Trà, tác giả vừa đạt giải Nhất cuộc thi sáng tác văn học về công nhân công đoàn với truyện ngắn “Con đường của Hạ”.

Truyện ngắn dự thi: Rời khỏi thành phố

An Mi |

1.
Tháng ba.
Vậy là cuối cùng ngày ấy cũng đến. Tiến và Lan đều bị sa thải trong đợt thứ hai này. Tôi biết điều đó dù cả hai người không ai nói lời nào.
Hơn tuần nay, lần lượt những hàng xóm của hai người họ trong khu trọ đã chọn về quê để bớt nặng đầu. Công việc bị mất, chẳng còn lương nữa, mà chịu thêm tiền trọ thì chắc chết đói.

Thủ tướng Chính phủ dự diễn tập chiến thuật có bắn đạn thật của Quân đoàn 12

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ đạo diễn tập của Quân đoàn 12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, sát với đối tượng tác chiến, phù hợp với vũ khí, trang bị; xác định diễn tập, huấn luyện là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên.

Trời lạnh thấu xương, người dân Hà Nội vẫn ngâm mình dưới nước sông Hồng

NGỌC THÙY |

Cứ vào sáng sớm hoặc đầu giờ chiều mỗi ngày, một số người dân Thủ đô lại tìm đến khu vực bờ sông Hồng (đoạn chân cầu Long Biên) để bơi lội, bất chấp trời lạnh thấu xương.

Bảo Hân phim "Về nhà đi con": 19 tuổi, tôi choáng ngợp vì sự nổi tiếng

NHÓM PV |

Trong chương trình "Cà phê chiều thứ 7" của báo Lao Động, diễn viên Bảo Hân từng nổi tiếng từ bộ phim "Về nhà đi con" chia sẻ về hành trình va vấp, trưởng thành khi nổi tiếng ở tuổi 19. Hiện, Bảo Hân đang lên sóng với phim "Không ngại cưới chỉ cần một lý do".

Nhiều yếu tố hỗ trợ cải thiện thanh khoản thị trường chứng khoán năm 2024

Gia Miêu |

Nếu như mặt bằng lãi suất liên tục duy trì ở mức thấp trong phần lớn thời gian của năm 2024 thì có thể sẽ kích thích dòng tiền từ các nhà đầu tư trong nước chảy vào thị trường chứng khoán dồi dào hơn.

Cận cảnh nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Ninh Bình khiến người dân bức xúc vì ô nhiễm

DIỆU ANH - QUÁCH DU |

Ninh Bình - Từ nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân tại xã Sơn Lai, huyện Nho Quan (Ninh Bình) phải hứng chịu mùi hôi thối, nguồn nước bẩn, ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng do hoạt động sản xuất của Nhà máy chế biến tinh bột sắn ELMACO Ninh Bình.

Truyện ngắn dự thi: Thu ngân viên ngành điện

Anh Thơ |

“Thu thu cái con mẹ mày, tao bảo 28 cơ mà”. “Câm mồm! Biến đi đừng để bà mày điên”. “Mẹ mày, sao không đến thu sớm thì tao đã được ăn đề không. Mất mẹ cái tiền đề rồi thì lấy gì mà đóng. Sang tháng tao đóng”. “Đ... mẹ, tiền điện gì giờ này, bố mày đang ăn cơm, mất ngon”...

Tác giả đoạt giải Nhất truyện ngắn chia sẻ chuyện phía sau tác phẩm về nữ lao công quét rác

Phạm Huyền |

Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn Phương Trà, tác giả vừa đạt giải Nhất cuộc thi sáng tác văn học về công nhân công đoàn với truyện ngắn “Con đường của Hạ”.

Truyện ngắn dự thi: Rời khỏi thành phố

An Mi |

1.
Tháng ba.
Vậy là cuối cùng ngày ấy cũng đến. Tiến và Lan đều bị sa thải trong đợt thứ hai này. Tôi biết điều đó dù cả hai người không ai nói lời nào.
Hơn tuần nay, lần lượt những hàng xóm của hai người họ trong khu trọ đã chọn về quê để bớt nặng đầu. Công việc bị mất, chẳng còn lương nữa, mà chịu thêm tiền trọ thì chắc chết đói.